Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì II

CHƯƠNG V.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Bài 13. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

- Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm được những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Có kĩ năng phân tích, bước đầu đánh giá được những giá trị, ảnh hưởng của những thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống con người.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng niềm say mê khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật.

- Khâm phục, trân trọng những phát minh của các nhà khoa học, kĩ thuật, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.

- Tuyên truyền giá trị của những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật cho bạn bè, người thân.

 

docx 110 trang Khánh Đăng 27/12/2023 3121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì II

Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì II
Tuần 	Ngày soạn: 
Tiết 31, 32, 33 Ngày dạy:
CHƯƠNG V. 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX
Bài 13. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm được những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Có kĩ năng phân tích, bước đầu đánh giá được những giá trị, ảnh hưởng của những thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống con người.
3. Phẩm chất 
- Bồi dưỡng niềm say mê khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật.
- Khâm phục, trân trọng những phát minh của các nhà khoa học, kĩ thuật, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Tuyên truyền giá trị của những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật cho bạn bè, người thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Tranh ảnh, video về nội dung bài học (I. Niu-tơn, Lô-mô-nô-xốp, cung điện Véc-xai, Bết-tô-ven).
- Phiếu bài tập
2. Học sinh 
- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV cho HS xem hình I. Niu-tơn
c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về I. Niu-tơn
d. Tổ chức thực hiện: 
GV cho HS xem hình 
Em biết gì về nhân vật lịch sử ở hình trên? Hãy chia sẻ những điều em biết về những thành tựu khoa học nổi bật của ông?
Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo cơ sở vật chất và kĩ thuật của xã hội tư bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, giao thông liên lạc và quân sự, đã tạo nên lực lượng sản xuất khổng lồ của chủ nghĩa tư bản, tạo ra nguồn của cải vật chất dồi dào hơn tất cả các chế độ xã hội cũ. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật. Đó là những thành tựu gì? Tác động của nó như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
b. Nội dung: Những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật và tác động của nó đối với xã hội loài người.
c. Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS.
- Hoàn thành phiếu học tập cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
1. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật
* Mục tiêu: Những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật và tác động của nó đối với xã hội loài người.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao ở tiết học trước: Thiết kế sản phẩm học tập về những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật theo nhóm
+ Nhóm 1: Thống kê những thành tựu khoa học tự nhiên và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.
+ Nhóm 2: Thống kê những thành tựu khoa học xã hội và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.
+ Nhóm 3: Thống kê những thành tựu kĩ thuật và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chuẩn bị, hoàn thiện sản phẩm học tập ở nhà và trình bày trước lớp.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- GV gọi các nhóm trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
- HS trình bày, các HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh qua bảng biểu. (Mở rộng kiến thức về các nhà khoa học nổi tiếng: Lô-mô-nô-xốp, Đác-uyn)
1. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật
(Bảng thống kê bên dưới)
Lĩnh vực
Thành tựu
Tác động
Khoa học tự nhiên
- Thuyết vạn vật hấp dẫn của I. Niu-tơn.
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M. Lô-mô-nô-xốp.
- Thuyết tiến hóa của S. Đác-uyn
Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại.
Khoa học xã hội
- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của I. Phoi-ơ-bách, G. Hê-ghen.
- Các tác phẩm kinh tế chính trị học tư sản của A. Xmít, D. Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản, phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Kĩ thuật
- Cải tiến kĩ thuật luyện kim, chế tạo máy công cụ, tìm ra nhiều nguyên liệu, nhiên liệu mới
- Chế tạo tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.
- Luyện kim, kĩ thuật canh tác, phân hóa học
Tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng.
2. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của văn học và nghệ thuật
*Mục tiêu: Những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật và tác động đối với xã hội loài người.
*Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 2 và hoàn thành phiếu bài tập:
Lĩnh vực
Thành tựu
Văn học
Nghệ thuật
- HS đọc phần 2 và trả lời các câu hỏi:
1. Tác động của những thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đối với xã hội loài người?
2. Trình bày hiểu biết của em về tác giả hoặc tác phẩm nổi tiếng trong thời kì này?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Hoàn thành phiếu bài tập:
Lĩnh vực
Thành tựu
Văn học
Phát triển rực rỡ với nhiều nhà văn, nhà thơ lớn: Tấn trò đời (Ban-dắc), Những người khốn khổ (Víc-to Huy-gô).
Nghệ thuật
Phát triển với nhiều thể loại, phản ánh cuộc sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do:
+ Âm nhạc: Mô-da, Bết-tô-ven, Sô-panh.
+ Hội họa: Đa-vít, Gôi-a, Van-gốc
+ Kiến trúc: cung điện Véc-xai
+ Trả lời các câu hỏi:
1. Tác động của những thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đối với xã hội loài người: Sự phát triển của văn học, nghệ thuật đã góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội đương thời; thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.
2. Trình bày hiểu biết của em về tác giả hoặc tác phẩm nổi tiếng trong thời kì này? (HS trình bày theo sự tìm hiểu của mình)
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS hoàn thành phiếu bài tập.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Một số nội dung GV mở rộng :
- Bết-tô-ven (1770-1827) : Là nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức. Ông sinh ra ở thành phố Bon, trong một gia đình có truyền thống lâu đời về âm nhạc. Năm 8 tuổi, ông đã tham gia trình diễn trong ban nhạc cung đình. Năm 12 tuổi, Bết-tô-ven bắt đầu sáng tác âm nhạc. Năm 16 tuổi, ông đã nổi tiếng với những tác phẩm âm nhạc tiêu biểu ca ngợi cuộc sống tự do. Từ năm 1800, tuy bị điếc song ông vẫn sáng tác đều đặn và có những tác phẩm kiệt xuất.
- Cung điện Véc-xai (Pháp) được xây dựng dưới thời vua Lu-i XVI, gồm hơn 700 kiến trúc khác nhau với trên 2000 căn phòng. Mặc dù chế độ phong kiến Pháp đã sụp đổ nhưng cung điện Véc-xai vẫn được coi là biểu tượng của nước Pháp. Từ thế kỉ XIX, cung điện bắt đầu được mở cửa cho công chúng tham quan và được chuyển đổi thành bảo tàng. Năm 1979, kiến trúc lịch sử và cảnh quan tuyệt đẹp đã giúp cung điện Véc-xai được công nhận là Di sản thế giới.
- Tác phẩm Những người khốn khổ của Víc-to Huy-gô được xuất bản năm 1862, là tiểu thuyết miêu tả thế giới của những con người nghèo khổ một cách chân thực và cũng là bài ca về tình yêu. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX.
2. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật
- Văn học: Phát triển rực rỡ với nhiều nhà văn, nhà thơ lớn: Tấn trò đời (Ban-dắc), Những người khốn khổ (Víc-to Huy-gô).
- Nghệ thuật: Phát triển với nhiều thể loại, phản ánh cuộc sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do:
+ Âm nhạc: Mô-da, Bết-tô-ven, Sô-panh.
+ Hội họa: Đa-vít, Gôi-a, Van-gốc
+ Kiến trúc: cung điện Véc-xai
- Sự phát triển của văn học, nghệ thuật đã góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội đương thời; thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.
C. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Nhà sử học thông thái. HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Câu 1. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.
B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
Câu 2: Thuyết vạn vật hấp dẫn là của ai?
A. Niu-tơn	B. Lô-mô-nô-xốp
C. Puốc-kin-giơ	D. Đác-uyn
Câu 3:  Phát minh của ai đã đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật?
A. Hê-ghen	B. Lô-mô-nô-xốp
C. Đác-uyn	D. Niu-tơn
Câu 4: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.
B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.
C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
D. Phát triển nghề khai thác mở.
Câu 5: Tác phẩm Những người khốn khổ là của tác giả nào?
	A. Lép Tôn-xtôi	B. Víc-to Huy-gô
	C. Ban-dắc	D. Sếch-pia
D. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng.
b. Nội dung: 
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu giới thiệu về 1 thành tựu tiêu biểu hoặc 1 danh nhân văn hóa có nhiều đóng góp trong các thế kỉ XVIII - XIX.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: GV giao về nhà cho HS làm vào vở BT
 * Hướng dân học bài
- Họ ...  do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.
Bài học từ nhân vật:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.
- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.
B4: Kết luận, nhận định: GV khẳng định và chốt kiến thức
Vận dụng
Ngày soạn..
Ngày ôn tập..
TIẾT : ÔN TẬP CUỐI KỲ II
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
+ Củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học bằng các câu hỏi mang tính chất khắc sâu và có tính chất thời sự cho hs 
+ Những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+Những thành tựu tiêu biểu của nhà Nguyễn đạt đươc?nhận xét đánh giá về thành tựu đó.
+Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874
+Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884
+Đánh giá tinh thần chiến đấu của nhà Nguyễn và nhân dân ta khi thực dân pháp xâm lược nước ta
2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học,tự tìm hiểu thông qua sách báo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.Thành tựu tiêu biểu của nhà Nguyễn đạt đươc.
+Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874
+Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884
+ Tinh thần chiến đấu của nhà Nguyễn và nhân dân ta khi thực dân pháp xâm lược nước ta
 - Nhận thức và tư duy lịch sử: 
+ Đánh giá vai trò của Nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân 
+ Nhận xét tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta đối với thực dân Pháp 
3. Phẩm chất 
+ Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài ôn tập từ học kỳ II
+ Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm, làm việc cá nhân
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- chuẩn bị các dạng câu hỏi cho hs hoạt động cá nhân và tập thể
2. Học sinh 
- chủ động ôn lại nội dung bài đã học , sưu tầm các tư liệu ,tranh ảnh lịch sử liên quan đến nội dung ôn tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống nắm được các nội dung cơ bản của bài học đã học 
b. Nội dung: GV cho học sinh nhớ lại nội dung kiến thức đã học ở học kỳ II, 
c. Sản phẩm: các câu trà lời của hs
d. Tổ chức thực hiện: 
Từ khi thực dân Pháp xâm đã gặp các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta luôn diễn ra một cách sôi nổi, anh dũng cụ thể hơn hôm nay chung ta sẽ ôn tập củng cố lại kiến thức bằng các câu hỏi. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học từ học kỳ II
b. Nội dung.+ Những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: 
?:Hoàn thành vào bảng biểu về một số thành tựu tiêu biểu dưới thời
 Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức ghi các thành tựu mà nhà Nguyễn đạt được
Hai nhóm, mổi nhóm 7 người, nhóm nào ghi được nhiều thành tựu nhóm đó sẻ thắng.
.+HS lập bảng
Lĩnh vực
Thành tựu tiêu biểu
?: Có ý kiến cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao
+hs thể hiện quan điểm của mình có đồng ý với ý kiến trên không? Đưa ra sự giải thích của bản thân
+hs nhận xét
+Gv chốt kiến thức
(BÀI 16: VIỆT NAM DƯỚI THỜI NGUYỄN
 (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)
-Các thành tựu tiêu biểu thời nhà Nguyễn
Lĩnh vực
Thành tựu
Hành chính
Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
Luật pháp
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long)
Nông nghiệp
Khai hoang, lập được hai huyện mới là Tiền hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
Thủ công nghiệp
Đúc được Cửu đỉnh (chín chiếc đỉnh đồng đặt trước sân Thế Miếu)
Văn học
Nhiều tác phẩm văn hóa có giá trị, như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu,
Nghệ thuật
 biểu diễn
Nhã nhạc (nhạc cung đình) phát triển đến đỉnh cao.
Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca
Hội họa
Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống,...
Kiến trúc,
điêu khắc
Các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế),
Lịch sử
Nhiều công sử học được biên soạn, như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),
Địa lí
Nhiều công trình địa lí có giá trị, như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),...
Y dược học
Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác
-Đồng ý với quan điểm: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Vì:
+ thời Nguyễn, nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học, trong đó, có nhiều tác phẩm hoặc công trình có giá trị như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; bộ sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn.
+ Nhiều di sản văn hóa dưới thời Nguyễn đã được Tổ chức UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới, ví dụ như: quần thể cố đô Huế; Nhã nhạc cung đình,
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
 Hoạt động 2:
 Gv tổ chức trò chơi ô chữ
Gv gọi Hs lần lượt trả lời 6 câu hỏi và câu chìa khoá gốm 19 chữ cái.
Câu 1:Đại điểm đầu tiên thực dân pháp nổ súng xâm lược là?
Câu 2:Bản hiếp đầu tiên triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp là gì?
Câu 3:Năm 1873 thực dân Pháp có hành động gì?
Câu 4 :Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn lên làm Bình Tậy Đại Nguyên Soái?
Câu 5:bản hiếp ước lý 1884 có tên gọi là 
Câu 6: Tổng đốc thành Hà nội 1882 có tên gọi là gì
.
Thảo luận cả lớp
?Có Ỳ kiến cho rằng:Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ tránh nhiệm trong việc để mất nước?Em có đồng ý với ý kiến đó không?
+Hs trả lời
+hs nhận xét
+Gv nhận xét, chốt ý
Gv tổ chức:
TRÒ CHƠI: ĐI TÌM NHÂN VẬT, SỰ KIỆN
Gv đặt các câu hỏi, cung cấp hình ảnh, nhiệm vụ hs tìm tên nhân vật lịch đó.
Câu 1. Người nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” là ai? 
Câu 2. Người lãnh đạo cao nhất trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? 
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân miền Bắc là cuộc khởi nghĩa nào?
4. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX, đã để lại nhiều bài học bổ ích nhất là về phương thức hoạt động và hình thức tác chiến du kích?
Câu 5. Một trong những hoạt động tiêu biểu gắn liền với nhà yêu nước Phân Bội Châu đầu thế kỉ XX?
Câu 6. Phan Châu Trinh và các sĩ phu thức thời của Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có đóng góp nổi bật nào sau đây?
Câu 7.Địa điểm xuất dương ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành năm 1911 là?
? Lập bảng biểu so sánh, so sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên thế có điểm gì giống và khác nhau cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
GV hướng dẫn hs lập bảng so sánh các tiêu chí
+Hs lập bảng
+Hs nhận xét, bổ sung
+Gv nhận xét, đối chiếu bảng chuẩn
Nội dung
Phong trào cần Vương
Khơi nghĩa nông dân yên Thế
Người lãnh đạo
Mục tiêu
Địa bàn hoạt động
Tính chất
?Từ nội dung chính trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất(1987-1914) của thực dân Pháp?Hãy nêu tác động của nó đến tình hình Việt Nam nữa đầu thế kỷ XX
+hs trả lời
+hs nhận xét
+Gv nhậ xét, chốt ý
BÀI 17: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 1858 - 1884
Đáp án của trò chơi
Câu 1:Đà Nẵng
Câu 2: Nhâm Tuất
Câu 3:Bắc Kỳ
Câu 4: Trương định
Câu 5:patơnôt
Câu 6: Hoàng Diệu
Câu chìa khoá gốm 19 chữ cái: Thuộc địa nữa phong kiến.
Không đồng ý với ý kiến: triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Vì: có nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan) khiến cuộc kháng chiến chống Pháp thất bại của nhân dân Việt Nam thất bại.
- Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch và ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.
+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.
+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; có nhiều hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo.
Tuy nhiên: nhà Nguyễn cần chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm lớn nhất trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. Vì:Trước vận nước nguy nan, nhiều sĩ phu tiến bộ, đã mạnh dạn đề nghị triều đình cải cách, canh tân đất nước. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã khước từ hoặc thực hiện một cách nửa vời, đồng thời tiếp tục thực hiện những chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt.
+ Trong quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao, dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều thời cơ phản công quân Pháp
BÀI 18 + 19: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 1885-1896
VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN NĂM 1917
Đáp án
Câu 1: TÔN THẤT THUYẾT
Câu 2:PHAN ĐÌNH PHÙNG
Câu 3: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ
Câu 4:KHỞI NGHĨA BÃI SẬY
Câu 5:Phong trào Đông Du
Câu 6:Khởi xướng vận động duy tân
Câu 7: Bến Nhà Rồng
Lập bảng
Nội dung
Phong trào cần Vương
Khơi nghĩa nông dân yên Thế
Người lãnh đạo
Vua, các Văn thân sĩ phu yêu nước
Lãnh đạo là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám),
Mục tiêu
Đánh Pháp giành lại độc lập.
xây dựng một cuộc sống bình đẳng, tự do
Địa bàn hoạt động
Chủ yếu Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Chủ yếu ở vùng núi Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang.
Tính chất
Là phong trào đấu tranh yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến.
Là phong trào nông dân tự phát.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến
- Phương thức bóc lột phong kiến vẫn được duy trì
- Kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, cột chặt vào kinh tế Pháp
 -Cơ cấu xã hội thay đổi, phân hóa xã hội:
Giai cấp địa chủ: phân hóa thành đại địa chủ và trung- tiểu địa chủ
Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa
Giai cấp công nhân ra đời, còn trong giai đoạn đấu tranh tự phát
Tầng lớp tư sản ra đời nhưng thế lực yếu
Tầng lớp tiểu tư sản ra đời
C. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến cho hs bằng các câu hỏi vấn đáp và tổ chức trò chơi
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, nhóm thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
hs trả lời các câu hỏi ôn tập
 * Hướng dân hs chủ động ôn tập, chuẩn bị tiết kiểm tra cuối kỳ II

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_hoc_ki_ii.docx