Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lan Anh
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Năng lực tự chủ, tự học: Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các tình huống.
1.2. Năng lực đặc thù
- Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi: Làm chủ được cảm xúc bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
- Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động:
+ Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu.
+ Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với người khác.
- Tích hợp nội dung Bác Hồ và những bài học về đạo đức: Bài 2 - Nụ cười phê phán.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành nhiệm vụ được giao; tự giác, tham gia vào các công việc trong gia đình.
- Trung thực: Tự tin trình bày, chia sẻ quan điểm của bản thân trước mọi người trong hoạt động và cuộc sống.
- Trách nhiệm: Thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong tổ chức cuộc sống gia đình, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lan Anh
PHỤ LỤC IV KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường THCS Thị trấn Tam Đường Tổ: Sinh – Hoa – Địa – CN – NN - Tin Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Lan Anh Ngày soạn: 03/09/2022 Ngày giảng: 07, 14, 21/09/2022 CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Năng lực tự chủ, tự học: Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các tình huống. 1.2. Năng lực đặc thù - Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi: Làm chủ được cảm xúc bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. - Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động: + Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu. + Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với người khác. - Tích hợp nội dung Bác Hồ và những bài học về đạo đức: Bài 2 - Nụ cười phê phán. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành nhiệm vụ được giao; tự giác, tham gia vào các công việc trong gia đình. - Trung thực: Tự tin trình bày, chia sẻ quan điểm của bản thân trước mọi người trong hoạt động và cuộc sống. - Trách nhiệm: Thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong tổ chức cuộc sống gia đình, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Giấy nhớ các màu khác nhau. - Tư liệu, hình ảnh về truyền thống nổi bật, tự hào của nhà trường. - SGK, bài tập. 2. Đối với HS SGK, bài tập. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động: Khởi động 1. Mục tiêu - Tạo không khí vui tươi, hào hứng cho HS. 2. Tổ chức thực hiện Trò chơi tiếp sức. NỘI DUNG: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HOÀ ĐỒNG, HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN 1. Hoạt động: Kết nối –Kiêm nghiệm Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn 1. Mục tiêu - HS chia sẻ được kinh nghiệm về cách phát triển mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn. - HS nêu được cách phát triển mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn. 2. Nội dung - HS chia sẻ những kinh nghiệm và cách phát triển mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn. 3. Sản phẩm - Những chia sẻ kinh nghiệm và cách phát triển mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn của HS. 4. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Giao nhiệm vụ GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để chia sẻ về lớp học của mình. Khuyến khích HS chia sẻ kinh nghiệm tạo dựng mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm. + GV theo dõi, hỗ trợ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận định, kết luận HĐ1 dựa vào những chia sẻ của HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung, giải quyết những vấn đề nảy sinh 1. Mục tiêu HS xác định được cách hợp tác với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh. 2. Nội dung - Chia sẻ một số hoạt động ấn tượng nhất về việc hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp. 3. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS về việc hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp. 4. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Giao nhiệm vụ GV chia HS thành các nhóm để xác định cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện những nhiệm vụ chung. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm. + GV theo dõi, hỗ trợ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận định, kết luận HĐ2 dựa vào những chia sẻ của HS. 2. Hoạt động: Thực hành Hoạt động 3: Rèn luyện để phát triển mối quan hệ hoà đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn 1. Mục tiêu HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào giải quyết tình huống nhằm phát triển mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn. 2. Nội dung - Ý kiến của HS về việc xử lí các tình huống. 3. Sản phẩm - Những ý kiến của HS về việc xử lí các tình huống thường gặp trong lớp học, trong cuộc sống. 4. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Giao nhiệm vụ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đưa ra ý kiến về việc xử lí các tình huống dựa vào tri thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm. + GV theo dõi, hỗ trợ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận định, kết luận HĐ3 dựa vào những chia sẻ của HS. 3. Hoạt động: Tích hợp “bài 2: Nụ cười phê phán” bộ sách Bác hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu truyện: Nụ cười phê phán ? Tranh thủ thời gian Bác đi vắng, các chiến sỹ đã luyện tập như thế nào. ? Khi nghe tin bác sắp về, các chiến sỹ đã làm gì. ? Bác có nhận ra việc làm thiếu trung thực của các chiến sỹ không? Vì sao Bác nhận ra điều đó. ? Khi nhận ra lỗi của mình, các chiến sỹ có hành động gì Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Những hành vi, biểu hiện thể hiện tính trung thực. - Những người trung thực, thật thà sẽ được mọi người nhìn nhận và đánh giá như thế nào Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về: Xây dựng cam kết sống trung thực, thật thà trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo, nhận xét và bổ sung. 4. Hoạt động: Vận dụng Hoạt động 4: Xây dựng tiêu chí lớp học hạnh phúc 1. Mục tiêu HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng. 2. Nội dung - Xây dựng tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng. 3. Sản phẩm - Tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”. - Bản cam kết thực hiện các tiêu chí. 4. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Giao nhiệm vụ + GV yêu cầu HS dựa vào những gợi ý trong SGK, về nhà thực hiện những việc sau: + Suy nghĩ về những điều em và các bạn trong lớp cần thực hiện để lớp học của mình trở thành “Lớp học hạnh phúc”. + Thảo luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về tiêu chí nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm. + GV theo dõi, hỗ trợ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (trong tiết học sau). - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận định, kết luận HĐ4 dựa vào những chia sẻ của HS. NỘI DUNG: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM Hoạt động: Kết nối –Kiêm nghiệm Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống trường em 1. Mục tiêu - HS trình bày được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường và hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường. 2. Nội dung - Chia sẻ nét nổi bật, tự hào nhất của nhà trường. 3. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS về nét nổi bật, tự hào nhất của nhà trường. 4. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Giao nhiệm vụ GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ về nét nổi bật, tự hào nhất của nhà trường: Yêu cầu nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả làm việc cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp và ghi những ý kiến thống nhất trong nhóm vào giấy hoặc bảng. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm. + GV theo dõi, hỗ trợ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận định, kết luận HĐ1 dựa vào những chia sẻ của HS. Hoạt động: Thực hành Hoạt động 2: Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu về truyền thống trường em 1. Mục tiêu - Thiết kế và trình bày được sản phẩm giới thiệu về truyền thống nhà trường. 2. Nội dung - Những thành tích nổi bật của về nhà trường. 3. Sản phẩm - Sản phẩm giới thiệu về truyền thống nhà trường. 4. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Giao nhiệm vụ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tạo ra một sản phẩm giới thiệu truyền thống nhà trường theo các gợi ý sau: + Lựa chọn nội dung giới thiệu. + Lựa chọn hình thức thực hiện: theo gợi ý trong SGK. + Thời gian hoàn thành. + Phân công nhiệm vụ. + Xin ý kiến thầy cô về kế hoạch của nhóm mình. + Thực hiện và điều chỉnh sản phẩm. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm. + GV theo dõi, hỗ trợ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận định, kết luận HĐ2 dựa vào những chia sẻ của HS. Hoạt động: Vận dụng Hoạt động 3: Rèn luyện bản thân để góp phần phát huy truyền thống nhà trường 1. Mục tiêu - Xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân trong học tập, lao động và các hoạt động để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. 2. Nội dung - Mục tiêu, kế hoạch của HS trong quá trình học tập rèn luyện để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. 3. Sản phẩm - Kế hoạch rèn luyện bản thân trong học tập, lao động và các hoạt động. 4. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn và yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc sau: + Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trong học tập, lao động và các hoạt động để góp phần phát huy truyền thống nhà trường theo các gợi ý: Xác lập mục tiêu theo từng kì học, năm học; xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân theo từng tuần. + Rèn luyện bản thân trong học tập và các hoạt động. + Kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi ngày, mỗi tuần và điều chỉnh hoạt động của mình. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm. + GV theo dõi, hỗ trợ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận định, kết luận HĐ3 dựa vào những chia sẻ của HS. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - GV nhắc nhở HS về nhà tìm hiểu thêm thông tin về truyền thống của nhà trường. - Báo cáo kết quả vào tiết Sinh hoạt lớp cuối tuần. - Nghiên cứu trước chủ đề 2: Khám phá bản thân Ngày soạn: 06/09/2022 Ngày dạy: 28 /9/2022; 05, 12 , 19 /10/2022 CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN (4 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ: Chủ động, tích lập kế hoạch khắc phục điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân, có những hành động việc làm tốt, chuẩn mực, có khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân đối với mọi người trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện lắng nghe tích cực, và biết cách thỏa thuận, thuyết phục bạn trong nhóm để được hỗ trợ, chia sẻ khi cần, và biết hỗ trợ bạn cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm; bước đầu xác định được vai trò của từng cá nhân trong hoạt động và khả năng đóng góp của bản thân trong nhóm và nhận nhiệm vụ phù hợp và thể hiện trách nhiệm hoàn thành công việc được giao. 1.2. Năng lực đặc thù Rèn luyện kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: + Kĩ năng lập và thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân. Dự kiến được nhân sự tham gia sắm vai xử lí tình huống và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên. Dự kiến được thời gian hoàn thành nhiệm vụ. + Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều ch ... sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá khả năng,sở thích, phẩm chất của mình với các bạn trong lớp. - Gọi một số HS nêu những điểu rút ra được qua việc thực hiện nhiệm vụ và nghe các bạn chia sẻ Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng hợp các ý kiến và kết luận Hoạt động 1: Ai trong chúng ta cũng có những khả năng,sở thích, phẩm chất nhất định. Xác định được khả năng, sở thích, phẩm chất của bản thân là cơ sở rất quan trọng để đối chiếu với yêu câu của nghề ở địa phương mà bản thân yêu thích,muốn chọn, từ đó xác định được sự phù hợp giữa đặc điểm của bản thân với yêu câu của nghểmuốn chọn. Không những vậy, biết được các đặc điểm của bản thân còn giúp ta có định huớng rèn luyện phẩm chất, năng lực trên con đường đến với nghề mình yêu thích, muốn chọn ở địa phương. Hoạt động Luyện tập/ Thực hành Đánh giá những năng lực, phẩm chất của bản thân với yêu cầu của một số nghề ở địa phương 1. Mục tiêu: - HS đánh giá được sự phù hợp hoặc chưa phù hợp giữa những phẩm chất, năng lực của bản thân với yêu cầu của một số nghể ở địa phương mà em quan tâm, muốn chọn. 2. Nội dung: Đánh giá những năng lực, phẩm chất của bản thân với yêu cầu của một số nghề ở địa phương 3. Sản phẩm: Kết quả của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS làm việc cá nhân để: + Xác định những nghể hiện có ở địa phương mà em quan tâm. + Liệt kê những yêu cẩu vể phẩm chất, năng lực của một số nghể hiện có ở địa phươngmà em quan tâm. Chú ý ghi theo thứ tự ưu tiên: Nghề em quan tâm nhất, nghề em quan tâm thứ nhì, thứ ba,...Với mỗi nghề ghi rõ những thông tin mà HS thu thập được về yêu cầu phẩm chất, năng lực của nghề theo gợi ý, ví dụ trong SGK. + Lập bảng để đối chiếu, đánh giá sự phù hợp hoặc chưa phù hợp giữa những yêu cẩuvể phẩm chất, năng lực của nghể em quan tâm với phẩm chất, năng lực của bản thân. - Tổ chúc cho HS hoạt động nhóm để chia sẻ kết quả xác định những phẩm chất, năng lựccủa bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cẩu của một số nghể ở địa phương mà HSquan tâm, muốn chọn. Yều cẩu HS trong nhóm lắng nghe và góp ý cho bạn. Cử những bạn có kết quả làm việc cá nhân tốt chia sẻ trớc lớp. - Mời một số HS chia sẻ trước lớp kết quả làm việc cá nhân. - Gọi một số HS nêu những điểu rút ra được qua làm việc cá nhân và nội dung chia sẻ của các bạn. - GV tổng hợp các ýkiến và kết luận: Mỗi nghể đểu có những yêu câu vế phẩm chất, năng lựcriêng đối với người lao động. Ai đó có sự phù hợp cao giữa phẩm chất, năngvực của bản thânvới yêu câu của nghể sẽ là yếu tố đạm bảo cho sự thành công trong hoạt động nghể nghiệpsau này. Tuynhiên, không phải ai cũng tự nhiên đạt được điểu này. Điểu quan trọng làbản thân mỗi người phải xác định được nhũng phẩm chất, năng lực đã phù họp và chua phù hợp đểcó kế hoạch rèn luyện và quyết tâm rèn luyện theo kế hoạch. Hoạt động Vận dụng - hoạt động sau giờ học Rèn luyện phẩm chất năng lực của bản thân phù hợp với yêu cần của nghề em quan tâm ở địa phương 1. Mục tiêu: - HS rèn luyện được phẩm chất, năng lực của bản thân phù hợp với yêu cẩu của nghể ởđịa phương mà mình quan tâm. - HS chủ động, tự giác rèn luyện bản thân theo yêu cầu của nghề ở địa phương mà mình quan tâm. 2. Nội dung: Rèn luyện phẩm chất năng lực của bản thân phù hợp với yêu cần của nghề em quan tâm ở địa phương 3. Sản phẩm: Kết quả của HS 4. Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn và yêu câu HS về nhà thực hiện những nhiệm vụ sau: - Rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo yêu cầu của nghề ở địa phương mà HS quan tâm. Có thể lập kế hoạch rèn luyện, trong đó chỉ ra những phẩm chất, nănglực chưa phù hợpẩn rèn luyện và cách thức rèn luyện những phẩm chất, năng lực đó. - Tham gia một số hoạt động nghề ở địa phương phù hợp với sở thích, khả năng và điều kiện thực tế để rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân. - GV tổng hợp các ý kiến và kết luận: Rèn luyện bản thân giúp ta có được nhữngphâm chất,năng lực theo yêu cầu của nghề. Mỗi chúng ta cần chủ động, tích cực rèn luyện phẩm chất,năng lực của bản thân ngay từ bây giờ để có được những phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu câu của nghề, tạo tiền đề cho sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp tương lai. TỔNG KẾT - GV gọi một số HS chia sẻ cảm nhận và những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt đông trong chủ đề. - Kết luận chung: Mỗi địa phương đều có nhiêu nghề khác nhau. Mỗi nghề có những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người lao động khác nhau. Hiểu rõ bản thân cũng như yêu cầu của nghề em quan tâm giúp em có cơ sở để đánh giá sự phù hợp nghề cũng như những việc cần thực hiện để rèn luyện bản thân theo yêu câu của nghề. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để giúp mỗi chúng ta đến được với nghề mình yêu thích và đạt được thành công trong hoạt động nghề nghiệp tương lai. ************************************************* Ngày soạn: 16/05/2023 Ngày giảng: 24/05/2023 Tiết 104: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Năng lực tự chủ, tự học, năng lực vận dụng thực hành. 2. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Giáo viên - Đề kiểm tra, hướng dẫn chấm 2. Học sinh - Kiến thức III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Hình thức: Kiểm tra trên giấy (Trắc nghiệm, tự luận) Phương pháp: GV đánh giá bài làm của học sinh Thời gian: 60’ IV. NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Em hãy khoanh tròn một trong các đáp án A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Ông nội Quân bị ốm không đi lại được. Buổi chiều chỉ có Quân ở nhà với ông, còn bố mẹ bận đi làm. Theo em, Quân nên làm gì để động viên, chăm sóc ông nội? A. Quân sẽ chơi game, để ông tự đi lại B. Quân tỏ khó chịu khi chăm sóc ông nội. C. Quân chỉ cùng ông nội tập đi khi ông cần. D. Quân hỏi thăm và chăm sóc, đỡ ông tập đi lại thay bố mẹ. Câu 2: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên sao nhãng học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì? A. Khuyên bảo em trai tập trung và việc học và cùng giúp việc nhà cho bố mẹ B. Quát mắng em trai vì đã chơi điện tử. C. Tranh cãi gay gắt với em trai. D. Tỏ thái độ thờ ơ với em trai. Câu 3: Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 7A làm sẽ được gửi đi làm quà cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì? A. Giảm ô nhiễm môi trường và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người B. Không có ý nghĩa gì cả C. Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng Câu 4: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng? A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé. B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus. C. Vứt rác bừa bãi ở công viên. D. Tất cả các phương án trên. Câu 5: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình? A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta. B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần. C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn. D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta. Câu 6: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước ta? A. Cồng chiêng Tây Nguyên. B. Dân ca quan họ Bắc Ninh. C. Vườn quốc gia Cúc Phương. D. Cố đô Huế. Câu 7: Ý nào sau đây không phải là hoạt động đặc trưng của nghề truyền thống: A. Sử dụng máy móc để thực hiện hết các công đoạn B. Làm sản phẩm thủ công bằng đôi tay khéo léo C. Khai thác nguyên liệu sẵn có (như đất, đá ) tại địa phương để làm sản phẩm D. Truyền từ những nghệ nhân hoặc người đi trước. Câu 8: Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là: A. Thận trọng và tuân thủ quy định B. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động C. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc D. Tất cả các phương án trên. Câu 9. Chỉ ra hiện trạng môi trường ở khu vực em tham quan. A. Cảnh quan bị xâm hại B. Quét dọn vệ sinh khu vực tham quan chính. C. Nhận diện được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính D. Giới thiệu những truyền thống tự hào của địa phương Câu 10. Việc làm nào có thể làm để bảo vệ môi trường nơi tham quan A. Tô vẽ lên cảnh quan, nhổ cây, bẻ cành. B. Dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm. C. Trồng cây xanh; không xả rác. D. Lắng nghe và học hỏi từ tất cả mọi người. Câu 11. Câu nào sau đây thể hiện ý tưởng xây dựng cho sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan. A. Cùng chính quyền địa phương tổ chức các buổi trò chuyện, giao lưu để nâng cao ý thức người dân ở khu vực về bảo vệ môi trường. B. Biểu diễn văn nghệ. C. Chấp nhận mọi người như vốn có. D. Chia sẻ với người thân, các bạn về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện. Câu 12. Ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện: A. Giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống tốt đẹp hơn. B. Lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp đến cộng đồng, góp phần làm cho xã hội thêm nhân văn. C. Thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 13. Những hành vi ứng xử nào không có văn hoá? A. Lễ phép với người lớn. B. Thường xuyên cáu gắt với mọi người. C. Kìm chế tức giận khi gặp vấn đề cần giải quyết. D. Trao đổi, góp ý khi người thân có thói quen chưa tốt. Câu 14. Khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng, em cần làm gì để thể hiện các hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá? A. Không giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. B. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể. C. Chỉ thích vui chơi và học tập một mình. D. Luôn cáu gắt với mọi người. Câu 15. Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên trái đất như thế nào? A. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. B. Ảnh đến khí hậu. C. Ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên. D. Tất cả các đáp án trên. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 đ) Câu 1. (2 điểm) Em có thể làm được những việc gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên? Câu 2. (2 điểm) a. Em hãy kể tên một số ngành nghề mà em biết? b. Trong số đó ngành nào là em yêu thích nhất? Câu 3. (2 điểm) Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm? Câu 4. (1 điểm) Nếu em là Mạnh, em sẽ xử lí như thế nào? Huy và Mạnh cùng đi tham quan một danh lam thắng cảnh ở địa phương. Huy muốn ghi lại kỉ niệm của hai bạn tại danh lam thắng cảnh nên định khắc tên mình và bạn lên trên thân một cây cổ thụ. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án D A A D C C A D A Câu 10 11 12 13 14 15 Đáp án C A D B B D PHẦN II. TỰ LUẬN (7 đ) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh. - Thu gom phân loại rác thải. - Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã * HS có thể nêu các việc làm khác đúng vẫn cho điểm tối đa. 2đ Câu 2 - Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản - Nghề Sửa chửa vi tính,ti vi điện tử - Nghề cơ khí (gò ,hàn.) - Nghề đúc đồng ,luyện kim. - Nghề giáo viên. - Trong đó em thích nhất là giáo viên. vì mỗi ngày thầy cô luôn truyền tải cho chúng em một mạch kiến thức để chúng em được học và vận dụng hằng ngày trong cuộc sống. 2đ Câu 3 Học sinh nêu được từ 2-3 việc nên làm và không nên làm cho điểm tối đa Nêu được ít hơn cho ½ số điểm 2đ Câu 4 Nếu em là Mạnh em sẽ nhắc nhở khuyên bạn Huy không nên làm việc đó.Vì ai cũng khắc lên thân cây để làm kỉ niệm thì dần dần cây sẽ bị chết đồng thời sẽ làm mất mỹ quan cảnh quan nơi mình đến tham quan. 1đ
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_7_ket_noi_tri_thu.doc