Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 16+17
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS biết lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động.
- HS rút ra được những việc cần thực hiện khi ra đường.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS phát triển năng lực tự phục vụ và đưa ra được lựa chọn trang phục phù hợp với từng hoạt động.
- Giữ gìn được vẻ bề ngoài sạch sẽ, chỉn chu khi ra đường và ở nhà; Biết lựa chọn trang phục phù hợp cho mỗi hoạt động và trong các tình huống khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bản nhạc vui nhộn.
- HS: Sách giáo khoa; giấy vẽ, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 16+17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 16+17
Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 16: LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Giúp HS biết lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động. - HS rút ra được những việc cần thực hiện khi ra đường. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - HS phát triển năng lực tự phục vụ và đưa ra được lựa chọn trang phục phù hợp với từng hoạt động. - Giữ gìn được vẻ bề ngoài sạch sẽ, chỉn chu khi ra đường và ở nhà; Biết lựa chọn trang phục phù hợp cho mỗi hoạt động và trong các tình huống khác nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bản nhạc vui nhộn. - HS: Sách giáo khoa; giấy vẽ, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - GV hỏi HS: Động tác chúng mình thực hiện khi rửa mặt, chải đầu, mặc áo, soi gương, như thế nào? − GV thống nhất các động tác với HS và hướng dẫn HS thể hiện các động tác đó qua điệu nhảy “Sửa soạn ra đường” trên nền nhạc vui nhộn. - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi nhảy . - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: Lựa chọn trang phục. - GV mời HS cùng liệt kê những hoạt động khác nhau cần có các trang phục, quần áo khác nhau. Đó có thể là: khi vui chơi với bạn, khi chơi thể thao, khi đi chợ với mẹ, khi lao động ở nhà, khi tưới cây, khi đi dự sinh nhật bạn, khi đến trường đi học, khi đi xem kịch cùng bố mẹ, khi đi đến nhà bà chơi, khi đi chúc Tết, - YC HS làm việc nhóm: Các nhóm lựa chọn chủ đề của mình và cùng các bạn trong nhóm vẽ trang phục phù hợp cho hoạt động ấy. - Các nhóm lên giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp và giải thích lí do chọn bộ trang phục. - Gọi một vài HS tự liên hệ: Em đã từng lựa chọn quần áo chưa phù hợp và không thấy thoải mái chưa? Ví dụ, đi ra đường mà lại mặc quần áo ở nhà, tự thấy mình không lịch sự; chơi thể thao mà lại mặc đồng phục đi học, bị rách và bẩn quần áo - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động giúp em thuận tiện, thoải mái hơn khi tham gia hoạt động, đồng thời thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - GV cho HS chơi theo lớp trò chơi: Ném bóng. - GV phổ biến luật chơi: Khi cô nói một câu chưa hoàn chỉnh (có liên quan đến chủ đề hoạt động) và ném bóng cho một bạn bất kì trong lớp thì bạn được nhận bóng phải kết thúc nốt câu đó. Ví dụ: - Khi ra đường, đầu tóc cần - Đi chúc Tết, trang phục cần - Khi đi ngủ, không nên mặc - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Trước khi đi ra ngoài, chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc chải gọn gàng, chọn trang phục phù hợp với tính chất hoạt động. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà em hãy cắt móng chân, móng tay theo hướng dẫn của cha mẹ và tự chuẩn bị quần áo, giầy dép trước khi đi học. - HS chia sẻ ý kiến. - 1 HS nam, 1 HS nữ làm mẫu; cả lớp cùng nhảy theo. - 2 – 3 HS nêu. - Hs lắng nghe. - HS nêu nối tiếp. - HS thực hiện theo nhóm 6. - Đại diện nhóm giới thiệu. - HS nêu ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và tham gia chơi. - Khi ra đường, đầu tóc cần chải gọn gàng. - Đi chúc Tết, trang phục cần sạch và đẹp. - Khi đi ngủ, không nên mặc quần áo đi học. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ. - HS thực hiện. Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN THAM GIA BUỔI TRÌNH DIỄN “THỜI TRANG SÁNG TẠO” CÙNG CẢ LỚP I. MỤC TIÊU: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - Giúp HS được trải nghiệm khi được tự mình tạo ra những bộ trang phục theo sở thích của mình; HS mạnh dạn, tự tin khi được tham gia trình diễn, tạo sự đoàn kết và nâng cao kĩ năng làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài, âm nhạc, phần thưởng cho cá nhân có bộ trang phục ấn tượng nhất, người mẫu trình diễn hay nhất. - HS: SGK, giấy vẽ, bút màu; Các bộ trang phục cho buổi biểu diễn “Thời trang sáng tạo”; Quần áo cũ, giấy báo, bao cũ, giấy gói quà... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 15: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 15. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 16: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - GV tổ chức HS trao đổi nhóm đôi: HS khoe đôi bàn tay với các ngón tay đã được cắt ngắn, sạch sẽ với bạn bên cạnh. b. Hoạt động nhóm: - HD HS tham gia buổi trình diễn “Thời trang sáng tạo” cùng cả lớp. - GV chia HS làm 3 nhóm: Các nhóm bàn nhau phối đồ đã chuẩn bị và trình diễn thời trang - Tập trình diễn thời trang trong tổ. - GV lần lượt giới thiệu các người mẫu nhí lên trình diễn thời trang trước lớp trong tiếng nhạc. - GV tổ chức HS cùng bình chọn: + Bộ trang phục ấn tượng nhất – giải đồng đội. + Người mẫu vui vẻ, biểu diễn ấn tượng nhất – giải cá nhân. - Trao thưởng cho các cá nhân và nhóm, tổ đoạt giải. - Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. - Về nhà em hãy cùng bố mẹ chuẩn bị một bộ quần áo độc đáo, hài hước từ quần áo cũ hoặc giấy báo, bao cũ để tham gia Lễ hội hóa trang của lớp, của trường. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 16. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo tổ. - HS thực hiện theo tổ. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe để thực hiện. Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 17: HÀNH TRANG LÊN ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS biết được mình cần chuẩn bị gì cho mỗi chuyến đi xa. - HS giới thiệu được các đồ dùng cần thiết cho một chuyến đi. - GV gợi ý HS hãy tự chọn quần áo, giày dép cho phù hợp với chuyến đi sắp tới cùng gia đình. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Tự chuẩn bị được đồ dùng cá nhân mang theo trong các chuyến đi: dã ngoại, về quê, trại hè hay du lịch, - Biết tự quản lí đồ dùng cá nhân khi đi ra ngoài và rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Giấy khổ to, bút màu. Một số giấy nhãn chỉ vật dụng cá nhân để phục vụ trò chơi “Hãy mang tôi theo”. - HS: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Chia sẻ về một chuyến đi của em. - GV yêu cầu HS chia sẻ theo bàn. Kể cho nhau nghe về một chuyến đi mà mình nhớ nhất qua các câu hỏi: + Chuyến đi tới địa điểm nào? + Hoạt động trong chuyến đi ấy gồm những gì? + Bạn đã mang theo những gì trong chuyến đi? + Điều gì khiến em nhớ tới chuyến đi đó? - Gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp. - GV kết luận: Các bạn hình dung được mỗi chuyến đi khác nhau thì cần chuẩn bị những gì cho phù hợp với hoạt động của chuyến đi đó. - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: Giới thiệu về các đồ dùng cần thiết cho một chuyến đi. - GV chia học sinh theo nhóm. Yêu cầu các nhóm hãy chọn một chuyến đi rồi cùng nhau thảo luận xem mình cần mang những gì? - Các nhóm viết tên chuyến đi, nơi đến và những thứ cần mang theo ra giấy khổ to. - GV mời đại diện nhóm lên trình bày. Các bạn trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung. - GV kết luận: Các em biết được những vật dụng cần mang theo cho một chuyến đi xa. Mang đi đủ vật dụng cần dùng và tránh mang thừa khiến hành lí cồng kềnh. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - GV HD trò chơi: Hãy mang tôi theo. + GV mời HS lựa chọn và sắm vai một trong các vật dụng cá nhân. Ví dụ: bàn chải đánh răng, ba lô, quần áo, giày dép, kính, mũ, kem chống nắng, bình nước, khăn,... + GV mời một bạn sắm vai người chuẩn bị đồ đi xa, cầm thẻ chữ ghi: ĐI BIỂN (hoặc: ĐI TRẠI HÈ, ĐI VỀ QUÊ,). +Các vật dụng sẽ lần lượt thuyết phục người đi xa mang mình theo. Ví dụ:“Tôi là Hãy mang tôi theo, tôi sẽ giúp bạn chải răng” + Sau một hồi bị thuyết phục và lựa chọn, người chuẩn bị hành lí đã chọn ra được hành lí mang theo. - Tổ chức HS chơi. - Các bạn trong lớp sẽ nhận xét xem bạn đã mang đủ đồ dùng chưa? Và có mang thừa đồ dùng không? Các vật dụng mang theo cần phù hợp với cả điều kiện thời tiết nơi đến. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Thông qua trò chơi, HS được rèn kĩ năng chuẩn bị hành lí cho mỗi chuyến đi xa. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà em hãy tự chọn quần áo, giày dép cho phù hợp với chuyến đi sắp tới cùng gia đình. - HS lắng nghe và chia sẻ. - HS chia sẻ nối tiếp. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS chia thành 6 nhóm. - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Đại diện nhóm trình bày, HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS tham gia chơi. - HS theo dõi và nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ. - HS thực hiện. Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN CHIA SẺ VỀ KẾ HOACH CHUYẾN ĐI SẮP TỚI CỦA GIA ĐÌNH EM VÀ THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ VÀO VA LI. I. MỤC TIÊU: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - Giúp HS chia sẻ về những thứ mình định chuẩn bị cho chuyến đi. - Giúp HS biết sắp xếp và quản lí đồ mang theo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài. - HS: SGK, một ba lô với nhiều đồ dùng cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 16: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 16. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 17: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - GV phân công chia sẻ theo từng bàn. HS trao đổi với bạn xem nhà mình sẽ đi đâu. Mình cần chuẩn bị mang theo những gì. - Gọi 1 vài HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Các bạn được học tập kinh nghiệm của nhau trong việc chuẩn bị hành lí mang theo. b. Hoạt động nhóm: Thực hành sắp xếp đồ vào va li. - GV hướng dẫn cách gấp quần áo và sắp xếp các đồ dùng cá nhân vào ba lô. - Yêu cầu HS thực hành nhóm đôi gấp đồ vào ba lô. - GV kết luận: Các bạn biết cách gấp, xếp đồ gọn gàng, tránh rơi, mất khi di chuyển đi xa. - Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. - Yêu cầu HS cùng bố mẹ ghi chép danh sách đồ mang theo; xếp đồ vào va li; đánh dấu, dán tên lên đồ dùng để khỏi bị thất lạc. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 17. - HS chia sẻ. - 3 -4 HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo nhóm đôi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. * Tự đánh giá theo chủ đề tự phục vụ bản thân. - GV hướng dẫn HS tự vẽ hoặc cắt dán hình vòng tròn, bông hoa vào cuối các mục ghi trong phần Tự đánh giá sau chủ đề vào tờ giấy thu hoạch. + Chưa làm: õ + Làm một lần: õ õ + Làm thường xuyên: õõõ
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc