Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tiết 1: Xây dựng và giữ gìn tình bạn - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

 Tiết 1 Xây dựng và giữ gìn tình bạn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

- Chia sẻ và nêu được cách xây dựng, giữ gìn tình bạn.

- Giải quyết được những khó khăn trong tình bạn như hiểu lầm, đố kị, áp lực từ bạn hoặc nhóm bạn để giữ gìn tình bạn.

- Trân trọng những giá trị tốt đẹp của tình bạn, những phẩm chất của một người bạn. - Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, hợp tác; phẩm chất nhân ái, trung thực. 2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm. Năng lực riêng: Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với bạn bè.

3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Các thẻ hình chữ nhật, hình tròn và ghi nội dung trên mỗi thẻ.

+ Thẻ hình chữ nhật màu nâu: tôn trọng, trung thực, yêu thương, tin cậy, hoà đồng. + Thẻ hình chữ nhật màu xanh: Nói lời xin lỗi nếu gây tốn thương cho bạn, không làm bạn xấu hổ và lo lắng; lắng nghe và không phán xét; dành thời gian cho nhau, chia sẻ khó khăn với nhau; hỗ trợ lẫn nhau.

 

docx 7 trang Khánh Đăng 26/12/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tiết 1: Xây dựng và giữ gìn tình bạn - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tiết 1: Xây dựng và giữ gìn tình bạn - Năm học 2023-2024

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tiết 1: Xây dựng và giữ gìn tình bạn - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 10/9/2023 
Ngày dạy: 14/9/2023 
CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG 
 Tiết 1 Xây dựng và giữ gìn tình bạn 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Sau khi tham gia hoạt động này, HS: 
- Chia sẻ và nêu được cách xây dựng, giữ gìn tình bạn. 
- Giải quyết được những khó khăn trong tình bạn như hiểu lầm, đố kị, áp lực từ bạn  hoặc nhóm bạn để giữ gìn tình bạn. 
- Trân trọng những giá trị tốt đẹp của tình bạn, những phẩm chất của một người bạn. - Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, hợp tác; phẩm chất nhân ái, trung thực. 2. Năng lực 
Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm. Năng lực riêng: Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với  bạn bè. 
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV 
- Các thẻ hình chữ nhật, hình tròn và ghi nội dung trên mỗi thẻ. 
+ Thẻ hình chữ nhật màu nâu: tôn trọng, trung thực, yêu thương, tin cậy, hoà đồng. + Thẻ hình chữ nhật màu xanh: Nói lời xin lỗi nếu gây tốn thương cho bạn, không  làm bạn xấu hổ và lo lắng; lắng nghe và không phán xét; dành thời gian cho nhau,  chia sẻ khó khăn với nhau; hỗ trợ lẫn nhau. 
2. Đối với HS 
- Nghiên cứu các tình huống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Vũ điệu tự do”. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS tham gia nhiệt tình. c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra. 
d. Tổ chức thực hiện:  
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vũ điệu tự do”. 
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm xúc của bản thân (vui vẻ, hào  hứng, cảm thấy sự e ngại cá nhân được tháo gỡ,...). 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi. 
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xây dựng và giữ gìn tình bạn. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động. Tìm hiểu về việc xây dựng và giữ gìn tình bạn 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 
- Nhớ lại và chia sẻ được tình cảm gắn bó, sự trân trọng với người bạn thân thiết. - Nêu được cách xây dựng và giữ gìn tình bạn. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để chia sẻ về tình cảm gắn bó, sự trân  trọng với người bạn thân thiết.  
c. Sản phẩm: HS chia sẻ được tình cảm gắn bó, sự trân trọng với người bạn thân thiết của  mình và cách xây dựng, giữ gìn tình bạn. 
d. Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về một tình bạn mà em đã  xây dựng và giữ gìn. 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS chia sẻ về một  tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn. - GV hướng dẫn: 
+ Em và người bạn đó đã gặp nhau như thế nào? + Điều gì khiến em quý mến người bạn đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân, liên hệ thực tế và trả lời câu  hỏi. 
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần  thiết). 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV động viên, khích lệ HS chia sẻ cảm xúc sau  khi nghe bạn kể về tình bạn đã xây dựng và giư  gìn. 
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 
Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm khác nhau và phát  cho mỗi nhóm các thẻ màu nâu, xanh và vàng. - GV hướng dẫn: 
+ HS đưa ra ý tưởng về hình tượng “Cây tình  bạn” và sắp xếp các thẻ màu thành một cây xanh 
1. Chia sẻ về tình bạn mà em đã  xây dựng và giữ gìn. 
Chia sẻ về một tình bạn mà em đã  xây dựng và giữ gìn: 
Gợi ý: 
- Hoàn cảnh gặp nhau: 
- Lí do yêu quý bạn: 
+ Ngoại hình 
+ Tính cách 
+ Khả năng học tập 
2. Thảo luận về cách xây dựng và  giữ gìn tình bạn.
có đầy đủ rễ cây, thân cây, lá, hoa và quả trên tờ giấy A0, ở dưới ghi chữ “Cây tình bạn”. + HS sẽ cắt/ viết chữ lên các thẻ màu. 
- GV gợi ý: Các chữ được ghi trên thẻ màu gồm: + Chủ động, mạnh dạn. tự tin khi làm quen với  bạn mới.  
+ Chia sẻ chân thành, cởi mở 
+ Không phán xét, tin tưởng lẫn nhau, luôn tôn  trọng, lắng nghe bạn 
+ Chia sẻ với nhau khi vui buồn, có khó khăn,  vướng mắc 
+ Dành thời gian cho nhau, không có lời nói và  hành vị làm tổn thương bạn. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện  nhiệm vụ của bản thân. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo  luận. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng hợp kết quả hoạt động của các nhóm,  tuyên dương, khen ngợi nhóm được bình chọn  xuất sắc nhất. 
- GV kết luận chung Hoạt động: 
+ Khái niệm tình bạn: là sự cam kết một cách tự nguyện giữa hai hay nhiều cá nhân với nhau,  người này luôn tạo cảm xúc tích cực cho người 
- Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm  quen với bạn mới. 
- Luôn tin tưởng, tôn trọng, lắng  nghe bạn. 
- Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn  khi vui, buồn, khó khăn. 
- Trao đỏi thẳng thắn với bạn khi có  hiểu lầm. 
- Không có lời nói, hành vi làm tổn  thương bạn. 
+ Cơ sở để xây dựng tình bạn: từ những giá trị như tôn trọng, trung  thực, yêu thương, đoàn kết, lắng  nghe,... và thái độ chân thành, cởi  mở, tin cậy.  
+ Kĩ năng để xây dựng và giữ gìn  tình bạn: biết nói lời xin lỗi nếu gây  ra tổn thương cho bạn, làm bạn xấu  hổ và lo lắng; biết lắng nghe, không  phán xét; quan tâm đến bạn và dành  thời gian cho nhau. Kết quả của một  tình bạn đẹp là cùng nhau tiến bộ,  hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn; cảm  thấy mọi thứ tốt hơn là chính mình.
kia, sẵn sàng chia sẻ vui buồn và giúp đỡ lẫn  nhau khi gặp khó khăn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
THỰC HÀNH KĨ NĂNG XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN a. Mục tiêu: HS vận dụng được các tri thức, kinh nghiệm mới vào việc giải quyết những  khó khăn có thể gặp phải trong các tình huống cụ thể để xây dựng và giữ gìn tình bạn. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ ý kiến và tìm cách giải quyết những  vấn đề nảy sinh. 
c. Sản phẩm: HS giải quyết những khó khăn có thể gặp phải trong các tình huống cụ thể để xây dựng và giữ gìn tình bạn. 
d. Cách thức tiến hành:  
Nhiệm vụ 1. Đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu và đề xuất cách giải  quyết các tình huống ở Hoạt động 2 (SGK – trang 6). 
- GV đưa ra tình huống: 
+ Tình huống 1: Minh Hà vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các  bạn. Trong lớp, thấy Hồng Ánh có nhiều điểm chung giống mình, Minh Hà rất muốn kết  bạn với Hồng Ánh. 
+ Tình huống 2: Minh và Khanh học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay  Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khanh nói xấu mình. + Tình huống 3: Hiền rất buồn khi nghe tin người bạn thân của mình sắp chuyển trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và chia sẻ kết quả trước lớp. 
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình:
+ Tình huống 1: Bạn Hà nên chủ động hơn, cởi mở hơn với mọi người, Minh Hà nên chủ động ra kết bạn với Hồng Ánh để tạo lập mối quan hệ với bạn bè. 
+ Tình huống 2: Nếu là Minh, em sẽ gặp Khanh và thẳng thắn với nhau. Nếu ai có lỗi thì  sẽ xin lỗi người kia để cả hai làm hòa. 
+ Tình huống 3: Nếu là Hiền, em sẽ gặp bạn và tặng bạn những món quà làm kỉ niệm để sau này còn hoài niệm. Em cũng bảo Hiền sẽ thường xuyên liên lạc với nhau khi có thời  gian rảnh 
- Các nhóm khác lắng nghe và có thể đưa ra cách giải quyết khác (nếu có). - GV mời một số HS chia sẻ cảm nhận và những điều rút ra được qua phần trình bày của  các nhóm. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 
Nhiệm vụ 2. Thực hiện một việc làm để xd và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN VỚI CÁC BẠN Ở LỚP, TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG NƠI EM SỐNG. 
a. Mục tiêu: HS rèn luyện được kĩ năng thực hiện những việc làm, lời nói để xây dựng  và gìn giữ tình bạn với các bạn trong lớp học, trường và cộng đồng. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ những việc làm, lời nói để xây dựng  và gìn giữ tình bạn với các bạn trong lớp học, trường và cộng đồng. c. Sản phẩm: HS thực hiện những việc làm, lời nói để xây dựng và gìn giữ tình bạn với  các bạn trong lớp học, trường và cộng đồng. 
d. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu và hướng dẫn: 
+ Thực hiện những hành động, lời nói, việc làm phù hợp để xây dựng và giữ gìn tình bạn  với các bạn ở lớp, trường và cộng đồng nơi em sống.
+ Ghi lại kết quả xây dựng và giữ gìn tình bạn để chia sẻ với thầy cô, các bạn vào tiết  Sinh hoạt lớp. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động 
- GV mời HS chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
Một số hành động, lời nói, việc làm phù hợp để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn  ở lớp, trường và cộng đồng nơi em sống: 
+ Chủ động chào hỏi vui vẻ, thân thiện, cởi mở với bạn. 
+ Nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và sửa lỗi một cách chân thành. 
+ Tôn trọng những thói quen, sở thích, không gian riêng của bạn. 
+ Luôn lắng nghe tâm tư, tình cảm của bạn,... 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét, đánh giá thái độ tham gia các hoạt động của HS. 
- GV kết luận bài học:  
+ Tình bạn đẹp giúp con người có được sự tự tin, thúc đẩy sự hoàn thiện bản thân. + Để xây dựng và giữ gìn tình bạn, đòi hỏi tất cả cùng cố gắng, sẵn sàng xin lỗi nếu làm  điều gì sai hoặc cư xử chưa đúng mực, chân thành góp ý cho nhau, sẵn sàng hỗ trợ mà  không ngại khó khăn, gian khổ. 
+ Tình bạn được phát triển dựa trên sự thấu hiểu, đồng hành và gắn bó theo thời gian. - GV kết thúc bài học. 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Ôn tập lại kiến thức đã học:  
+ Chia sẻ cách xây dựng, giữ gìn tình bạn.
+ Giải quyết những khó khăn trong tình bạn như hiểu lầm, đố kị, áp lực từ bạn hoặc  nhóm bạn để giữ gìn tình bạn. 
- Tích cực thực hiện việc xây dựng và giữ gìn tình bạn. 
- Chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt lớp: Chia sẻ kết quả của hoạt động xây dựng và giữ gìn  tình bạn. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_8_ket_noi_tri_thu.docx