Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1-8 - Năm học 2023-2024
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
- Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
- Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP
- Tham gia hoạt động chào mừng năm học mới.
- Tham gia tọa đàm về Con đường phát triển bản thân.
- Trao đổi về kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong tranh biện.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 1: NHIỆM VỤ 1, 2
KHÁM PHÁ MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG TÍNH CÁCH –
NHẬN DIỆN SỰ THAY ĐỔI CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1-8 - Năm học 2023-2024
Tiết: Ngày soạn:././.. Tuần: Ngày dạy:.././.. CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ: Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân. Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực. Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống. GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP Tham gia hoạt động chào mừng năm học mới. Tham gia tọa đàm về Con đường phát triển bản thân. Trao đổi về kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong tranh biện. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TUẦN 1: NHIỆM VỤ 1, 2 KHÁM PHÁ MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG TÍNH CÁCH – NHẬN DIỆN SỰ THAY ĐỔI CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân. Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực. 2. Năng lực Năng lực chung: Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp. Năng lực riêng: Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân Giải thích được ảnh hưởng của sự th.đổi cơ thể đến các trạng thái c.xúc, hành vi của bản thân. 3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SHS, SGV, Giáo án. Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1. Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được ý nghĩa của việc phát triển các nét tính cách tích cực đối với b.thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được m.tiêu. b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Những mảnh ghép diệu kì: - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và nêu luật chơi: Mỗi bạn trong nhóm sử dụng một loại bút màu khác nhau và viết vào ô của mình những nét đặc trưng trong tính cách của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Hoạt động 2: Định hướng nội dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng nội dung - SHS tr.6 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.5: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời - GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách. a. Mục tiêu: HS nhận ra được một số đặc điểm đặc trưng trong tính cách của bản thân, mặt ưu điểm và nhược điểm của những đặc điểm đó, từ đó tìm cách phát huy và khắc phục. b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS q.sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và xác định được nét đặc trưng trong tính cách của mình. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích: Có những mặt biểu hiện của tính cách riêng, mỗi mặt đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong cuộc sống, thường mọi người gọi những nét tính cách của từng mặt như là tính cách của họ. - GV đặt câu hỏi: Theo em, có những mặt nào của tính cách mà em biết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 SHS tr.7. - HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần 1. Khám phá một số nét đặctrưng trong tính cách a. Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh + Mặt xu hướng của tính cách: hướng ngoại, hướng nội, lạc quan, bi quan, + Mặt tình cảm của tính cách: đa sầu, đa cảm, khô khan, Nhiệm vụ 2. Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đứng thành vòng tròn theo nhóm (6 HS) và yêu cầu: Từng bạn trong nhóm hãy nói về 1 – 2 nét tính cách đặc trưng của một người thân trong gia đình em/ người mà em yêu quý. Chỉ ra tính cách tích cực và chưa tích cực của người đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2 SHS tr.7. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần b. Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý. Mỗi người có những nét tính cách khác nhau, có những nét tính cách mình thích nhưng người khác không thích, có một số nét tính cách mà phần lớn mọi người đều thích. Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những nét tính cách đặc trưng của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS mở SBT tr.4 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy mô tả nét tính cách đặc trưng của bản thân vào bài tập 3 – SBT tr.4. Sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 3 SHS tr.7. - HS thực hiện nhiệm vụ trong SBT. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần c. Chia sẻ những nét tính cách đặc trưng của em Chúng ta cần hướng đến những đặc điểm tích cực của tích cách để rèn luyện. Hoạt động 2: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân a. Mục tiêu: HS nhận diện những thay đổi cảm xúc của bản thân qua những thay đổi hành vi, thái độ để có những điều chỉnh phù hợp. b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo y/c c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thay đổi cảm xúc của bản thân qua những thay đổi hành vi, thái độ để có những điều chỉnh phù hợp. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Chia sẻ sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong những tình huống. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và đánh số chẵn, lẻ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy đọc tình huống của của nhóm mình và chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của các nhân vật trong từng tình huống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tình huống mục 1 SHS tr.7. - Các nhóm thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. 2. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân a. Chia sẻ sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong những tình huống. Ở mỗi trường hợp khác nhau thì con người lại xuất hiện một cảm xúc khác nhau. Chúng ta phải biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân để tránh những trường hợp không hay xảy ra. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em có thể xảy ra trong một số tình huống. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho HS Phiếu khảo sát Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc yêu cầu mục 2 – SHS tr.7. - HS hoàn thành Phiếu khảo sát và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. b. Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em có thể xảy ra trong một số tình huống Sự xuất hiện thay đổi cảm xúc là một quy luật tất yếu nhưng chúng ta có thể làm nó trở nên tích cực hơn đối với mỗi cá nhân. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, k.nghiệm mới đã tiếp thu được vào đ.sống thực tiễn. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự thay đổi cảm xúc của nhân vật ở 2 tình huống. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong 2 tình huống sau: Tình huống 1. Nam là học sinh giỏi Toán của lớp 8A, bạn đã rất hi vọng bài kiểm tra lần này của mình lại dẫn đầu lớp như những lần trước. Tuy nhiên, khi nhận bài kiểm tra, điểm Toán của bạn lại kém Hồng nên Nam đã rất buồn bã và thất vọng. Tình huống 2. Hôm nay, Mai có hẹn đi chơi cùng với Chi, nhưng Chi đột nhiên hủy hẹn nên Mai đã rất tức giận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Tiết: Ngày soạn:.././.. Tuần: Ngày dạy:.././.. TUẦN 2: NHIỆM VỤ 3, 4 ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC – THỰC HÀNH TRANH BIỆN BẢO VỆ QUAN ĐIỂM. I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống. 2. Năng lực Năng lực chung: Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp. Năng lực riêng: Thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực. Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống. 3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SHS, SGV, Giáo án. Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề Máy tính, máy chiếu (nếu có) 2. Đối với học sinh SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1. Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động. b. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi Cánh hoa cảm xúc. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Cánh hoa cảm xúc: - GV chia lớp thành các nhóm (6 HS) và nêu luật chơi: Mỗi bạn trong nhóm chọn một biểu tượng cảm xúc và ghi ngắn gọn một tình huống của bản thân liên quan đến tình huống đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tích cực tham gia trò chơi. - HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời - GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Có rất nhiều cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến cuộc sống và cảm xúc của bản ... ao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS v.dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đ.sống thực tiễn. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện c. Sản phẩm học tập: Kịch bản và đóng vai thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gđ. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn và giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Mỗi nhóm hãy chọn một tình huống, xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gđ. - GV nêu các tình huống: Tình huống 1: Bạn Nam vừa đánh răng, vừa mở vòi nước ở mức chảy. Tình huống 2: 4 giờ chiều, Phong đi học về thấy em Duy mở đèn tất cả các phòng trong nhà. Tình huống 3: Dũng thấy em Linh vừa tưới cây cho bố vừa nghịch nước. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà, sau đó trình bày vào tiết Sinh hoạt lớp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Tiết: Ngày soạn:././.. Tuần: Ngày dạy:.././.. TUẦN 8: NHIỆM VỤ 7, 8 LAN TỎA GIÁ TRỊ CỦA TINH THẦN TRÁCH NHIỆM – TỰ ĐÁNH GIÁ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Tự đánh giá được những hoạt động đã thực hiện trong chủ đề 2. Thể hiện cách lan tỏa giá trị của tinh thần trách nhiệm. 2. Năng lực Năng lực chung: Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp. Năng lực riêng:. Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau. 3. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SHS, SGV, Giáo án. Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề Máy tính, máy chiếu (nếu có) 2. Đối với học sinh SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về tinh thần trách nhiệm. Sản phẩm thuyết trình lan tỏa tinh thần trách nhiệm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước khi vào bài học. b. Nội dung: GV cho HS xem video về sự trách nhiệm. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem video sau: https://youtu.be/U_phHH1_RQE (0:23 – 2:55) - GV đặt câu hỏi: Sau khi xem xong video, em rút ra được bài học gì về trách nhiệm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời - GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Tuần 8 – Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Làm tỏa giá trị của tinh thần trách nhiệm – Tự đg. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 7: Lan tỏa giá trị của tinh thần trách nhiệm a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề để làm sản phẩm và sử dụng sản phẩm để chia sẻ thông điệp về ý nghĩa của giá trị trách nhiệm. b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo y/c. c. Sản phẩm học tập: HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về trách nhiệm và xây dựng bài thuyết trình để lan tỏa tinh thần trách nhiệm. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về trách nhiệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và yêu cầu: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tinh thần trách nhiệm và giới thiệu một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn mà em tâm đắc nhất. Chia sẻ với các bạn thông điệp, bài học của câu đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nêu các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tinh thần trách nhiệm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần 7. Lan tỏa giá trị của tinh thần trách nhiệm a. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về trách nhiệm HS có thể sử dụng những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn để lan tỏa những thông điệp, giá trị tinh thần trách nhiệm. Nhiệm vụ 2. Xây dựng bài thuyết trình để lan tỏa tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thiện bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (6 HS) và yêu cầu: Hãy xây dựng bài thuyết trình để lan tỏa tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thiện bản thân. - GV gợi ý: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xây dựng bài thuyết trình. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần b. Xây dựng bài thuyết trình để lan tỏa tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thiện bản thân HS cần tích cực rèn luyện và thực hiện các phương pháp, kế hoạch, mục tiêu để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Nhiệm vụ 3. Thuyết trình để lan tỏa giá trị của tinh thần trách nhiệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu: Các nhóm lần lượt thuyết trình bài của nhóm mình để lan tỏa tinh thần trách nhiệm. Các bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy, powerpoint, sơ đồ cây, - GV lưu ý: Yêu cầu khi thuyết trình: trôi chảy, tự tin, biểu cảm khi nói, có ngữ điệu, sử dụng ngôn ngữ cơ thể. - GV khích lệ: Các em luôn thực hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người để lan tỏa tinh thần trách nhiệm đến mọi người xung quanh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chuẩn bị bài thuyết trình. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần c. Thuyết trình để lan tỏa giá trị của tinh thần trách nhiệm HS phải luôn thực hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người để lan tỏa tinh thần trách nhiệm đến với mọi người xung quanh. Hoạt động 8: Cho bạn, cho tôi a. Mục tiêu: HS nhìn lại mình, nhìn lại bạn thông qua đánh giá của nhóm, từ đó HS biết được hướng hoàn thiện và rèn luyện thêm. b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo y/c. c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ những điều bạn đã làm được và cần cố gắng trong chủ đề d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Vòng tròn chia sẻ. - GV nêu luật chơi: Thành viên các tổ đứng theo vòng tròn. Mỗi HS dán một tờ giấy A4 lên lưng và cầm một cây bút. HS di chuyển theo vòng tròn và viết lên tờ giấy trên lưng bạn 2 điểm bạn đã làm được và một điểm bạn cần cố gắng trong chủ đề 2. - GV yêu cầu: Em hãy chia sẻ những điều bạn nhận xét về mình, về những điều đã làm được và chưa làm được và nêu cảm nhận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chơi trò chơi và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần 8. Cho bạn, cho tôi HS tích cực chia sẻ với các bạn những điều đã làm được và cần cố gắng thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh. Từ đó, rút ra cho mình những kinh nghiệm, bài học để thực hiện hoàn thiện bản thân tốt hơn. Hoạt động 9: Tự đánh giá a. Mục tiêu: HS tự đánh giá về bản thân mình vừa nhận được sự đánh giá của GV. Từ đó mỗi HS biết hướng rèn luyện của mình tiếp theo b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo y/c. c. Sản phẩm học tập: HS tự đánh giá d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Chia sẻ thuận lợi và khó khăn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục 1 – Nhiệm vụ 8 – SHS tr.21 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với bạn cùng bàn về những thuận lợi và khó khăn khi trải nghiệm với chủ đề này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 SHS tr.11 và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần 9. Tự đánh giá a. Chia sẻ thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: + Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và mọi người xung quanh hơn. + Tự lập kế hoạch rèn luyện bản thân theo mục tiêu đã đề ra. + Thực hiện cam kết của bản thân. + Rèn luyện được lối sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình. - Khó khăn: Vẫn còn hơi nhút nhát, e ngại khi muốn nhờ sự hỗ trợ từ người khác trong giải quyết vấn đề. Nhiệm vụ 2. Tổng kết số liệu khảo sát. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Em hãy cho điểm từng mức độ vào Phiếu đánh giá của mình. Sau đó, tính điểm tổng của Phiếu và nhận xét. - GV khảo sát HS cả lớp ở từng nội dung đánh giá để biết số lượng, mức độ của HS và ghi chép lại số liệu. - GV yêu cầu: Em hãy tính điểm trung bình của toàn bảng và đưa ra một vài lời bình từ số liệu thu được. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2 SHS tr.21 và đánh giá. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần 2. Tổng kết số liệu khảo sát. HS tiếp tục thực hiện trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh và khi tham gia hoạt động cũng như trong sinh hoạt gia đình. Hoạt động 8: Rèn luyện tiếp theo và chuẩn bị chủ đề mới. a. Mục tiêu: HS tiếp tục rèn luyện một số kĩ năng, chuẩn bị trước những nội dung cần thiết và lập kế hoạch hoạt động cho tuần tiếp theo. b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo y/c. c. Sản phẩm học tập: HS rèn luyện một số kĩ năng và chuẩn bị chủ đề mới. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tiếp tục rèn luyện thói quen Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu: Em hãy chia sẻ những kĩ năng cần tiếp tục rèn luyện và cách rèn luyện, đánh giá sự tiến bộ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. 10. Rèn luyện tiếp theo và chuẩn bị chủ đề mới. a. Tiếp tục rèn luyện thói quen HS cần tích cực rèn luyện tinh thần trách nhiệm của bản thân và tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân qua mỗi ngày. Nhiệm vụ 2: Chuẩn bị chủ đề mới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Em hãy mở chủ đề 3 – SHS tr.13 và đọc các nhiệm vụ cần thực hiện. - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những kiến thức liên quan đến chủ đề mới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. b. Chuẩn bị chủ đề mới HS tìm hiểu những kiến thức liên quan đến chủ đề mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Em hãy hoàn thành Phiếu đánh giá và tổng kết số liệu khảo sát. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoàn thành Phiếu khảo sát - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_8_chan_troi_sang.doc