Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1, 2

CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.

- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.

- Rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

*********************

Tuần 1 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Khai giảng năm học mới

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

- Nêu được ý nghĩa và những thông tin nhà trường phổ biến trong ngày khai giảng.

- Thể hiện được cảm xúc hào hứng, tự tin. Có tâm thế sẵn sàng bước vào năm học mới.

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng giao tiếp, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

- Thành lập BTC ngày lễ khai giảng.

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BTC.

- Xây dựng kịch bản chương trình lễ khai giảng.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.

- Mời đại biểu tham dự lễ khai giảng của nhà trường.

 

docx 93 trang Khánh Đăng 26/12/2023 16641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1, 2

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1, 2
Ngày soạn//
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.
Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
Rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
*********************
Tuần 1 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Khai giảng năm học mới
I. MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
Nêu được ý nghĩa và những thông tin nhà trường phổ biến trong ngày khai giảng.
Thể hiện được cảm xúc hào hứng, tự tin. Có tâm thế sẵn sàng bước vào năm học mới.
Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng giao tiếp, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
Thành lập BTC ngày lễ khai giảng.
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BTC.
Xây dựng kịch bản chương trình lễ khai giảng.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
Mời đại biểu tham dự lễ khai giảng của nhà trường.
2. Đối với HS
Chuẩn bị trang phục, cờ, hoa và các tiết mục văn nghệ phục vụ lễ khai giảng năm học mới theo sự hướng dẫn của GVCN.
Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày khai giảng.
Tập dượt nghi lễ khai giảng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Tổ chức lễ khai giảng
Thực hiện các nghi thức theo chương trình của ngày khai giảng chào mừng năm học mới:
Đón tiếp đại biểu.
Tổ chức lễ diễu hành: Rước cờ, ảnh Bác Hồ.
Lễ chào cờ.
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng.
Đại diện địa phương hoặc nhà trường đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai giảng.
Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng năm học mới.
Đại diện GV và HS phát biểu ý kiến, cam kết thi đua dạy tốt, học tốt.
Đại biểu phát biểu ý kiến, chào mừng ngày khai giảng.
Hoạt động 2. Văn nghệ chào mừng năm học mới
Người dẫn chương trình (MC) giới thiệu các tiết mục văn nghệ. Các lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ phù hợp với nội dung chào mừng năm học mới: hát, múa,
Gợi ý một số bài hát: Mái trường mến yêu (tác giả: Lê Quốc Thắng), Chào năm học mới (tác giả: Phạm Hải Đăng), Mùa thu ngày khai trường (tác giả: Vũ Trọng Tường),
Hoạt động 3. Phát động phong trào “Ngày hội tình bạn”
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc TPT Đội nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của tình bạn – người bạn đồng hành trong năm học mới.
Phát động phong trào “Ngày hội tình bạn”:
HS các khối lớp viết một bức thư hoặc một tin nhắn cảm ơn hoặc xin lỗi, gửi một tấm hình đẹp hoặc một tấm hình vui vẻ, hài hước cho bạn của mình.
HS tìm một người bạn trong lớp có cùng sở thích hoặc một đặc điểm giống mình.
ĐÁNH GIÁ
HS chia sẻ cảm xúc về ngày khai giảng năm học mới.
Chia sẻ suy nghĩ, sự hào hứng khi tham gia vào “Ngày hội tình bạn”.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
HS các lớp cam kết thực hiện nội quy trường, lớp và thi đua học tốt, rèn luyện tốt.
Thể hiện tình bạn thân thiết với các bạn trong lớp, trong trường bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
*********************
Ngày soạn//
Ngày dạy: //
Tuần 1 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Xây dựng và giữ gìn tình bạn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
Chia sẻ và nêu được cách xây dựng, giữ gìn tình bạn.
Giải quyết được những khó khăn trong tình bạn như hiểu lầm, đố kị, áp lực từ bạn hoặc nhóm bạn để giữ gìn tình bạn.
Trân trọng những giá trị tốt đẹp của tình bạn, những phẩm chất của một người bạn tốt.
Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, hợp tác; phẩm chất nhân ái, trung thực.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
Năng lực riêng: Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với bạn bè.
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
Các thẻ hình chữ nhật, hình tròn và ghi nội dung trên mỗi thẻ.
 Thẻ hình chữ nhật màu nâu: tôn trọng, trung thực, yêu thương, tin cậy, hoà đồng.
Thẻ hình chữ nhật màu xanh: Nói lời xin lỗi nếu gây tốn thương cho bạn, không làm bạn xấu hổ và lo lắng; lắng nghe và không phán xét; dành thời gian cho nhau, chia sẻ khó khăn với nhau; hỗ trợ lẫn nhau.
Thẻ hình tròn có các màu xanh, vàng, đỏ, hồng: Tạo cảm xúc tích cực, chấp nhận nhau; cùng nhau tiễn bộ; cảm thấy tốt hơn khi là chính mình.
Các tình huống được in sẵn để phát cho các nhóm.
Công cụ khác nhau như kéo, băng dính, bút dạ màu.
2. Đối với HS
Nghiên cứu các tình huống.
Giấy bìa các màu, kéo cắt giấy, hồ (keo dán).
Chuẩn bị các vật liệu, đồ dùng để làm một món quà tặng bạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Vũ điệu tự do”.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS tham gia nhiệt tình.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vũ điệu tự do”.
- GV hướng dẫn cách chơi: 
+ Cả lớp đúng thành vòng tròn hoặc xếp hàng ngang (tuỳ theo không gian của lớp học). Quản trò làm một động tác bất kì như giơ tay, đứng bằng một chân, nhảy múa,... khi quản trò thực hiện hoạt động nào thì cả lớp làm theo. Quản trò đi qua từng HS, bất chợt dừng trước mặt hoặc gọi tên 1 bạn. Ngay khi quản trò dừng lại, bạn đứng đối diện sẽ thực hiện một động tác khác theo ý mình, đi xung quanh các bạn rồi dừng lại trước hoặc gọi lên một bạn khác thực hiện động tác khác. Vòng chơi như vậy lặp lại cho đến khi cả lớp muốn kết thúc.
+ Thời gian cho mỗi lượt chơi khoảng 15 – 30 giây/bạn.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm xúc của bản thân (vui vẻ, hào hứng, cảm thấy sự e ngại cá nhân được tháo gỡ,...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xây dựng và giữ gìn tình bạn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động. Tìm hiểu về việc xây dựng và giữ gìn tình bạn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhớ lại và chia sẻ được tình cảm gắn bó, sự trân trọng với người bạn thân thiết.
- Nêu được cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để chia sẻ về tình cảm gắn bó, sự trân trọng với người bạn thân thiết. 
c. Sản phẩm: HS chia sẻ được tình cảm gắn bó, sự trân trọng với người bạn thân thiết của mình và cách xây dựng, giữ gìn tình bạn.
d. Cách thức tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về một tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS chia sẻ về một tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn.
- GV hướng dẫn:
+ Em và người bạn đó đã gặp nhau như thế nào?
+ Điều gì khiến em quý mến người bạn đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ bản thân, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về tình bạn của mình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV động viên, khích lệ HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bạn kể về tình bạn đã xây dựng và giư gìn.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm khác nhau và phát cho mỗi nhóm các thẻ màu nâu, xanh và vàng.
- GV hướng dẫn: 
+ HS đưa ra ý tưởng về hình tượng “Cây tình bạn” và sắp xếp các thẻ màu thành một cây xanh có đầy đủ rễ cây, thân cây, lá, hoa và quả trên tờ giấy A0, ở dưới ghi chữ “Cây tình bạn”.
+ HS sẽ cắt/ viết chữ lên các thẻ màu.
- GV gợi ý: Các chữ được ghi trên thẻ màu gồm:
+ Chủ động, mạnh dạn. tự tin khi làm quen với bạn mới. 
+ Chia sẻ chân thành, cởi mở
+ Không phán xét, tin tưởng lẫn nhau, luôn tôn trọng, lắng nghe bạn
+ Chia sẻ với nhau khi vui buồn, có khó khăn, vướng mắc
+ Dành thời gian cho nhau, không có lời nói và hành vị làm tổn thương bạn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV sử dụng “Kĩ thuật phòng tranh” để tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm, tham quan và nghe đại diện các nhóm giới thiệu “Cây tình bạn” của nhóm mình.
- GV tổ chức cho HS bình chọn cây được sắp xếp đúng và đẹp nhất, có nội dung hay nhất và thế hiện được những điều nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
- GV mời một số HS nêu cảm nhận và những điều rút ra được qua hoạt động,
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp kết quả hoạt động của các nhóm, tuyên dương, khen ngợi nhóm được bình chọn xuất sắc nhất.
- GV kết luận chung Hoạt động: 
+ Khái niệm tình bạn: là sự cam kết một cách tự nguyện giữa hai hay nhiều cá nhân với nhau, người này luôn tạo cảm xúc tích cực cho người kia, sẵn sàng chia sẻ vui buồn và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. 
+ Cơ sở để xây dựng tình bạn: từ những giá trị như tôn trọng, trung thực, yêu thương, đoàn kết, lắng nghe,... và thái độ chân thành, cởi mở, tin cậy. 
+ Kĩ năng để xây dựng và giữ gìn tình bạn: biết nói lời xin lỗi nếu gây ra tổn thương cho bạn, làm bạn xấu hổ và lo lắng; biết lắng nghe, không phán xét; quan tâm đến bạn và dành thời gian cho nhau. Kết quả của một tình bạn đẹp là cùng nhau tiến bộ, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn; cảm thấy mọi thứ tốt hơn là chính mình.
1. Chia sẻ về tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn.
Chia sẻ về một tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn:
Gợi ý:
- Hoàn cảnh gặp nhau:
- Lí do yêu quý bạn:
+ Ngoại hình
+ Tính cách
+ Khả năng học tập
2. Thảo luận về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
- Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới.
- Luôn tin tưởng, tôn trọng, lắng nghe bạn.
- Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui, buồn, khó khăn.
- Trao đỏi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm.
- Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THỰC HÀNH KĨ NĂNG XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN
a. Mục tiêu: HS vận dụng được các tri thức, kinh nghiệm mới vào việc giải quyết những khó khăn có thể gặp phải trong các tình huống cụ thể để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ ý kiến và tìm cách giải quyết những vấn đề nảy sinh.
c. Sản phẩm: HS giải quyết những khó khăn có thể gặp phải trong các tình huống cụ thể để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
d. Cách thức tiến hành: 
Nhiệm vụ 1. Đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu và đề xuất cách giải quyết các tình huống ở Hoạt động 2 (SGK – trang 6).
- GV đưa ra tình huống:
+ Tình huống 1: Minh Hà vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hồn ...  trong một số tình huống.
Rèn luyện được kĩ năng tranh biện thương thuyết; năng lực giao tiếp, hợp tác; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
Năng lực riêng: 
Nêu được cách tranh biện, thương thuyết.
Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
Có được kĩ năng tranh biện thương thuyết; năng lực giao tiếp, hợp tác; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
Một số ví dụ về tranh biện, thương thuyết.
Một số câu chuyện về các nhà thương thuyết nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
Một số vấn đề mang tính thời sự đối với HS THCS hiện nay để tổ chức cho HS tham gia tranh biện.
Mẫu kế hoạch rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
2. Đối với HS
Giấy, bút để ghi chép chuẩn bị cho tranh biện, thương thuyết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho khi vào bài học mới thông qua việc xem video.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi, HS tham gia nhiệt tình.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh xem video sau: 
https://www.youtube.com/watch?v=ef_lApT7r54 (7:28 – 15:42)
- GV đặt câu hỏi: Sau khi xem xong video, hãy cho biết em ủng hộ hay phản đối vấn đề được nêu trong video? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi (Tiết 2).
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THỰC HÀNH TRANH BIỆN, THƯƠNG THUYẾT VÀ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG TRANH BIỆN, THƯƠNG THUYẾT CỦA BẢN THÂN
Hoạt động 2. Thực hành tranh biện, thương thuyết
a. Mục tiêu: HS bước đầu có kĩ năng tranh biện, thương thuyết
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành kĩ năng tranh biện, thương thuyết.
c. Sản phẩm: HS có được kĩ năng tranh biện, thương thuyết.
d. Cách thức tiến hành: 
Nhiệm vụ 1. Thực hành tranh biện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành hai nhóm: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối.
- GV yêu cầu: Các em hãy tranh biện về quan điểm “Thức khuya chơi trò chơi điện tử có hại cho sự phát triển của bản thân”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS tiến hành tranh biện theo các bước đã biết ở bài Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi (Tiết 1).
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời hai nhóm trình bày phần tranh biện của mình.
- Các HS khác lắng nghe, quan sát và nhận xét.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá về kĩ năng tranh biện của các nhóm.
- GV nhắc HS những vấn đề cần rút kinh nghiệm khi tranh biện.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2. Thực hành thương thuyết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:
- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV yêu cầu HS: Thực hành luyện tập kĩ năng thương thuyết trong nhóm về các vấn đề cần thương thuyết.
- GV gợi ý:
+ Thương thuyết trong việc lựa chọn địa điểm tham quan, dã ngoại.
+ Thương thuyết trong việc sử dụng khi đi tham quan, dã ngoại.
+ Thương thuyết trong việc tổ chức một sự kiện chung của nhóm,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời các nhóm lần lượt lên thể hiện quá trình thương thuyết trước lớp.
- Cả lớp quan sát, nhận xét và góp ý.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý HS những vấn đề cần rút kinh nghiệm khi thương thuyết
Hoạt động 3. Nhận diện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân
a. Mục tiêu: HS tự đánh giá được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong tranh biện, thương thuyết và lập được kế hoạch để rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tự đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong tranh biện, thương thuyết và lập kế hoạch để rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết.
c. Sản phẩm: HS tự đánh giá được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong tranh biện, thương thuyết và lập được kế hoạch để rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết.
d. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ:
+ Dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu được về tranh biện, thương thuyết, em hãy xác định những điểm còn hạn chế về khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
+ Em hãy đề xuất các biện pháp rèn luyện về khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
- GV gợi ý:
- GV tiếp tục yêu cầu HS: Lập kế hoạch rèn luyện để nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân theo mẫu.
- GV gợi ý:
Kế hoạch rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết
Họ và tên: .....................................
Điểm hạn chế về khả năng tranh biện, thương thuyết
Biện pháp khắc phục
Thời gian thực hiện
Kết quả mong đợi
Người/Phương tiện hỗ trợ
1) .....................
2) .....................
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- GV yêu cầu HS chia sẻ kế hoạch rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân với các bạn trong nhóm hoặc trước lớp.
- Các HS khác lắng nghe, quan sát và nhận xét.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét và đánh giá.
- GV nhận xét chung và kết luận Hoạt động 3 dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG TRANH BIỆN, THƯƠNG THUYẾT
a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết theo kế hoạch đã xây dựng.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện việc rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết theo kế hoạch đã xây dựng.
c. Sản phẩm: HS thực hiện được việc rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết theo kế hoạch đã xây dựng.
d. Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động sau:
+ Thực hiện các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết theo kế hoạch đã xây dựng của bản thân.
+ Ghi chép và chia sẻ kết quả sự tiến bộ của em sau mỗi lần tranh biện, thương thuyết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV yêu cầu một số HS chia sẻ cảm nhận của bản thân và những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá thái độ tham gia các hoạt động của HS.
- GV kết luận bài học: 
+ Tranh biện và thương thuyết là những kĩ năng tất cần thiết cho mỗi người trong cuộc sống hiện đại. Có được kĩ năng tranh biện, thương thuyết không chỉ giúp chúng ta bảo vệ được quan điểm của mình mà còn giúp ta thương lượng, thuyết phục được người khác để đi đến thoả thuận giải quyết vấn đề một cách thoả đáng nhất, tránh được những mâu thuẫn không cần thiết. 
+ Để làm điểu đó, mỗi chúng ta cần biết cách tranh biện, thương thuyết một cách hiệu quả và thường xuyên thực hành để rèn luyện những kĩ năng đó.
- GV kết thúc tiết học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Ôn tập lại kiến thức đã học: 
Nêu được cách tranh biện, thương thuyết.
Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
Rèn luyện được kĩ năng tranh biện thương thuyết; năng lực giao tiếp, hợp tác; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
Chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt lớp: Chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm bản thân trong một số tình huống.
*********************
Ngày soạn//
Ngày dạy: //
Tuần 4 - Tiết 3. SHL – Chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm bản thân trong một số tình huống
Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu: HS chia sẻ được kết quả rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
b. Nội dung – Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân trong thực tiễn dựa vào các câu hỏi gợi ý sau:
Em đã tiến hành tranh biện, thương thuyết với ai? Về vấn đề gì?
Em đã tranh biện, thương thuyết như thế nào? Kết quả ra sao?
Cảm xúc của em khi đó như thế nào?
Em đã gặp những khó khăn gì trong quá trình vận dụng, rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân?
Em đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?
HS chia sẻ theo nhóm.
Mỗi nhóm cử 1 – 2 đại diện chia sẻ trước lớp.
Cả lớp thảo luận về những biện pháp vượt qua khó khăn trong quá trình rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
GV nhận xét chung, khen ngợi những HS đã rèn luyện tốt và động viên, khích lệ những HS khác tiếp tục rèn luyện theo gương các bạn.
Tổ chức cho HS đánh giá kết quả thực hiện Chủ đề 2.
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2
1. GV yêu cầu HS tự đánh giá kết quả thực hiện Chủ đề 2 theo các tiêu chí sau:
Nhận diện được ít nhất 3 nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Xác định được ít nhất 2 điểm mạnh và 2 điểm hạn chế của bản thân về khả năng tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
Đạt: Thực hiện được ít nhất 2 trong 3 tiêu chí.
Chưa đạt: Chỉ thực hiện được 1 tiêu chí trở xuống
2. GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng trong nhóm/ tổ.
3. GV đánh giá chung theo hướng dẫn đánh giá thường xuyên ở phần chung. 
4. GV Biểu dương, khen ngợi những cá nhân, nhóm/ tổ có kết quả hoạt động tốt, có nhiều đóng góp cho hoạt động chung hoặc có nhiều tiến bộ.
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên:
Lớp:
Trường:
1. Tự đánh giá
Tích ü vào ô phù hợp:
STT
Nội dung
Đã thực hiện
Chưa thực hiện
1
Nhận diện được ít nhất 3 nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
2
Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
3
Xác định được ít nhất 2 điểm mạnh và 2 điểm hạn chế của bản thân về khả năng tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
Tổng kết: /3 tiêu chí – Đạt/Không đạt
2. Đánh giá đồng đẳng trong tổ/nhóm
3. Ý kiến chung của giáo viên

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_8_ket_noi_tri_thu.docx