Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 33: Nghề nào tính ấy
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết cách quan sát, nhận biết một số nghề nghiệp thông qua những nét đặc trưng của nghề ấy.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS trải nghiệm về nghề nghiệp của mọi người xung quanh.
- HS có thái độ tôn trọng nghề nghiệp của mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bộ tranh dùng để nhận biết và làm quen với các nghề nghiệp khác nhau.
- HS: Sách giáo khoa;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 33: Nghề nào tính ấy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 33: Nghề nào tính ấy
Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 33: NGHỀ NÀO TÍNH ẤY I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS biết cách quan sát, nhận biết một số nghề nghiệp thông qua những nét đặc trưng của nghề ấy. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp HS trải nghiệm về nghề nghiệp của mọi người xung quanh. - HS có thái độ tôn trọng nghề nghiệp của mọi người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bộ tranh dùng để nhận biết và làm quen với các nghề nghiệp khác nhau. - HS: Sách giáo khoa; III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Chơi trò Đoán nghề nghiệp qua tính cách. - GV mời mỗi tổ cử một HS lên bốc thăm. Ở mỗi tờ thăm có ghi tên một nghề nghiệp: bác sĩ, chú hề, bộ đội, giáo viên,HS có nhiệm vụ dùng lời miêu tả về công việc, đặc điểm của người làm nghề ấy nhưng không được nhắc đến tên nghề nghiệp hoặc bất kì từ nào có trong tờ thăm của mình. Các thành viên còn lại của tổ có nhiệm vụ đoán tên nghề nghiệp mà bạn mình nhắc tới. - Trong quá trình HS chơi, nếu HS gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý, GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS trả lời: - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ về những đức tính của bố mẹ em liên quan đến nghề nghiệp của họ. − GV cho HS chia sẻ theo nhóm. Gợi ý để HS nhớ lại và chia sẻ cùng các bạn về nghề nghiệp của bố mẹ và những đức tính giúp bố mẹ làm tốt công việc của mình. - Câu hỏi gợi ý: + Theo em, trong công việc bố, mẹ em là người như thế nào? + Em quan sát thấy bố, mẹ cần có thói quen nào, hay những làm việc gì để hoàn thành công việc của mình? - GV kết luận: Nghề nghiệp nào cũng có những đặc trưng riêng, đức tính riêng của người làm công việc ấy. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Nêu những đức tính em muốn học tập ở bố mẹ, người thân. - GV đề nghị HS viết vào mẩu giấy cắt hình bông hoa một từ nói về đức tính của người thân mà em muốn học tập. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - GV đề nghị HS về nhà hỏi thêm bố mẹ về những đức tính cần thiết đối với nghề của họ. - HS quan sát, thực hiện theo HD. - 2-3 HS nêu. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS thực hiện cá nhân. − Các HS dán bông hoa của mình lên góc NGHỀ NGHIỆP - HS lắng nghe. - HS thực hiện Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN CHIA SẺ VỀ ĐỨC TÍNH NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ EM I. MỤC TIÊU: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - HS biết được đức tính quan trọng của người lao động từ đó có ý thức trách nhiệm với công việc mình nhận hay được giao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 33: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 33. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 34: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. − GV mời cả lớp ngắm lại những bông hoa mình đã viết, đọc to các từ khoá. − GV hỏi xem HS có bổ sung thêm đức tính gì không. − Mở rộng: Hỏi HS về cách rèn luyện một đức tính. Kết luận: GV đề nghị cả lớp tìm ra những đức tính cần thiết chung cho tất cả các nghề. b. Hoạt động nhóm: - GV hướng dẫn gấp máy bay giấy hoặc con thuyền giấy. Có thể gấp con hạc / chim giấy với nghĩa “chắp cánh ước mơ”. - GV đề nghị HS suy nghĩ về mơ ước của mình: Em mơ ước được giống ai? Làm nghề gì? Vì sao em lại thích nghề đó, thích giống người đó? - GV đề nghị HS viết ước mơ của mình lên sản phẩm đã gấp và dán vào tấm bìa, giấy lớn theo tổ hoặc lớp. - Kết luận: Cùng ngắm những ước mơ đã được dán lên và chúc nhau sẽ thực hiện được mơ ước ấy. - Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. - Em thích đức tính nào nhất của người thân em? - GV khuyến khích HS rèn luyện theo những đức tính mà em muốn học tập ở người thân. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 34. - HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sẻ trước lớp. HS thực hiện. HS chia sẻ
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc