Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024

TUẦN 3 - TIẾT 3: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

THAM GIA LỄ PHÁT ĐỘNG CUỘC THI “EM YÊU TRƯỜNG EM”

Tiết thứ 7

Ngày soạn: 15/9/2023

Ngày dạy : 18/9/2023, Kiểm diện

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

- Tự hào, gắn bó với mái trường và sẵn sàng thực hiện các hoạt động để xây dựng truyền thống nhà trường.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác thực hiện các hoạt động để xây dựng truyền thống nhà trường.

2. Phẩm chất:

 Nhân ái, trách nhiệm trong các hoạt động của trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động; lớp 9B

- Xây dựng thể lệ, nội dung, hình thức tham gia cuộc thi để phổ biến tới HS.

- Khuyến khích và tư vấn HS tham gia cuộc thi.

2. Đối với HS

- Tìm hiểu về truyền thống nhà trường.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới:

- Đội nghi thức thực hiện Nghi thức chào cờ đầu tuần

- Cô giáo Hứa Thị Hường lên sơ kết tuần 3;

- TPT, BGH lên triển khai nhiệm vụ tuần mới.

 

docx 9 trang Khánh Đăng 26/12/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024
TUẦN 3 - TIẾT 3: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
THAM GIA LỄ PHÁT ĐỘNG CUỘC THI “EM YÊU TRƯỜNG EM”
Tiết thứ 7
Ngày soạn: 15/9/2023
Ngày dạy : 18/9/2023, Kiểm diện
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
- Tự hào, gắn bó với mái trường và sẵn sàng thực hiện các hoạt động để xây dựng truyền thống nhà trường.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác thực hiện các hoạt động để xây dựng truyền thống nhà trường.
2. Phẩm chất:
 Nhân ái, trách nhiệm trong các hoạt động của trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động; lớp 9B
- Xây dựng thể lệ, nội dung, hình thức tham gia cuộc thi để phổ biến tới HS.
- Khuyến khích và tư vấn HS tham gia cuộc thi.
2. Đối với HS
- Tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới: 
 Đội nghi thức thực hiện Nghi thức chào cờ đầu tuần
Cô giáo Hứa Thị Hường lên sơ kết tuần 3;
TPT, BGH lên triển khai nhiệm vụ tuần mới.
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a)Mục tiêu:
- GV nói chuyện về truyền thống, những tấm gương tiêu biểu đã tạo dựng nên truyền thống của nhà trường.
b) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Đại diện HS giới thiệu về những hoạt động mà HS đang thực hiện để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
Đại diện HS giới thiệu về những hoạt động mà HS đang thực hiện để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS giới thiệu về những hoạt động mà HS đang thực hiện để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
B4: Kết luận, nhận định
Chăm chỉ, tích cực học tập
Tham gia các hoạt động của trường lớp, các cấp đề ra.
Thực hiện tốt nội quy.
Chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ
- GV phát động cuộc thi “Em yêu trường em”.:
+ Trang trí lớp học
+ Thi đua học tập giữa các tổ, lớp
+ Thi Hoa điểm mười, tuần học tốt, tháng học tốt
+ Thi Nghìn việc tốt
+ Giúp bạn đến trường
+ Ủng hộ bạn nghèo
.
ĐÁNH GIÁ
- HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia các hoạt động.
- Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của HS.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- Suy nghĩ về những việc cần làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Viết bài hoặc thiết kế sản phẩm tham gia cuộc thi “Em yêu trường em”
***********************************************************
SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết thứ 8
Ngày soạn: 17/9/2023
Ngày dạy: 19/9/2023, Kiểm diện
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Hiểu biết và tự hào hơn về truyền thống của nhà trường.
- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
Năng lực riêng: 
- Hiểu biết về truyền thống của nhà trường.
- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Một số câu chuyện, hình ảnh về truyền thống nhà trường.
2. Đối với HS
- Giấy trắng khổ A0, bút màu, bút dạ, băng dính, giấy màu, các vật dụng cần thiết để làm sản phẩm cho cuộc thi “Em yêu trường em” do nhà trường tổ chức.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Như thế nào và ở đâu?”.
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Như thế nào và ở đâu?”.
- GV hướng dẫn cách chơi: 
+ Cả lớp chia thành 2 nhóm.
+ Các nhóm sẽ thảo luận trong vòng 30 giây để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi.
+ Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng trong thời gian ngắn hơn sẽ được tính điểm.
- GV đưa ra câu hỏi (các câu hỏi có thể về những đặc điểm của nhà trường hoặc lớp học):
+ Trường mình có tất cả bao nhiêu lớp học?
+ Trường mình có tất cả bao nhiêu cây bàng?
+ Trong vườn hoa của trường có những loại hoa gì?
+ Phòng y tế của trường ở dãy nhà nào?
+ Nhà xe của trường có phân khu riêng cho các lớp hay không?
+ Có bao nhiêu lớp 8 trong khối 8 của trường mình?
- GV có thể bổ sung những câu hỏi khác phù hợp với lứa tuổi HS để hoạt động sôi nổi hơn.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận và những điều thu nhận được sau khi tham gia trò chơi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày
Bước 4: Báo cáo, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xây dựng truyền thống nhà trường.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động. Tìm hiểu về những việc cần làm dể xây dựng truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được các truyền thống của nhà trường.
- Nêu được những việc cần làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Cách thức tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về truyền thống của trường em và những việc các thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS chia sẻ về truyền thống của trường em và những việc các thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức chia sẻ trong nhóm.
- GV hướng dẫn:
+ Kể tên những truyền thống nổi bật của nhà trường.
+ Nêu những việc mà thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ 
- HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm sau không nhắc lại ý của nhóm trước.
- GV yêu cầu HS trong lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.
- GV chiếu các hình ảnh về các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2. Thảo luận những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
- GV giao nhiệm vụ và yêu cầu: Nêu những việc HS có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV hướng dẫn: HS có thể trình bày kết quả thảo luận dưới dạng sơ đồ tư duy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận về những việc cần làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV gợi ý:
- GV gọi một số HS nêu cảm nhận và những điều rút ra được qua hoạt động,
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét, đánh giá.
1. Chia sẻ về truyền thống của trường em và những việc các thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường.
Chia sẻ về truyền thống của trường em và những việc các thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường:
Gợi ý:
- Tên những truyền thống nổi bật của nhà trường
- Những việc mà thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường:
+ Thi đua dạy tốt – học tốt.
+ Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
2. Thảo luận những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Những việc HS có thể làm bao gồm:
- Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng những quy định chung của nhà trường.
- Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường.
- Tham gia vào các hoạt động kết nối nhà trường và cộng đồng (lao động công ích, hoạt động thiện nguyện,...).
- Tích cực học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.
- GV kết luận chung Hoạt động:
+ Trường của chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. 
+ Hiểu về trường cũng như những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, mỗi chúng ta thêm yêu và tự hào về mái trường thân yêu này hơn. 
+ Các em hãy tự giác thể hiện trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng của mình.
+ Theo năm tháng, cảnh quan nhà trường có thể đổi thay nhưng giá trị tinh thần và truyền thống tốt đẹp của trường mình sẽ luôn tồn tại và được bảo tồn, phát huy qua mỗi thế hệ HS.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
a. Mục tiêu:
- HS thực hiện được những hoạt động, việc làm cụ thể để xây dựng truyền thống nhà trường.
- HS hào hứng, chủ động tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tham gia cuộc thi “Em yêu trường em” do nhà trường phát động.
- GV phổ biến thể lệ cuộc thi và hướng dẫn: 
+ HS lựa chọn những việc cần làm (đã liệt kê ở Hoạt động 2, SGK – trang 10) để thiết kế sản phẩm tham gia cuộc thi.
+ HS có thể làm theo hình thức cá nhân hoặc nhóm.
- GV gợi ý:
+ Về nội dung: HS thiết kế sản phẩm thể hiện truyền thống nhà trường.
+ Về hình thức: HS có thể làm thơ, quay đoạn phim ngắn, viết bài văn ngắn hoặc chụp một số bức ảnh về những hoạt động cụ thể của lớp. 
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ 
- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-GV mời HS chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể đưa sản phẩm đã hoàn thiện của mình lên tài khoản mạng xã hội của trường hoặc dán lên giấy trắng khổ A0 để triển lãm tại lớp học.
- HS có thể hoàn thiện ở nhà nếu sản phẩm chưa làm xong trên lớp. Sản phẩm sẽ được giới thiệu, trình bày vào tiết Sinh hoạt lớp.
- Các HS khác có thể chụp lại hình ảnh sản phẩm và các hoạt động lớp mình đã thực hiện để xây dựng truyền thống nhà trường theo quy định của cuộc thi “Em yêu trường em”.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
THAM GIA NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ ĐỂ GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
a. Mục tiêu:
- HS tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- HS vận động được các bạn cùng tham gia hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
c. Sản phẩm: HS tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
d. Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động sau:
+ Thường xuyên tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường như xây dựng văn hóa nhà trường, kết nối nhà trường và cộng đồng, tham gia các sự kiện nhà trường tổ chức hoặc các ngày nghỉ lễ kỉ niệm của nhà trường.
+ Vận động các bạn cùng tham gia hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
+ Ghi lại và chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời HS chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi hoặc chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá thái độ tham gia các hoạt động của HS.
- GV kết luận bài học:
+ Hiểu và đóng góp vào việc xây dựng truyền thống nhà trường là việc mỗi chúng ta cần tích cực tham gia để thể hiện lòng biết ơn, sự tự hào và trách nhiệm đối với nhà trường.
+ Văn hóa, truyền thống của nhà trường là do tất cả các thành viên trong nhà trường tạo dựng và phát triển, bắt đầu từ những hành động rất nhỏ của bản thân mỗi người.
+ Khi chúng ta cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của nhà trường thì các em cũng có sự cảm nhận tốt đẹp về bản thân mình hơn.
- GV kết thúc tiết học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn tập lại kiến thức đã học: 
Hiểu biết về truyền thống của nhà trường.
Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt lớp:Chia sẻ kết quả cuộc thi “Em yêu trường em” và chia sẻ kế hoạch về hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
TUẦN 3 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP;
SHCĐ: CHIA SẺ NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC ĐỂ 
GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết thứ 9
Ngày soạn: 20/9/2023
Ngày dạy: 23/9/2023, Kiểm diện
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS chia sẻ những việc làm cụ thể đã thực hiện được để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: HS chia sẻ được kết quả rèn luyện kĩ năng xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp, trường và cộng đồng.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch tuần mới.
- Nội dung liên quan,
2. Học sinh: 
- Nội dung sơ kết tuần
- Chuẩn bị theo hướng dẫn của GVCN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh bước vào giờ sinh hoạt.
B. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp và đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sơ kết tuần
a. Mục tiêu: Đưa ra kế hoạch tuần mới.
b. Nội dung: Lên kế hoạch tuần mới
c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của ban cán sự lớp
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu ban cán sự lớp tự điều hành lớp , đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu: 
- HS cảm nhận được bầu không khí thoải mái, tích cực khi được tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
- HS chia sẻ được những việc làm cụ thể bản thân đã thực hiện để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- HS đánh giá được kết quả thực hiện Chủ đề 1.
b. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm các em đã làm được khi tham gia cuộc thi “Em yêu trường em” do nhà trường phát động.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS giới thiệu sản phẩm các em đã làm được khi tham gia cuộc thi “Em yêu trường em”
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày sản phẩm đẹp, thể hiện được sự tự hào và yêu mến trường, lớp của HS.
- HS trong lớp chia sẻ những bài học rút ra được, những điều mới mẻ thu nhận được từ cuộc thi “Em yêu trường em”.
B4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét và khen ngợi các sản phẩm đẹp, thể hiện được sự tự hào và yêu mến trường, lớp của HS.
- GV tổ chức cho HS trong lớp chia sẻ những việc làm cụ thể bản thân đã thực hiện để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV tổ chức cho HS đánh giá kết quả thực hiện Chủ đề 1.
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 1
1. GV yêu cầu HS tự đánh giá kết quả thực hiện Chủ đề 1 theo các tiêu chí sau:
Nêu được ít nhất 3 việc làm cần thiết để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Liệt kê được ít nhất 4 dấu hiệu của bắt nạt học đường.
Thực hiện được ít nhất 3 việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường.
Kể lại được 2 việc đã làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục theo chủ đề do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường tổ chức.
Đạt:Thực hiện được ít nhất 3 tiêu chí.
Chưa đạt:Chỉ thực hiện được 2 tiêu chí trở xuống
2. GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng trong nhóm/tổ.
3. GV đánh giá chung theo hướng dẫn đánh giá thường xuyên ở phần chung.
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên: ..
Lớp:.
Trường:.
1. Tự đánh giá
Tích ü vào ô phù hợp:
STT
Nội dung
Đã thực hiện
Chưa thực hiện
1
Nêu được ít nhất 3 việc làm cần thiết để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
2
Liệt kê được ít nhất 4 dấu hiệu của bắt nạt học đường
3
Thực hiện được ít nhất 3 việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường.
4
Kể lại được 2 việc đã làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
5
Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục theo chủ đề do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường tổ chức.
Tổng kết: /5 tiêu chí – Đạt/Không đạt
2. Đánh giá đồng đẳng trong tổ/nhóm
3. Ý kiến chung của giáo viên

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_8_ket_noi_tri_thu.docx