Giáo án Mĩ thuật 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Hoa văn trên trang phục của một số dân tộc (Tiết 1) - Năm học 2022-2023 - Trương Văn Hữu
CHỦ ĐỀ 2:
HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét.
- HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.
2. Năng lực:
- HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích.
- HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi.
- HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.
3. Phẩm chất:
- HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống.
- HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.
- Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.
2. Học sinh:
- SGK mĩ thuật 3.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Hoa văn trên trang phục của một số dân tộc (Tiết 1) - Năm học 2022-2023 - Trương Văn Hữu
Tuần 2 Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2022 MĨ THUẬT TCT 2 CHỦ ĐỀ 2: HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC(Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét. - HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật. 2. Năng lực: - HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích. - HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi. - HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích. 3. Phẩm chất: - HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống. - HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: - Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát. - Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp. 2. Học sinh: - SGK mĩ thuật 3. - Vở bài tập mĩ thuật 3. - Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG - GV cho HS xem video về các Lễ hội, trang phục có hoa văn đặc sắc của một số dân tộc. - Hỏi HS thấy hình ảnh gì trong video? - Khen ngợi HS. - GV giới thiệu chủ đề. 2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. 2.1. QUAN SÁT a. Mục tiêu: - HS biết đến hoa văn trên trang phục của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn giản. - Thông qua quan sát, HS biết được hoa văn của một số dân tộc được kết hợp từ những nét đã biết. b. Nội dung: - HS quan sát một số hoa văn trên trang phục đã được đồ lại bằng nét. - HS biết và gọi được tên một số nét trên hoa văn. c. Sản phẩm: - Có kiến thức cơ bản về hoa văn và yếu tố nét trong hoa văn. d.Tổ chức thực hiện: *Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Mông. - GV cho HS quan sát một số trang phục có hoa văn như: mũ, váy, áo... - GV cho HS quan sát một số hoa văn trên trang phục có tạo hình đơn giản trong SGK MT3, trang 8 và hỏi: + Hoa văn này có hình gì? + Hoa văn này được tạo nên từ những nét nào? - GV mở rộng: Trang phục không chỉ là quần, áo, váy...để mặc mà còn là để đội như mũ, nón, khăn...Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay...Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng. *Hoa văn trên trang phục của đồng bào Ê-Đê. - GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trên trang phục trong SGK MT3, trang 9 và hỏi: + Hoa văn này được kết hợp từ những hình nào? + Các hình trong hoa văn được kết hợp như thế nào? - GV cũng có thể sử dụng hình thức phân tích trực quan cho HS thuận tiện hình dung về cách sắp xếp hình trong hoa văn theo một số nguyên lí tạo hình cụ thể. - GV mở rộng: Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa, lá, con vật...trong cuộc sống. Những hoa văn này được cách điệu từ các hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường dích dắc... *Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Chăm. - GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trên trang phục trong SGK MT3, trang 10 và hỏi: + Hoa văn này được kết hợp từ những hình ảnh nào? + Màu sắc trong những hoa văn này được thể hiện như thế nào? - Kết thúc phần này, GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK MT3, trang 10 và ghi tóm tắt một số ý kiến lên bảng (Không nhận xét). 2.2. THỂ HIỆN a. Mục tiêu: - HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu thích. - Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức yêu thích. b. Nội dung: - HS thực hành việc sử dụng hoa văn để trang trí SPMT yêu thích. c. Sản phẩm: - SPMT có tạo hình hoa văn trang trí. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS thực hành chép một mẫu hoa văn theo gợi ý: + Hình dạng của hoa văn: Hoa văn có hình gì? Hoa văn gồm một hình hay là sự kết hợp của nhiều hình? + Chi tiết của hoa văn: Hoa văn được tạo nên từ những nét nào? - Khi gợi ý, GV chỉ dẫn trên một hoa văn cụ thể hướng HS vẽ từ hình hoa văn rồi vẽ chi tiết. Nếu hoa văn được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình theo chiều từ trái sang phải. - GV cho HS thực hành sử dụng mẫu hoa văn trang trí đồ vật theo gợi ý: + Đồ vật em định trang trí là gì? + Em sử dụng cách nào để trang trí? + Hình thức trang trí đồ vật là gì? *Lưu ý: GV phân tích trên một SPMT có hoa văn trang trí để HS thuận tiện trong hình dung các hình thức sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật. 2.3. THẢO LUẬN a. Mục tiêu: - Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm bạn theo những kiến thức đã học về nét tạo nên hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí SPMT. - Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã thực hiện. - HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK MT3, trang 12. c. Sản phẩm: - Hiểu biết về hoa văn và sử dụng hoa văn trong SPMT. d. Tổ chức thực hiện: - Thông qua SPMT của cá nhân/nhóm ở hoạt động Thể hiện, GV cho HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK MT3, trang 12: + Hoa văn trong trang trí sản phẩm gồm các yếu tố tạo hình nào? + Các hình thức sắp xếp hoa văn trong sản phẩm như thế nào? - Trong quá trình thảo luận, GV có thể đưa thêm các gợi ý dựa theo SPMT thực tế để HS nhận biết rõ hơn về yếu tố nét trong hoa văn, cũng như sử dụng hoa văn trang trí theo những hình thức khác nhau (nhắc lại, xen kẽ, đối xứng). - Căn cứ những SPMT đã thực hiện của HS, GV chốt ý nhấn mạnh đến yếu tố nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật tạo nên những vẻ đẹp khác nhau. *Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. - Khen ngợi HS học tốt. - Liên hệ thực tế cuộc sống. - Đánh giá chung tiết học. *Dặn dò: - Bảo quản sản phẩm của Tiết 1. - Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế...cho tiết học sau. - HS xem video - Lễ hội và trang phục người dân tộc - Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT - HS biết đến hoa văn trên trang phục của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn giản. - HS biết được hoa văn của một số dân tộc được kết hợp từ những nét đã biết. - HS quan sát một số hoa văn trên trang phục đã được đồ lại bằng nét. - HS biết và gọi được tên một số nét trên hoa văn. - HS có kiến thức cơ bản về hoa văn và yếu tố nét trong hoa văn. - Quan sát, tiếp thu - Quan sát, trả lời - Hình chữ nhật, hình quả trám... - Nét thẳng, nét cong, nét dích dắc... - Lắng nghe, ghi nhớ: Trang phục không chỉ là quần, áo, váy...để mặc mà còn là để đội như mũ, nón, khăn...Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay...Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng. - Quan sát, trả lời câu hỏi - Hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi... - Đối xứng, lặp lại, xen kẽ... - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức, hình dung về cách sắp xếp hình trong hoa văn theo một số nguyên lí tạo hình cụ thể. - Ghi nhớ: Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa, lá, con vật...trong cuộc sống. Những hoa văn này được cách điệu từ các hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường dích dắc... - Quan sát và trả lời câu hỏi - Hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi... - Một màu, nhiều màu... - HS trả lời câu hỏi trong SGK MT3, trang 10. - HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu thích. - Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức yêu thích. - HS thực hành việc sử dụng hoa văn để trang trí SPMT yêu thích. - HS hoàn thiện được sản phẩm - Thực hiện - HS trả lời theo ý hiểu của mình - 1, 2 HS nêu - Quan sát, tiếp thu kiến thức: Vẽ từ hình hoa văn rồi vẽ chi tiết. Nếu hoa văn được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình theo chiều từ trái sang phải. - Thực hiện - Đồ vật cũ, vẽ một đồ vật ra giấy... - Vẽ, đắp nổi, ghép vật liệu... - Theo một diện, theo hàng lối... - Tiếp thu kiến thức: Hình dung các hình thức sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật. - HS biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm bạn theo những kiến thức đã học về nét tạo nên hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí SPMT. - HS biết trình bày những cảm nhậncủa mình trước nhóm, lớp. - HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã thực hiện. - HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK MT3, trang 12. - HS hiểu biết về hoa văn và sử dụng hoa văn trong SPMT. - HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK MT3, trang 12 và trả lời: - 1, 2 HS nêu - HS nêu theo ý hiểu của mình - HS nhận biết rõ hơn về yếu tố nét trong hoa văn, cũng như sử dụng hoa văn trang trí theo những hình thức khác nhau (nhắc lại, xen kẽ, đối xứng). - Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức: Yếu tố nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật tạo nên những vẻ đẹp khác nhau. - 1, 2 HS nêu - Phát huy - Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày. - Thực hiện ở nhà - Chuẩn bị đầy đủ IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có) ............
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_2_h.docx