Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7
CHỦ ĐỀ 2: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC
Tuần 7 : Tiết 1 - Sinh hoạt dưới cờ: HỘI CHỢ ĐỒ TÁI CHẾ”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tham gia hội chợ đồ tái chế, chia sẻ ý tưởng và cách làm đồ tái chế -Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ về việc sắp xếp hoạt động học tập và sắp xếp đồ dùng học tập khoa học
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sản phẩm học tập.Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, nghiên cứu khoa học. Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phân loại tái chế đồ dùng phù hợp để tiết kiệm và làm sạch môi trường
II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi chép, vật liệu dụng cụ tái chế phục vụ cho việc học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
− GV yêu cầu HS chỉnh lại quần áo, tóc tai để chuẩn bị làm lễ chào cờ.
- GV cho HS chào cờ.
2. Sinh hoạt dưới cờ:Hội chợ đồ tái chế
- Mục tiêu: tham gia trình diễn tiểu phẩm “Hội chợ đồ tái chế”
. Chia sẻ cảm nghĩ khi sau khi xem sản phẩm và rút ra bài học cho mình, chia sẻ ý tưởng tái chế đồ của mình
- Cách tiến hành:
- GV cho HS tham gia hội chợ và chia sẻ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 2: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC Tuần 7 : Tiết 1 - Sinh hoạt dưới cờ: HỘI CHỢ ĐỒ TÁI CHẾ” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tham gia hội chợ đồ tái chế, chia sẻ ý tưởng và cách làm đồ tái chế -Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ về việc sắp xếp hoạt động học tập và sắp xếp đồ dùng học tập khoa học - Phẩm chất nhân ái: tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sản phẩm học tập..Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, nghiên cứu khoa học. Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phân loại tái chế đồ dùng phù hợp để tiết kiệm và làm sạch môi trường II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên: - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi chép, vật liệu dụng cụ tái chế phục vụ cho việc học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: − GV yêu cầu HS chỉnh lại quần áo, tóc tai để chuẩn bị làm lễ chào cờ. - GV cho HS chào cờ. 2. Sinh hoạt dưới cờ:Hội chợ đồ tái chế - Mục tiêu: tham gia trình diễn tiểu phẩm “Hội chợ đồ tái chế” . Chia sẻ cảm nghĩ khi sau khi xem sản phẩm và rút ra bài học cho mình, chia sẻ ý tưởng tái chế đồ của mình - Cách tiến hành: - GV cho HS tham gia hội chợ và chia sẻ - GV cho học sinh tham gia Hội chợ đồ tái chế Chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem hội chợ. Chia sẻ ý tưởng tái chế của mình 3. Vận dụng.trải nghiệm - Mục tiêu: Củng cố, dặn dò - Cách tiến hành: - HS nêu cảm nhận của mình sau buổi sinh hoạt. - HS lắng nghe. IV, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... TUẦN 7: CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC Sinh hoạt theo chủ đề: PHÂN LOẠI VÀ SẮP XẾP HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết phân loại được một vấn đề, sự vật, sự việc theo các tiêu chí khác nhau. - Biết viết, vẽ và trình bày được kế hoạch hoạt động bản thân thông qua sơ đồ tư duy. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Tự rèn luyện kĩ năng hoạt động làm viết, vẽ, qua đó góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, tự tin về bản thân trước tập thể. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình các sơ đồ tư duy khác nhau để ứng dụng vào thực tiễn, mục đích sắp xếp các hoạt động cá nhân khoa học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua việc xây dựng nếp sống khoa học, học sinh biết cách chia sẻ công việc với các thành viên trong gia đình. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng nếp sống và tư duy hoạt động một cách khoa học. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức thực hiện nếp sống khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Tạo sự kết nối với nội dung chủ đề, giữa công việc và thời gian, nhắc nhở HS biết trân trọng thời gian. - Cách tiến hành: - GV tổ chức múa hát bài “Tiếng thời gian” –để khởi động bài học. - GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể hiện trước lớp: Thời gian luôn trôi đi, không quay trở lại. Do đó, ta cần sử dụng thời gian hiệu quả. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Phân loại và sắp xếp hoạt động cá nhân. 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Thông qua hoạt động, HS học cách nhìn một sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, thực hành phân loại cùng một sự vật, hiện tượng theo nhiều cách, học cách tư duy linh hoạt hơn chứ không chỉ riêng phân loại thời gian. + Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.20 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV nêu nhiệm vụ: Em hãy liệt kê các hoạt động trong ngày. - GV gọi 2 – 3 HS liệt kê các hoạt động trong ngày. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận về cách phân loại hoạt động trong ngày theo những tiêu chí khác nhau: + Theo dạng hoạt động. + Theo thời gian trong ngày. + Theo địa điểm. - GV gọi 3 – 4 nhóm chia sẻ kết quả phân loại hoạt động trước lớp với các bạn. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Phân loại sự vật, sự việc, hiện tượng cần dựa theo một tiêu chí nhất định. + Với các hoạt động hằng ngày, dù em lựa chọn phân loại theo cách nào cũng cần quan tâm đủ các thông tin: Công việc cần thực hiện. Thời điểm và thời gian cần thiết để thực hiện. Địa điểm thực hiện. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Biết viết, vẽ sơ đồ tư duy về thời gian biểu theo tiêu chí phân loại + Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. + Tự rèn luyện kĩ năng viết, vẽ sơ đồ, qua đó góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tư duy (làm việc nhóm 4) - GV mời học sinh nêu yêu cầu hoạt động. - Làm một sơ đồ tư duy bằng cách viết, hoặc vẽ để xây dựng sơ đồ tư duy về thời gian biểu theo tiêu chí phân loại. - GV mời mỗi nhóm lựa chọn một tiêu chí để phân loại công việc trong thời gian biểu. - GV mời HS làm việc theo nhóm. - GV theo dõi, quan sát, giúp đỡ các nhóm nếu cần. Hoạt động 2. Chia sẻ với cả lớp về sơ đồ của nhóm mình - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày, cùng nhau chia sẻ với lớp về sơ đồ tư duy của nhóm, có thể giải thích thêm về các kí hiệu. - GV nhận xét chung, tuyên dương. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: Thực hành thời gian biểu mà mình đã xây dựng bằng sơ đồ tư duy và áp dụng thêm vào những công việc khác nữa. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC SHL: TRIỂN LÃM SƠ ĐỒ TƯ DUY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết phân loại được một vấn đề, sự vật, sự việc theo các tiêu chí khác nhau. - Biết viết, vẽ và trình bày được kế hoạch hoạt động bản thân thông qua sơ đồ tư duy. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Tự rèn luyện kĩ năng hoạt động làm viết, vẽ, qua đó góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ. - Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, tự tin về bản thân trước tập thể. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình các sơ đồ tư duy khác nhau để ứng dụng vào thực tiễn, mục đích sắp xếp các hoạt động cá nhân khoa học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua việc xây dựng nếp sống khoa học, học sinh biết cách chia sẻ công việc với các thành viên trong gia đình. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng nếp sống và tư duy hoạt động một cách khoa học. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức thực hiện nếp sống khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Xây dựng kĩ năng quan sát, thực hành để thực hiện nếp sống khoa học. - Cách tiến hành: - GV cho học sinh múa hát bài: “Hổng dám đâu”. + GV nêu câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài đã nhận được những lời đề nghị rất là hấp dẫn phải không nào? + Con có thích chơi những trò chơi đó không? + Vì sao bạn nhỏ lại từ chối? + GV dẫn: Bạn nhỏ đã biết từ chối những lời mời rủ đi chơi thật là hấp dẫn, vì bạn đã biết sắp xếp công việc cần làm của mình 1 cách khoa học. 2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc theo tổ) - GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần: + Sinh hoạt nền nếp. + Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức. + Kết quả hoạt động các phong trào. + Một số nội dung phát sinh trong tuần... - Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo cáo. - Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4 hoặc theo tổ) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. 3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: + Học sinh giới thiệu được sơ đồ tư duy của mình. + Học sinh cam kết trao đổi với người thân để thực hiện tốt sơ đồ tư duy đó, đồng thời, áp dụng vào nếp sống và tư duy của bản thân. - Cách tiến hành: Hoạt động 3: Triển lãm sơ đồ tư duy (Làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu và gợi ý về cách tổ chức triển lãm sơ đồ tư duy. - GV mời 1 HS lên điều khiển phần triển lãm. - GV mời các HS khác trình bày, triển lãm sơ đồ tư duy của mình. - GV mời cả lớp nhận xét, bình chọn sơ đồ tư duy được trình bày sáng tạo, khoa học nhất. - GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các học sinh. 5. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Trình bày và thảo luận với người thân vê sơ đồ tư duy của mình, ý tưởng và ứng dụng thực tế ra sao. + Tiếp tục sắp xếp các công việc của bản thân một cách khoa học thông qua các sơ đồ tư duy khác. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.docx