Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 12+13

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Hiểu thêm về thầy cô; Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo.

- Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt các em vào hoạt động chủ đề. Qua những câu đố về sở thích, thói quen của thầy cô, học sinh quan tâm đến thầy cô mình.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS viết được những điều muốn chia sẻ cùng với thầy cô mà các em không thể

hoặc không muốn nói bằng lời. Đó có thể là lời cảm ơn, lời xin lỗi hay một lời chúc,.

- HS chia sẻ cùng nhau những điều biết ơn thầy cô, những việc các em đã làm để

thể hiện tình cảm đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: Sách giáo khoa;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 10 trang trithuc 19/08/2022 8020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 12+13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 12+13

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 12+13
TUẦN 12 Hoạt động giáo dục theo chủ đề
BÀI 2: BIẾT ƠN THẦY CÔ
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu thêm về thầy cô; Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo.
- Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt các em vào hoạt động chủ đề. Qua những câu đố về sở thích, thói quen của thầy cô, học sinh quan tâm đến thầy cô mình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS viết được những điều muốn chia sẻ cùng với thầy cô mà các em không thể
hoặc không muốn nói bằng lời. Đó có thể là lời cảm ơn, lời xin lỗi hay một lời chúc,...
- HS chia sẻ cùng nhau những điều biết ơn thầy cô, những việc các em đã làm để
thể hiện tình cảm đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. 
- HS: Sách giáo khoa; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
Chơi trò Ai hiểu thầy cô nhất?
GV dành thời gian để HS nhớ lại buổi làm quen đầu năm học, những lần trò chuyện hay làm việc hằng ngày. Sau đó, GV đặt câu hỏi mời HS trả lời, tìm ra HS nào là người luôn quan sát, hiểu thầy cô dạy mình nhất.
- GV dẫn dắt vào chủ đề bằng cách đặt câu hỏi:
- Đố các em, cô thích màu gì nhất? 
- Cô có thói quen làm gì khi đến lớp? 
- Cô có thể chơi nhạc cụ gì không? 
- Loài hoa cô thích nhất là gì?
- Vì sao em biết thông tin đó?
– GV dựa trên những câu trả lời của HS để tìm ra “Ai hiểu thầy cô nhất?”, khen tặng HS.
Kết luận: Nếu chúng ta luôn quan tâm, biết quan sát thầy cô của mình, em sẽ có thể hiểu được thầy cô của mình. 
2. Khám phá chủ đề:
*Hoạt động 1: Viết điều em muốn nói thể hiện lòng biết ơn thầy cô. 
- GV dành thời gian để HS nghĩ về thầy cô mà mình muốn viết thư, nghĩ về điều em
muốn nói mà chưa thể cất lời.
- GV có thể gợi ý một số câu hỏi:
+ Em muốn viết thư cho thầy cô nào?
+ Em đã có kỉ niệm gì với thầy cô? 
+ Câu chuyện đó diễn ra khi nào? 
+ Là kỉ niệm vui hay buồn?
+ Em muốn nói với thầy cô điều gì? 
+ Một lời cảm ơn? Một lời xin lỗi? Một lời chúc? Một nỗi ấm ức? ...
+ GV gửi tặng HS những tờ bìa màu hoặc những tờ giấy viết thư xinh xắn và dành thời
gian để các em viết lá thư của mình.
+ GV hướng dẫn HS cách gấp lá thư trước khi bỏ vào hòm thư.
Kết luận: Mỗi lá thư đều gửi gắm tình cảm của các em với thầy cô của mình. Lá thư là cầu nối giúp thầy cô và các em hiểu nhau hơn
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- GV mời HS ngồi theo tổ và chia sẻ với nhau về tình cảm của các em với thầy cô giáo.
- GV gợi ý thảo luận với một số câu hỏi:
+ Vì sao em biết ơn các thầy cô?
+ Kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô của
mình bằng lời nói hoặc hành động?
Kết luận: Thầy cô là người dạy em điều hay, là người bạn lớn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ em
trong cuộc sống, trong học tập. 
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
GV gợi ý HS về nhà chia sẻ với bố mẹ về tình cảm của thầy cô đối với em hoặc của em với
thầy cô.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 HS nêu.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện cá nhân.
- Quan sát lắng nghe
- HS thực hiện đọc nối tiếp.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động theo nhóm 4
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN TUẦN 12 
 THEO CHỦ ĐỀ: EM YÊU TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
- HS có thêm cơ hội để hiểu thầy cô của mình hơn, cả lớp sẽ yêu thương nhau hơn.
- Tạo tình cảm gần gũi, yêu thương giữa các thành viên trong lớp và thầy cô giáo.
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 12:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 12.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 14:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
2.1. Hoạt động nhóm: 
 a. Tham gia văn nghệ chúc mừng thầy cô 
GV phân công mỗi tổ sẽ chuẩn bị một tiết mục đặc biệt để tham gia biểu diễn văn nghệ về chủ đề THẦY CÔ GIÁO EM. 
b. Nói lời cảm ơn với thầy cô.
Tổ chức hoạt động:
- GV chia sẻ cảm xúc của mình khi đọc được những bức thư của HS. Gợi lại những kỉ niệm mà các em đã nhắc đến.
- GV mời HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình khi viết thư gửi thầy cô.
Kết luận: Lớp chúng ta luôn yêu thương, lắng nghe và giúp đỡ nhau. Thầy cô luôn ở bên các em. Cả lớp cùng hô vang “Lớp chúng mình là một gia đình”.
Cùng làm “sợi dây yêu thương” để thấy sự kết nối của thầy cô. 
– GV sắp xếp để HS ngồi theo tổ để làm “sợi dây yêu thương” của từng tổ.
- GV hướng dẫn HS sẽ tự cắt một vòng móc xích của chính mình từ giấy màu, sau đó kết
lại với nhau theo từng tổ.
- GV mời HS đứng thành vòng tròn và GV sẽ dùng vòng móc xích của mình kết nối “sợi dây yêu thương” của từng tổ lại để tạo thành “sợi dây yêu thương” của cả lớp.
- GV đề nghị cả lớp cùng nắm tay nhau và vui hát một bài.
Kết luận: Mỗi thành viên trong lớp là một phần không thể thiếu trong “Sợi dây yêu
thương” này, và thầy cô sẽ kết nối các em để giúp các em giải quyết khó khăn, xoá bỏ hiểu lầm, luôn yêu quý nhau.
3. Cam kết hành động.
GV gợi ý HS cắt một ngôi sao giấy, trên đó viết thông tin về thầy cô để thể hiện sự quan
tâm của mình đối với thầy cô. Mỗi cánh sao là một thông tin em biết.
GV chọn một trong ba phương án sau:
GV hướng dẫn HS tự vẽ hoặc cắt dán hình vòng tròn, bông hoa vào cuối các mục ghi
trong phần Tự đánh giá sau chủ đề (làm trong vở hoặc tờ giấy thu hoạch).
Chưa làm Làm một lần Làm thường 
 xuyên 
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 13.
- Tham gia biểu diễn văn nghệ
- Lắng nghe
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe
- HS thực hiện.
- Cắt móc xích
- Đứng thành vòng tròn
- Nắm tay nhau và hát
- Lắng nghe
Tự đánh giá sau chủ đề : EM YÊU TRƯỜNG EM
– Giúp đỡ, chia sẻ với bạn.
– Hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè khi có bất hoà với bạn.
– Thực hiện một việc để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
– Tham gia thực hiện kế hoạch “Trường học hạnh phúc”.
TUẦN 13 	Hoạt động giáo dục theo chủ đề
 BÀI 13:13EM TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
Kể được những việc cần làm để tự phục vụ bản thân.
– Nêu được cách làm những việc đó.
– Thực hiện được một số việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. 
- Thực hiện được những việc tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt hằng ngày.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Dẫn dắt vào chủ đề tự phục vụ bản thân. 
- HS nêu được một số việc làm tự phục vụ mình. 
- HS kể về những việc mình nên tự làm để phục vụ bản thân. Khi kể cho nhau
nghe, HS sẽ cảm thấy tự hào và mong muốn tiếp tục thực hiện những việc tự phục vụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. 
- HS: Sách giáo khoa; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Nghe và thảo luận về câu chuyện Bạn nhỏ hay gọi “Mẹ ơi!”. 
Tổ chức hoạt động:
- GV kể cho HS nghe câu chuyện về Bạn nhỏ hay gọi: “Mẹ ơi!”, vừa kể vừa tương tác
với HS.
Kẹo là một cô bé xinh xắn, đã học lớp 2 rồi nhưng vẫn chưa tự làm được nhiều việc.
– GV dừng lại hỏi: 
- Các em đoán xem, vì sao vậy?
Khi đang chơi, khát nước, Kẹo gọi: “Mẹ ơi, con khát!”, ngay lập tức mẹ rót nước mang
đến cho Kẹo.
Khi muốn đi chơi mà không thấy dép đâu, Kẹo gọi: “Mẹ ơi, đôi dép màu hồng của con
ở đâu?”, mẹ vội vàng đi tìm dép cho Kẹo.
– GV có thể đưa thêm nhiều tình huống khác (như mất khăn, đói bụng, thích đọc sách, muốn xem ti vi, muốn buộc dây giày,) để HS vào vai bé Kẹo, gọi: “Mẹ ơi!”.
Ví dụ:
GV: – Kẹo muốn đi sinh nhật bạn, buộc tóc lên cho xinh, Kẹo gọi: 
HS: – Mẹ ơi, mẹ buộc tóc cho con!
Bây giờ thì các bạn đã hiểu, vì sao mọi người thường gọi bé Kẹo là cô bé “Mẹ ơi!”.
- YC HS hoạt động theo nhóm đôi
– GV hỏi để HS dự đoán về cảm nhận của mẹ bé Kẹo?
– GV mời HS đưa ra lời khuyên cho bé Kẹo để sống tự lập hơn.
Kết luận: Em đã lớn, em biết tự làm những việc vừa sức để tự phục vụ cho mình.
2. Khám phá chủ đề:
*Hoạt động : Kể về những việc em nên tự làm để phục vụ bản thân. 
Tổ chức hoạt động:
GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ về những việc em có thể tự làm để phục vụ mình.
– Khi đến lớp, áo chống nắng và mũ nón, ô dù em để ở đâu?
– Khi khát nước, em tự uống nước như thế nào? Em có biết bình nước, cốc nước nhà
mình để đâu không? Ở lớp thì uống nước thế nào?
– Làm sao để không bị quên đồ ở lớp?
– Đi giày thế nào cho đúng?
– Buộc dây giày, buộc tóc, tự mặc áo mưa thế nào cho đúng cách?
– Em có biết xới cơm không? Em ăn xong có mang bát cơm để vào chỗ rửa bát không? Em
có biết cách tự gắp thức ăn không?
– Sau khi đi vệ sinh xong, để không gian nhà vệ sinh sạch sẽ, không bị mùi hôi em cần làm
gì? (giật nước, mở nắp bồn ngồi khi đi tiểu, không trêu đùa nhau khi đi vệ sinh,
Kết luận: Muốn tự làm một việc, trước hết mình phải quan sát cách người lớn làm hoặc
nhờ hướng dẫn. Mình làm nhiều sẽ quen tay, sẽ không ngại nữa. 
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
Chia sẻ về những việc em đã làm để tự phục vụ bản thân.
Trò chơi: Ai biết tự phục vụ? 
Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS chơi theo nhóm, khuyến khích HS kể với bạn trong tổ, nhóm mình về
những việc mình có thể tự làm để phục vụ bản thân: Trò chơi bắt đầu từ câu “Tớ tự”
“Tôi tự ” “Mình tự ”
– Cùng đếm xem tổ mình có bao nhiêu bạn có thể tự phục vụ?
Kết luận: Biết tự lo – là đã lớn!
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV đề nghị HS bàn với bố mẹ để lựa chọn một việc em muốn được tự làm nhưng chưa
biết cách và bố mẹ hướng dẫn cách thực hiện công việc đó.
- Khuyến khích HS nói với bố mẹ về việc: tự dọn dẹp phòng mình, tự sắp xếp lại quần áo
của mình, tự sắp xếp giá giày dép gọn gàng, ăn xong tự cất bát vào bồn rửa, “Bố mẹ
đừng làm hộ! Con sẽ tự làm!”
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- Nghe GV kể
- 2-3 HS nêu.
- Đóng vai theo tình huống
- Các nhóm lên trình bày
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe. 
- Hoạt động theo nhóm 4
- HS thực hiện cá nhân.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động theo nhóm 4
- 
- Đại diện nhóm lên kể
- Đánh giá
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 13
 THEO CHỦ ĐỀ: TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề “TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN”.
- Thực hiện rèn luyện một số hành động tự phục vụ bản thân trong bữa ăn hằng ngày. 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS mạnh dạn chia sẻ với bạn về những niềm vui, khó khăn khi mới học cách
thực hiện công việc tự phục vụ bản thân. 
- HS rèn luyện một số hành động tự phục vụ bản thân trong bữa cơm hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 13:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 13.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 14:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
2.1. Hoạt động nhóm: 
a. Kể cho bạn nghe về việc em mới học làm để phục vụ bản thân và những khó khăn khi mới học cách làm. 
Tổ chức hoạt động: GV mời HS thảo luận theo cặp đôi: kể cho bạn nghe về những niềm vui, khó khăn, những khám phá thú vị, cảm nhận của mình, khi tự mình làm được thêm một việc, không cần bố mẹ giúp.
- YC một số nhóm lên kể
Kết luận: Khi bắt đầu làm một việc sẽ rất ngại và thấy khó khăn, nhưng khi mình quyết tâm làm và tự làm được, mình sẽ thấy thật vui và bố mẹ cũng rất vui!
b. Chơi trò: Quanh mâm cơm. 
Tổ chức hoạt động:
Tổ chức hoạt động:
- GV trò chuyện với HS về bữa cơm hằng ngày của gia đình.
+ Mâm cơm gia đình em có những món ăn gì?
+ Chúng ta cần chuẩn bị những đồ dùng nào cho bữa cơm?
- GV hướng dẫn mỗi tổ đóng góp một món ăn làm bằng giấy nháp, giấy màu. VD: tổ 1
làm món mì xào (xé giấy thành sợi dài), tổ 2 làm món cá kho (vẽ con cá lên giấy), tổ 3
làm cơm (vo viên giấy nháp xé nhỏ), Sau đó, GV đặt chiếc mâm mang theo lên bàn,
mời mỗi tổ cử một HS lên xếp mâm theo hướng dẫn của mình: đặt bát nước mắm, nước chấm (mô phỏng) vào giữa mâm, các món ăn để xung quanh, HS ngồi xung quanh
mâm, sắp bát, đũa, Cả lớp quan sát các bạn và nhận xét.
- Câu hỏi thảo luận:
+ Em có thể làm gì để giúp bố mẹ chuẩn bị mâm cơm gia đình?(GV viết từ khoá lên
bảng: sắp bát, so đũa, xới cơm).
+ Hướng dẫn cách sử dụng đũa trong mâm cơm. (Mời ông bà, bố mẹ gắp thức ăn trước,
tự dùng đũa gắp miếng thức ăn vừa đủ, không ngoáy đũa vào bát canh, đặt đũa xuống
mâm khi múc canh,).
+ Chia sẻ về ý nghĩa của cái mâm trong bữa cơm gia đình (sạch sẽ, hình tròn tượng
trưng cho sự êm ái, đầy đủ - ngồi quanh mâm, gia đình có thể nhìn thấy nhau rõ hơn,
vui hơn; đồ ăn sắp xếp hình tròn đẹp hơn).
- Nếu còn thời gian và nếu mượn được đủ mâm, đĩa giấy, bát nhựa, GV có thể mời HS làm việc theo tổ và phát cho mỗi tổ một ít giấy vụn, bìa màu để tự chuẩn bị một mâm cơm gia đình.
Trong quá trình HS chơi, GV đến từng nhóm để khuyến khích và hướng dẫn HS.
Kết luận: Em có thể tự làm được nhiều việc khi ăn cơm cùng gia đình.
3. Cam kết hành động.
GV đề nghị HS về nhà xin bố mẹ một chiếc lọ và những hạt đậu. Mỗi lần em làm được một việc tự phục vụ mình, em hãy cho một hạt đậu vào lọ để tự khen mình.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 14.
- Thảo luận theo cặp đôi
- Đại diện nhóm lên kể
- Lắng nghe
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe
- Các tổ thực hiện
- Các tổ thảo luận
- Quan sát, lắng nghe
- Chia sẻ
- Lắng nghe
- Thực hiện

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc