Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 14+15

 I. MỤC TIÊU:

 *Kiến thức, kĩ năng:

- HS chủ động ứng phó với một số tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm, xử lí các tình huống xảy ra với bản thân mình trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: Bình tĩnh, nghĩ, hành động.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 8 trang trithuc 19/08/2022 10522
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 14+15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 14+15

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 14+15
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 14: NGHĨ NHANH, LÀM GIỎI.
 I. MỤC TIÊU:
 *Kiến thức, kĩ năng:
- HS chủ động ứng phó với một số tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS trải nghiệm, xử lí các tình huống xảy ra với bản thân mình trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: Bình tĩnh, nghĩ, hành động. 
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV hướng dẫn HS choi trò :" Gà con nhanh nhẹn"
 GV mời HS vào vai các chú gà con ứng phó nhanh khi có những tình huống bất ngờ xảy ra. GV hô: “Cáo đến”, HS sẽ nhồi thụp xuống, hay tay vòng ôm lấy mình như đôi cánh gà mẹ che chở con. GV hô: “Mưa rồi!”, HS sẽ chạy vào vị trí ngồi. Cứ thế, GV nghĩ thêm một hoặc hai tính huống hành động tương ứng, thống nhất trước để HS cùng thực hiện (Ví dụ: “Đi kiếm mồi!”, “Trời nắng!”)
- GV tổ chức HS tham gia chơi.
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống có những tình huống đơn giản bất ngờ xảy ra, chúng ta phải bình tĩnh ứng phó. 
2. Khám phá chủ đề:
*Xử lí tình huống.
 - YCHS quan sát hình trong tranh và nói các bạn trong tranh đang làm gì?
− GV giới thiệu tình huống :
Tranh 1: Đang rót nước bị đổ nước ra ngoài.
Tranh 2: Đang đi trên đường, bỗng mây đen kéo đến, có thể sắp mưa.
Tranh 3: Đang lạnh, mặc áo khoác nhưng sau khi chạy nhảy bỗng thấy nóng, mồ hôi túa ra.
 - Tranh 4: Bị chảy máu cam.
- GV yêu cầu HS trao đổi chỉ ra cách xử lí tình huống của các bạn trong mỗi tranh. 
- Yêu cầu HS báo cáo.
- GV gọi HS nhận xét .
- GV nhận xét .
GV kết luận: Trong cuộc sống xảy ra nhiều tình huống bất ngờ nhưng có thể xử lí rất đơn giản mà em cũng làm được. 
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- GV yêu cầu HS tìm thêm một số các tình huống khác trong cuộc sống.
 Ví dụ: Mực đổ ra bàn học.
- GV tổ chức cho HS phân tích tình huống đó:
+ Đang bơm mực không may quệt tay mực đổ ra bàn học ta làm thế nào?
- Khi bơm mực chúng ta phải làm gì để mực k bị đổ ?
− GV gợi ý một số tình huống cụ thể khác.
- GV nhận xét . Và nêu ra điểm chung khi xử lí tình huông : Bình tĩnh, nghĩ, hành động .Yêu cầu dán thẻ ở góc lớp .
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV gợi ý HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ để biết thêm các tình huống khác có thể xảy ra và HS có thể tự ứng phó được. 
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- HS tham gia chơi.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS trình bày lại bằng lời và giải thích vì sao mình chọn cách xử lí tình huống như thế. 
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi.
- HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS nhớ được những nguyên tắc ứng xử khi gặp tình huống bất ngờ trong sinh hoạt hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 14:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 14.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 14:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- Em đã xử lí tình huống về bản thân trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
b. Hoạt động nhóm: 
- GV mời các HS ngồi theo tổ và đố: “Đố các bạn, mình phải làm gì nếu.” (bị ngã; làm đổ; bị bẩn; kẹp tay; bị bỏ quên trên xe ô tô; đang đi trên đường gặp một con chó lạ; bị bật móng chân; mồ hôi ướt áo; bị sặc nước; bị ướt tất; đánh đổ nước ra sàn nhà; ). Mỗi tổ, nhóm có thể chọn vẽ cẩm nang ứng xử với một tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
- GV Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
- GV mời từng nhóm chia sẻ các “bí kíp”.
- GV gợi ý HS cùng bố mẹ thống nhất chỗ để những dụng cụ hỗ trợ ứng xử khi gặp tình huống bất ngờ: hộp y tế trong gia đình; giẻ lau để lau nước; đặt nước đá để chườm khi cần; ô, mũ khi đi nắng đi mưa; quần áo, tất mang theo khi cần thay; chiếc còi nhỏ khi cần gọi trợ giúp,
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 14.
 - Phải : Bình tĩnh, nghĩ, hành động.
HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
HS thực hiện.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 15: VIỆC CỦA MÌNH KHÔNG CẦN AI NHẮC.
 I. MỤC TIÊU:
 *Kiến thức, kĩ năng:
- HS chủ động sắp xếp các hoạt động hằng ngày của mình: biết giờ nào phải làm gì, phải chuẩn bị những gì.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS nhận thức được những việc mình cần làm trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: Bình tĩnh, nghĩ, hành động. Quả bóng gai.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV hướng dẫn HS chơi trò :" Trước khi và sau khi"
- GV vừa tung quả bóng gai cho HS vừa đưa ra một tình huống. HS vừa bắt (chộp) quả bóng gai, vừa đáp:
+ GV: Sau khi ngủ dậy  HS + Phải .
+ GV: Trước khi đi học 
+ GV: Trước khi đi ngủ ...
+ GV: Sau khi ngủ dậy 
+ GV: Trước khi đi học 
- Với những tình huống có nhiều đáp án, GV tung quả bóng gai cho nhiều HS khác nhau. 
- GV tổ chức HS tham gia chơi.
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt Kết luận: Chúng ta luôn thực hiện những việc cần phải làm đúng lúc.
2. Khám phá chủ đề:
*Lập thời gian biểu.
 - YCHS quan sát hình trong tranh và nói các bạn trong tranh đang làm gì?
- GV đề nghị HS liệt kê 4 – 5 việc thường làm hằng ngày từ lúc đi học về cho đến khi đi ngủ, HS có thể viết, vẽ ra tờ giấy .
- GV đề nghị HS đánh số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc nối mũi tên để sắp xếp các việc theo thứ tự thời gian.
- GV Mời HS vẽ lại và trang trí lại bản kế hoạch, ghi: THỜI GIAN BIỂU BUỔI CHIỀU. 
- Yêu cầu HS báo cáo.
- GV gọi HS nhận xét .
- GV nhận xét .
GV Kết luận: Khi đã biết mình phải làm việc gì hằng ngày, em sẽ chủ động làm mà không cần ai nhắc. 
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- GV yêu cầu HS Thảo luận theo nhóm, tổ hoặc cặp đôi về những ngày cuối tuần của mình. 
+ Những việc gì em thường xuyên tự làm không cần ai nhắc? 
+Những việc nào em làm cùng bố mẹ, gia đình, hàng xóm? 
- GVYC HS Tìm những điểm chung và những điểm khác nhau ở các ngày cuối tuần của mỗi người trong nhóm. 
GV Kết luận: Ngày cuối tuần thường có nhiều thời gian hơn nên công việc cũng nhiều và phong phú hơn. 
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV gợi ý HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ về “Thời gian biểu” mình đã lập và thực hiện.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- HS đáp lại:
- HS tham gia chơi.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện cá nhân.
(HS có thể lựa chọn để đưa ra những việc mình thường làm trên thực tế: tắm gội, chơi thể thao, ăn tối, đọc truyện, xem ti vi, trò chuyện với bà, giúp mẹ nấu ăn, đánh răng, sắp xếp sách vở và quần áo,).
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi.
(Lau cửa sổ, tưới cây, chăm cây cối, dọn vệ sinh khu phố, đi học vẽ, xem ti vi, đi mua sắm, đi dã ngoại, giúp mẹ nấu ăn, tập đàn, sang nhà bà chơi, sắp xếp lại giá sách, bàn học, đọc sách,).
- HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS củng cố lại thói quen làm việc theo thời gian biểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 15:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 15.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 15:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- YCHS Làm việc theo cặp đôi, người kể, người nghe. Tự nhận xét xem mình đã làm được mọi việc đúng giờ chưa hay vẫn còn quên và nhầm lẫn. Nghe lời khuyên của bạn xem mình nên làm gì để khắc phục. 
- GV Khen ngợi, đánh giá.
Kết luận: Lập thời gian biểu thì dễ mà làm việc theo thời gian biểu thì khó. Ai cũng thấy khó, kể cả người lớn vì chúng ta hay quên, hay mải chơi, hay lười,... Nhưng chính vì thế, chúng ta cần cố gắng hằng ngày để tạo thành thói quen. 
b. Hoạt động nhóm: 
- GV mời HS viết hoặc vẽ ra giấy một việc mình định làm vào cuối tuần này: Đó là việc gì? Em cần chuẩn bị gì để làm được việc đó? Em sẽ làm vào thời gian nào? Em có cần nhờ ai hỗ trợ không?
- GV tổ chức HS báo cáo.
- GV nhận xét.
3. Cam kết hành động.
- GV mời cả tổ đập tay và nói: Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm!.
-GV khuyến khích HS thực hiện dự định cuối tuần và hẹn sẽ hỏi lại về việc này vào tuần sau. 
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 15.
-HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
HS thực hiện.
 - HS ngồi theo nhóm, tổ và lắng nghe các thành viên chia sẻ về dự định cuối tuần của mình. Các bạn góp ý thêm.
 	Ví dụ: Bạn An dự định cuối tuần sẽ học cách bóc trứng luộc. Bạn Bình dự định cuối tuần sẽ vẽ một bức tranh để tặng bố. Bạn Hoà dự định cuối tuần sẽ nhổ tóc bạc cho bà,

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc