Giáo án môn Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

1. Kiến thức:

Trình bày được:

- Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid.

- Trình bày được cấu tạo phân tử H2SO4; tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid.

- Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của dung dịch sulfuric acid đặc.

- Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc.

- Nêu dược ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate, ammonium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate và nhận biết được ion trong dung dịch bằng ion

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về sulfuric acid và muối sulfate.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về sulfuric acid và muối sulfate

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tính oxi hoá mạnh của sulfuric acid

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

Trình bày được:

- Cấu tạo và tính chất vật lý của sulfuric acid

- Tính chất hoá học của sulfuric acid loãng và đặc

- Cách pha loãng sulfuric acid đặc

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tính chất hoá học của sulfuric acid , hiện tượng mưa acid

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được hiện tượng mưa acid

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về tính chất vật lí, tính chất hoá học của sulfuric acid

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

 

docx 11 trang Minh Anh 06/07/2024 3100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Giáo án môn Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate
BÀI 8 : SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
Trình bày được:
Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid.
Trình bày được cấu tạo phân tử H2SO4; tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid.
Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của dung dịch sulfuric acid đặc.
Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thíc...cid
* Năng lực hóa học: 
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được: 
- Cấu tạo và tính chất vật lý của sulfuric acid 
- Tính chất hoá học của sulfuric acid loãng và đặc 
- Cách pha loãng sulfuric acid đặc
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tính chất hoá học của sulfuric acid , hiện tượng mưa acid
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được hiện tượng mưa acid
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về tính chất vật lí, tính chất hoá học của sulfu...- Sử dụng nó không đúng cách sẽ gây nguy hiểm, bỏng nặng
c) Sản phẩm: HS dựa trên video, đưa ra dự đoán của bản thân.
d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử
Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: 
-Dựa vào quy tắc octet hãy viết công thức cấu tạo của phân tử sulfuric acid? Xác định số oxi hoá của S trong phân tử sulfuric acid? Xác định loại liên kết
- Dựa vào cấu tạo, cho biết phân tử sulfur...ến, nhận định của bản thân.
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HĐ nhóm:
- Cho học sinh quan sát bình đựng acid H2SO4 đặc và yêu cầu học sinh nêu những tính chất vật lí quan sát được để hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- Hướng dẫn học sinh các thao tác pha loãng sulfuric acid đặc:
+ Sử dụng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm.
+ Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm sao cho acid chảy từ từ theo thành ống nghiệm xuống.
+ Chạm đầu ngón tay vào đáy ống nghiệm nhận biết sự thay đổi nhiệt độ.
Phiếu học tập số 1
1/ Nêu tính chất vật lí của sulfuric acid
- Trạng th...m HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.
Kết luận, nhận định: GV giải thích
- H2SO4đ giống như dầu, nặng hơn nước, nếu cho nước vào acid, nước sẽ nổi lên mặt acid sẽ tỏa một lượng nhiệt lớn, khi này nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe kéo theo acid bay ra ngoài gây nguy hiểm.
Ngược lại khi cho acid vào nước thì acid sẽ dần chìm xuống nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch như vậy khi có phản ứng xảy ra thì lượng nhiệt sẽ được phân bố trong dung dịch

2. Tính chất vật lí:
- Trạng thái: là chất lỏng sánh như dầu, không bay hơi
- Màu sắc: không màu
- Tính tan: tan vô hạn t... hồi vào lọ đựng
- Không được đổ nước vào dung dịch acid đặc
c. Sơ cứu khi bỏng acid
- Nhanh chóng rửa ngay với nước lạnh nhiều lần để làm giảm lượng acid bám trên da. Nếu bị bỏng ở vùng mặt nhưng acid chưa bắn vào mắt thì nhắm chặt mắt khi ngâm rửa. Nếu acid đã bắn vào mắt thì úp mặt vào chậu nước sạch, mở mắt và chớp nhiều lần để rửa acid
- Sau khi ngâm rửa bằng nước, cần tiến hành trung hoà acid bằng dung dịch NaHCO3 loãng ( khoảng 2%)
- Băng bó tạm thời vết bỏng bằng băng sạch, cho người bị bỏng uống bù nước điện giải rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Hoạt động 3 : Tính chất hoá học ...nghiệm : 
TN1: Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím.
TN2: Cho viên Zn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H2SO4 loãng
TN3: Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng , đun nóng.
Phiếu học tập số 2
1/ Nêu các tính chất hoá học cơ bản của một acid:
.
2/ Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
Fe + H2SO4(l) →
MgO + H2SO4(l) →
Na2CO3 + H2SO4(l) →
BaCl2 + H2SO4(l) →
3/ Nêu hiện tượng của các thí nghiệm
TN1: ..
TN2: .
TN3: .
4/ Tính chất hoá học của sulfuric acid loãng là
.
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm.
Báo cáo, thảo luận: ...ulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một acid mạnh
Hoạt động 4: Tính chất hoá học sulfuric acid đặc
Mục tiêu: 
- Nêu được tính chất hóa học đặc trưng của sulfuric acid đậm đặc.
- So sánh được tính chất hóa học của sulfuric acid loãng, acid H2SO4 đặc.
- Hoàn thành được phản ứng khi cho các đơn chất và hợp chất phản ứng với acid H2SO4 đặc.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: 
- HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật k...au:
1. Giải thích và nêu tính chất hóa học đặc trưng của acid H2SO4 đặc
2. So sánh tính chất hóa học của H2SO4 loãng với H2SO4 đặc, giải thích và viết một số PTHH minh họa.
3. Hoàn thành phản ứng khí cho H2SO4 đặc phản ứng với các phi kim ( C,S,P) và các hợp chất có tính khử H2S, FeO, KBr, HI Fe3O4, 
4. Giải thích nguyên nhân tinh acid và tính oxi hóa của acid H2SO4 loãng và tinh oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc viết phương trình minh họa, ghi rõ mức oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất.
5. Viết 4 phản ứng trong đó H2SO4 đặc thể hiện tính acid, so sánh sản phẩm tạo thành khi thay H2SO4 ...,Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội.
Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt):
M+H2SO4®M2(SO4)n + {SO2, S, H2S } + H2O
( n là hóa trị cao nhất của kim loại)
- Tác dụng với phi kim có tính khử:
2H2SO4đ,n + C à CO2 + 2SO2  + 2H2O
- Tác dụng với hợp chất có tính khử
4H2SO4đ,n + 2FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
*Kết luận: Acid H2SO4đặc có tính oxi hóa mạnh do S trong gốc SO42- của acid H2SO4 đặc có số oxi hóa cao nhất +6 nên có xu hướng giảm về các số oxi hóa thấp hơn khi tác dụng với chất có tính khử.
Hoạt động 5: Tính háo nước của sulfuric acid đặc
Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được tác hạ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoa_hoc_11_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_8.docx