Giáo án Mĩ thuật 4 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Sự thú vị của màu sắc - Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu

CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC (4 tiết)

Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực mĩ thuật/Yêu cầu cần đạt

Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

– Biết được màu sắc có các độ đậm, nhạt khác nhau và cách tạo độ đậm nhạt của màu, tạo sản phẩm theo ý thích; Thấy được vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có các độ đậm nhạt của màu.

– Tạo được độ đậm nhạt của màu và sản phẩm theo ý thích; trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, độ đậm nhạt của màu ) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

 HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học thông qua: Trao đổi, chia sẻ; biết chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm phù hợp với hình thức thực hành tạo sản phẩm; biết được độ đậm nhạt của màu có thể bắt gặp trong tự nhiên, đời sống xung quanh

3. Phẩm chất

 Bài học bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm có độ đậm nhạt của màu; tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác, giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành,

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Màu vẽ, bút chì, tẩy chì, vở thực hành mĩ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Phân bố nội dung DH ở mỗi tiết:

 

docx 3 trang Khánh Đăng 27/12/2023 4000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 4 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Sự thú vị của màu sắc - Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 4 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Sự thú vị của màu sắc - Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu

Giáo án Mĩ thuật 4 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Sự thú vị của màu sắc - Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu
GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 4 (CÁNH DIỀU)
 Khối lớp 4. GVBM:........
Thứngày...tháng..năm 20..
 Ngày soạn: //./20 (Tuần: )
 Ngày giảng://./20 
CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC (4 tiết) 
Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực mĩ thuật/Yêu cầu cần đạt
Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:
– Biết được màu sắc có các độ đậm, nhạt khác nhau và cách tạo độ đậm nhạt của màu, tạo sản phẩm theo ý thích; Thấy được vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có các độ đậm nhạt của màu. 
– Tạo được độ đậm nhạt của màu và sản phẩm theo ý thích; trao đổi, chia sẻ trong thực hành. 
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, độ đậm nhạt của màu) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 
2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
 HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học thông qua: Trao đổi, chia sẻ; biết chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm phù hợp với hình thức thực hành tạo sản phẩm; biết được độ đậm nhạt của màu có thể bắt gặp trong tự nhiên, đời sống xung quanh
3. Phẩm chất
 Bài học bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm có độ đậm nhạt của màu; tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác, giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành,
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Màu vẽ, bút chì, tẩy chì, vở thực hành mĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Phân bố nội dung DH ở mỗi tiết: 
Tiết 1
– Nhận biết: Đậm, nhạt của màu
– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Tạo độ đậm nhạt của màu theo ý thích
Tiết 2
– Nhắc lại: Nội dung tiết 1
– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Sử dụng độ đậm nhạt của màu để vẽ bức tranh về đề tài yêu thích (con cá, con cua, cây, ngôi nhà, đồi, núi, hoa, quả, dòng sông) 
TIẾT 1 - Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu
 Mở đầu/Hoạt động khởi động: Trò chơi “Thử bạn” (khoảng 3 phút)
1. Quan sát, nhận biết – Hình thành kiến thức (khoảng 7 phút)
* Tổ chức HS quan sát, nhận biết độ đậm nhạt của màu:
– Trang 5, câu hỏi:
+ Em hãy đọc tên các màu cơ bản, màu thứ cấp (đã học ở lớp 2, lớp 3)
+ Em hãy nêu sự khác nhau về độ đậm, nhạt của các màu: xanh lam, tím, đỏ, da cam, vàng, xanh lá 
– Trang 6, câu hỏi: 
 + Em nêu các ra độ đậm nhạt của màu vàng ở hình ảnh cái tủ; các độ đậm nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm con công
+ Em hãy chỉ ra độ đậm nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm con công
* Đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ, nhận xét, bổ sung của HS và giới thiệu các độ đậm nhạt của mỗi màu ở hình ảnh.
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 19 phút): 
2.1. Một số cách tạo độ đậm nhạt của màu (tr.6, 7-sgk)
– Hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách tạo độ đậm nhạt: 
+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu đỏ kết hợp thêm màu trắng 
+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu vàng kết hợp thêm màu đen 
+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu vàng và màu xanh lá cây. 
– Đánh giá nội dung chia sẻ, nhận xét của HS; hướng dẫn HS các cách tạo độ đậm nhạt của màu. 
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận
– Bố trí HS theo nhóm và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cá nhân: 
+ Thực hành: Tạo độ đậm nhạt của màu (một màu, một số màu). 
+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn (VD: Sử dụng chất liệu màu); đặt câu hỏi cho bạn (VD: Bạn thích cách tạo độ đậm nhạt nào?).
– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện niệm vụ của HS.
3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)
– Tổ chức HS trưng bày kết quả thực hành và quan sát; yêu cầu HS giới thiệu, nhận xét: 
+ Giới thiệu loại màu đã dùng để tạo các độ đậm nhạt (màu sáp, màu guache, màu bút chỉ,)
+ Sản phẩm của bạn nào thể hiện rõ/chưa thể hiện rõ các độ đậm nhạt của màu?
– GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành.
4. Vận dụng (khoảng 1 phút)
– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn Hs chuẩn bị. 
TIẾT 2 – Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu
1. Quan sát, nhận biết – Củng cố kiến thức tiết 1 (khoảng 5 phút)
– Tổ chức HS quan sát sản phẩm thực hành ở tiết 1, hình sản phẩm mĩ thuật trong vở Thực hành và hình ảnh sưu tầm. Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Sản phẩm nào thể hiện độ đậm nhạt của một màu, đó là màu nào?
+ Sản phẩm nào thể hiện độ đậm nhạt của một số màu, đó là những màu nào?
– Vận dụng đánh giá và giới thiệu nội dung, độ đậm nhạt của màu ở sản phẩm và hình ảnh sưu tầm. 
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 22 phút): 
2.1. Cách sáng tạo sản phẩm có độ đậm, nhạt của màu (Tr.7, 8-sgk)
– Yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành: 
+ Bức tranh nhà cao tầng có độ đậm nhạt của màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này?
+ Bức tranh cá vàng có độ đậm nhạt của những màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này? 
– Đánh giá nội dung trả lời, nhận xét, bổ sung của HS; hướng dẫn HS thực hành, sáng tạo sản phẩm. 
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận
- Bố trí HS theo nhóm và giao nhiệm vụ cá nhân: 
+ Thực hành: Tạo sản phẩm có các độ đậm nhạt của màu theo ý thích (một màu hoặc một số màu). 
+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn (VD: Chọn chủ đề/hình ảnh để vẽ, chọn màu để vẽ độ đậm nhạt ở hình ảnh,); đặt câu hỏi cho bạn (VD: Bạn vẽ hình ảnh gì và chọn màu nào để vẽ hình ảnh đó?).
– Gợi mở HS có thể vẽ hình ảnh: Con cá, con cua, con tôm, ngọn núi, cây, ngôi nhà, bông hoa và chọn màu theo ý thích để vẽ các độ đậm nhạt trên sản phẩm. 
– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện niệm vụ của HS.
3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)
– Tổ chức HS trưng bày sản phẩm, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: 
+ Tên sản phẩm của em là gì?
+ Trên sản phẩm của em có các độ đậm nhạt của một màu hay nhiều màu, là màu nào? 
+ Em thích hình ảnh hoặc sản phẩm của bạn nào nhất? Vì sao?
– Đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, nhận xét và kết quả thực hành của HS. 
4. Vận dụng (khoảng 3 phút)
– Hướng dẫn hs quan sát và trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu hình ảnh ở mỗi sản phẩm? Trên mỗi sản phẩm có độ đậm nhạt của màu nào? Em chỉ ra độ đậm nhất, đậm vừa và nhạt nhất ở hình minh họa độ đậm nhạt bằng bút chì? 
– GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS; tổng kết bài học; Hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 2.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_4_canh_dieu_chu_de_1_su_thu_vi_cua_mau_sac.docx