Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Câu chuyện của lịch sử - Năm học 2022-2023
BÀI 1
CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU CHUNG:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách
TIẾT 1. GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
- HS nhận biết được chủ đề bài học và thể loại các văn bản trong bài học
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
2. Phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tính thần trách nhiệm với đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Câu chuyện của lịch sử - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: BÀI 1 CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU CHUNG: - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ - HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề - Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. - Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản. - Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách TIẾT 1. GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: - HS nhận biết được chủ đề bài học và thể loại các văn bản trong bài học - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ 2. Phẩm chất: - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tính thần trách nhiệm với đất nước II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi ai nhanh hơn, yêu cầu hs giải đáp một số các câu đố về nhân vật lịch sử. Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cầm một lá cờ hoặc giấy, sau khi nghe câu hỏi, nhóm nào có tín hiệu nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời được 1 điểm. Hết 10 câu, nhóm nào trả lời được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. 1. Đố ai nêu lá quốc kì Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời Yếm, khăn đội đá vá trời Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân? Là ai? Đáp án: Hai Bà Trưng 2. Ai người bóp nát quả cam Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân Phá cường địch, báo hoàng ân Dựng nên cờ nghĩa xá thân diệt thù. (Là ai?) Trần Quốc Toản 3. Đố ai cũng khách thoa quần Đạp luồng sóng dữ đuổi quân giặc thù Cửu Chân nức tiếng ngàn thu Vì dân quyết phá ngục tù lầm than Là ai? Đáp án: Bà Triệu 4. Đố ai trên Bạch Đằng giang Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời Phá quân Nam Hán tơi bời Gươm thần độc lập giữa trời vang lên? Là ai? Đáp án: Ngô Quyền 5. Muốn cho nước mạnh dân giàu Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân Mũ cao áo rộng không cần Lui về ẩn chốn lâm sơn một mình? Là ai? Chu Văn An 6. Đố ai nổi sáng sông, rừng Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương Vân Đồn cướp sạch binh cường Nội Bàng mai phục chặn đường giặc lui? Là ai? Đáp án: Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn 7. Đố ai gian khó chẳng lùi Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay Mười năm Bình Định ra tay Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông? Là ai? Đáp án: Lê Lợi 8. Vua nào thuở bé chăn trâu Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành Sứ quân dẹp loạn phân tranh Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền? Là ai? Đáp án: Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) 9. Một phen quét sạch quân Đường Nổi danh Bố Cái Đại vương thuở nào Tiếc thay mệnh bạc tài cao Giang sơn đàng phải rơi vào ngoại bang? Là ai? Đáp án: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng 10. Từng phen khóc lóc theo cha Rồi đem nợ nước thù nhà ra cân Núi Lam tìm giúp minh quân Bình Ngô Đại Cáo, bút thầm ra tay? Là ai? Đáp án: Nguyễn Trãi Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và giành quyền trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, GV tổng kết trò chơi và dẫn vào bài: Lịch sử đất nước VN như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt hơn bốn nghìn năm đầy tự hào và kiêu dũng. Lịch sử ấy không chỉ được tái hiện qua những bài học hay sgk lịch sử mà còn qua những câu chuyện lịch sử đầy ấn tượng. Và trong bài học đầu tiên của chương trình Ngữ văn 8, chúng ta sẽ được đến với những câu chuyện lịch sử ấy. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: HS hiểu được lịch sử là gì và biết được truyện lịch sử là một trong những con đường tìm hiểu lịch sử. b. Nội dung: GV gợi mở, hs tìm hiểu, rút ra chủ đề bài học. c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của hs d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 8) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học và thảo luận các câu hỏi: - Lịch sử là gì? - Chúng ta có thể tiếp cận với lịch sử bằng những con đường nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp và chốt nội dung cơ bản, giới thiệu hai văn bản trong chương trình I. Giới thiệu bài học. - Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của đất nước và nhân loại. Chúng ta có thể trở về quá khứ bằng nhiều con đường khác nhau: qua những bài học môn Lịch sử trong nhà trường, qua những cuốn sử kí viết nên bởi các nhà sử học, và đặc biệt, qua những câu chuyện lịch sử - một bộ phận văn học mà hầu như dân tộc nào cũng có. Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm của truyện lịch sử, chủ đề của tác phẩm văn học, biệt ngữ xã hội b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm truyện lịch sử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về những tri thức về truyện lịch sử + Truyện lịch sử là:. + Các yếu tố trong truyện lịch sử là - GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 9), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS: + Cốt truyện của truyện lịch sử thường được diễn ra như thế nào? + Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử . Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. - HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi: + Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. + Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận: Ý kiến, lí lẽ, bằng chưng và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm chủ đề của tác phẩm văn học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời cá nhân hiểu biết về chủ đề của tác phẩm văn học Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, suy nghĩ tìm câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một hs trả lời trước lớp, hs khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức II. Tri thức Ngữ văn 1. Truyện lịch sử - Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;...là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. - Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó. - Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,...những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc. - Ngôn ngữ trong truyện lịch sử, ngôn ngữ nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng. 2. Chủ đề của tác phẩm văn học Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung của tác phẩm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập. b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS Hãy kể tên một vài tác phẩm truyện lịch sử Việt Nam mà em biết - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một vài HS kể tên, hs khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học. - Gv giới thiệu một số tác phẩm truyện lịch sử và yêu cầu hs về nhà tìm đọc: - Đọc trước văn bản: Lá cờ thêu sáu chữ vàng Thực hiện phiếu học tập: PHT: Nhân vật TQT Lời nói Hành động Suy nghĩ * Khi đứng trên bến Bình Than: *Khi bị quân Thánh Dực ngăn xuống bến: *Khi nói chuyện với Chiêu Thành Vương: * Khi nói chuyện với vua Thiệu Bảo: Ngày soạn: TIẾT 2,3: VĂN BẢN 1. LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG (Nguyễn Huy Tưởng) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ - HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên qua ... ch lệ tinh thần vì nước vì dân => Vua Thiệu Bảo là một vị vua anh minh, đức độ, trọng người tài III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Đan xen ý nghĩ của nhân vật với lời kể, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật - Ngôn ngữ mang màu sắc lịch sử 2. Nội dung - Ca ngợi tấm lòng yêu nước của người thiếu niên trẻ tuổi Trần Quốc Tuấn - Ca ngợi khí thế hào hùng của nhà Trần và cha ông ta thời kháng chiến chống quân Nguyên - Mông C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, ràn kĩ năng viết kết nối với đọc b. Nội dung: HS viết bài c. Sản phẩm học tập: Bài viết của hs d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv giao hs viết bài theo yêu cầu sgk trang 15 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS viết cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng để rút ra đặc điểm ngôn ngữ truyện lịch sử b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để thực hiện c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu hs thực hiện câu hỏi số 7 trang 15 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ghi vào vở BT Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp tronmg tiết học sau hoặc hoạt động ngoại khóa Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Hướng dẫn tự học: Chuẩn bị phần Thực hành TV trang 16 TIẾT4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT BIỆT NGỮ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập các biệt ngữ xã hội trong đoạn văn, đoạn thơ - Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 3. Phẩm chất: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ) c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu hs đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi: a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: – Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu). ? Từ “mợ” trong đoạn văn chỉ ai? Vì sao lại gọi như vậy? b) – Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn. - Trúng tủ, điểm của nó cao nhất lớp. Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Phần trả lời của học sinh Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của biệt ngữ xã hội a. Mục tiêu: b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm, đặc điểm của biệt ngữ xã hội c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức và nêu thêm một số ví dụ về biệt ngữ xã hội: – Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào, – Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích, – Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối, – Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me, – Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xế lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rụng, táp lô, bè, đoa, Nhiệm vụ 2. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để hs thảo luận : ? Ngày nay, người ta có dùng những từ xưng hô như trẫm, khanh, bệ hạ, cậu, mợ ...nữa không? Vì sao? ? Những từ ngữ như gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối, nếu không phải tầng lớp hs thì nguwoif gnhe co hiểu dược không? ? Vậy chúng ta nên sử dụng biệt ngữ xã hội như thế nào?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Gv chốt và lưu ý hs cách sử dụng 1. Nhận biết biệt ngữ xã hội • Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm. Ví dụ: Anh đây công từ không “vòm" Ngày mai “kện rệp" biết “mòm" vào đầu. (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ) Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Trí 2011) chủ thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệp và mòm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa. Ví dụ: Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói. Từ ngửi khói trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khỏi, mà là tụt lại phía sau. • Do những đặc điểm khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa. • Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng voi nhau về nghề nghiệp. lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,... và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp. 2. Sử dụng biệt ngữ xã hội • Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Cần tránh dùng biệt ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp bình thường. • Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về biệt ngữ xã hội b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 16 - 17 c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv chia nhóm để hs thực hiện các bài tập SGK trang 16 -17 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm vè thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm lần lượt trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá Dự kiến sản phẩm: Câu 1 a. Từ "gà" là biệt ngữ xã hội bởi theo từ điển, từ gà chỉ một loại gia cầm. Nhưng ở đây lại đặt trong ngữ cảnh của một tổ chức đang tuyển thí sinh => "gà" ở đây chỉ những học sinh được chọn luyện để thi đấu b. Từ "tủ" ở đây là biệt ngữ xã hội bởi theo từ điển, tủ là vật dụng để chứa đồ bên trong. Trong bối cảnh thi cử và ôn tập, tủ là để chỉ việc tập trung học một nội dung nào đó để thi theo kiểu may rủi, nếu trúng đề thì làm bài tốt Câu 2 Người kể chuyện phải giải thích cụm từ "đánh một tiếng bạc lớn" để cho người đọc có thể hiểu được nội dung câu chuyện. Việc tác giả sử dụng như vậy giúp người đọc hiểu được vấn đề và nội dung mà tác giả muốn nói tới, với mục đích tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được Câu 3 Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội như vậy giúp người đọc có thể hiểu được bối cảnh xã hội thu nhỏ của một nhóm người cụ thể như: lao động, nông dân,... Và hình dung ra được cuộc sống của những con người ấy diễn ra như thế nào. Qua đó, những trang văn hiện lên sinh động hơn, dễ lôi cuốn người đọc vào bối cảnh câu chuyện và những gì nhân vật đã trải qua. Khi đọc các tác phẩm văn học mà gặp phải những biệt ngữ xã hội thì việc chúng ta cần làm phải tìm hiểu ngữ cảnh trong bài để xác định xem biệt ngữ đó thuộc về lớp người nào, bối cảnh nào. Câu 4 a. Từ "lầy" là biệt ngữ xã hội. Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng từ lầy với nghĩa lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này, sử dụng biệt ngữ lầy hoàn toàn không phù hợp. b. Từ "hem" là biệt ngữ xã hội chỉ từ “không” theo cách nói của lớp trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dùng biệt ngữ cũng không phù hợp, vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học tìm kiếm và sưu tầm một số biệt ngữ xã hội khác và giải thích ngữ nghĩa của từ vừa tìm b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để tìm kiếm và sưu tầm một số biệt ngữ xã hội, giải thích nghĩa của chúng. c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn tập, nắm được khái niệm, cách sử dụng biệt ngữ xã hội + Soạn bài tiếp theo * Phiếu học tập
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1_cau_c.docx