Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến tuần 5
TUẦN 1:
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân; tự lực trong việc thực hiện một số việc phù hợp với lứa tuổi của bản thân.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân; lập kế hoạch phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân và theo dõi những việc làm đó.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy A4, bút màu.
- File nhạc một bài hát thiếu nhi vui nhộn.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến tuần 5
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐỀ 1: NHẬN DIỆN BẢN THÂN MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ: Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân. Xác định được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong tình huống đơn giản. TUẦN 1: (3 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân; tự lực trong việc thực hiện một số việc phù hợp với lứa tuổi của bản thân. 3. Phẩm chất Trách nhiệm: Thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân; lập kế hoạch phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân và theo dõi những việc làm đó. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan. Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4. Giấy A4, bút màu. File nhạc một bài hát thiếu nhi vui nhộn. b. Đối với học sinh SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào năm học mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Mục tiêu: - HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa qua; tìm hiểu về truyền thống của nhà trường. - HS đón các em lớp 1 và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào năm học mới b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS tham gia công tác chuẩn bị cho Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường. - GV phân công các bạn có lịch trực nhật đến sớm sắp xếp ghế và bảng tên ở khu vực lớp mình. - GV khuyến khích HS đăng kí các tiết mục văn nghệ với GV Tổng phụ trách: + Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường. + Tập nghi thức. - GV yêu cầu HS ổn định chỗ ngồi và bắt đầu buổi lễ Khai giảng. - GV yêu cầu các HS đã được phân công tham gia hoạt động chào đón các em học sinh lớp 1. - GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. - GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình. - Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về các hoạt động trong năm học mới. - HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV. - HS sắp xếp theo sự phân công của GV. - HS chuẩn bị các tiết mục - HS ổn định trật tự. - HS tham gia hoạt động chào đón các em học sinh lớp 1. - HS chăm chủ xem các tiết mục biểu diễn. - HS chia sẻ cảm nhận của mình. - HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu, Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em tự hào về bản thân HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, kết nối được với chủ đề của tiết trải nghiệm. b. Cách tiến hành - GV cho HS lắng nghe, hát và vận động theo một bài hát thiếu nhi vui nhộn Em yêu trường em: https://youtu.be/i7ulCXbG_3I. - GV đặt câu hỏi: Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát Em yêu trường em? - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Bài hát đã mở đầu cho bài học đầu tiên trong năm học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em tự hào về bản thân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chơi trò chơi Xin chào! a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được: Ai cũng có những đặc điểm riêng và cách phát hiện đặc điểm riêng đó. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu – SGK tr.6 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV tổ chức trò chơi “Xin chào”. - GV hướng dẫn HS cách chơi: HS quan sát cả lớp, nhớ lại đặc điểm độc đáo của các bạn và lựa chọn các đặc điểm riêng nhưng có chung ở nhiều bạn trong lớp để nói lời chào. - GV lấy ví dụ: cùng tóc dài, cùng đeo kính, cùng giỏi Toán, cùng thích đọc sách, cùng khéo tay, - GV thực hiện một lần để thị phạm, GV sẽ chọn một đặc điểm để nói lời chào “Tôi chào các bạn đang đeo kính”. - GV chọn một bạn làm quản trò dựa trên tinh thần xung phong. - GV yêu cầu các bạn có cùng điểm chung đứng thành một nhóm. - GV tổ chức cho HS chơi 2 – 3 lượt khác nhau. - Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi chơi trò chơi Xin chào. - GV kết luận: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng giúp chúng ta nhớ được người ấy lâu hơn. Hoạt động 2: Làm bông hoa “Tự hào” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định và giới thiệu được trước các bạn những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu – SGK tr.6 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy làm bông hoa năm cánh bằng bìa và viết những đặc điểm của bản thân lên những cánh hoa đó. - GV hướng dẫn HS tạo hình bông hoa 5 cánh bằng bìa và xác định những đặc điểm đáng tự hào của các em theo từng khía cạnh khác nhau. Mỗi khía cạnh được viết vào một cánh hoa. - GV gợi ý: Khía cạnh như: sở thích, khả năng, tính cách, điểm khác biệt, - GV yêu cầu HS hoàn thiện bông hoa “tự hào” của mình trong vòng 7 phút. - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và yêu cầu HS chia sẻ: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm những đặc điểm được viết trên cánh hoa và nêu lí do tại sao em tự hào về những đặc điểm đó. - GV gọi 3 nhóm HS lên bảng chia sẻ trước lớp. - GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm đáng tự hào riêng. Chúng ta nên thường xuyên tự đánh giá, nhận biết đặc điểm đó để phát huy. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Trò chuyện với người thân về những đặc điểm đáng tự hào của em và quan sát, nêu những điểm đáng tự hào của mỗi thành viên trong gia đình. - HS xem video. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS đọc hiểu nhiệm vụ. - HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe cách chơi. - HS lắng nghe ví dụ. - HS quan sát GV thị phạm. - Bạn quản trò xung phong. - HS đứng thành một nhóm. - HS tích cực tham gia trò chơi. - HS chia sẻ cảm xúc của mình. - HS ghi nhớ. - HS đọc hiểu nhiệm vụ. - HS lắng nghe nhiệm vụ. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS lắng nghe gợi ý. - HS hoàn thiện bông hoa “tự hào”: Gợi ý: - HS chia sẻ và nêu lí do. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS lắng nghe. - HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn còn nhút nhát. - HS lắng nghe. Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tự hào thể hiện khả năng của bản thân HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua. b. Cách tiến hành - GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 1 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 2. - GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt. Hoạt động 2: Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm a. Mục tiêu: HS chia sẻ kết quả trao đổi cùng người thân đã thực hiện tại nhà. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với bạn về kết quả trò chuyện với người thân trong gia đình, về những đặc điểm đáng yêu, đáng tự hào của em. - GV đặt câu hỏi: Cảm xúc của em và người thân như thế nào khi trao đổi? - GV mời 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp. - GV kết luận: Chúng ta tự tin hơn khi chia sẻ được với người thân, bạn bè về những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. Hoạt động 3. Thể hiện khả năng của bản thân a. Mục tiêu: HS thể hiện được một khả năng của bản thân, tự tin trước việc mình làm tốt, từ đó tự hào với khả năng của mình. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chọn một khả năng của bản thân và chuẩn bị cho tiết mục thể hiện khả năng của mình. - GV gợi ý: Các em có thể vẽ, hát, kịch câm, võ thuật, chơi đàn, múa, thuyết trình, hùng biện, - GV mời 4 – 5 HS lên bảng thể hiện khả năng của mình trước lớp. Các bạn khác chú ý đón xem. - GV mời các bạn ở dưới lớp thực hiện những hành động khen ngợi, động viên, cổ vũ bạn: vỗ tay, giơ ngón tay cái, khen ngợi, - GV tổ chức chơi trò chơi Phóng viên. - GV nêu luật chơi: Một bạn đóng vai phóng viên và đi phỏng vấn các bạn trong lớp nêu cảm nghĩ về khả năng của bạn. Sau đó đi phỏng vấn các bạn thể hiện tài năng. - GV cho HS tham gia trò chơi Phóng viên. - GV có thể tổ chức cho HS bình chọn cho phần thi tài năng yêu thích nhất và trao phần thưởng cho bạn được nhiều bình chọn nhất. - GV kết luận: Chúng ta cần tự hào về những khả năng của bản thân và tự tin thể hiện khả năng đó trong các hoạt động chung. - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động ở nhà: Suy nghĩa và thảo luận với người thân về những việc cần làm để phát huy đặc điểm đáng tự hào của em. - HS chú ý lắng nghe - HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém. - HS hoạt động theo cặp và chia sẻ. - HS trả lời câu hỏi. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS chọn một khả năng và chuẩn bị tiết mực trình diễn của mình. - HS lắng nghe gợi ý. - HS biểu diễn. - Các bạn khen ngợi sau khi bạn của mình trình bày xong tiết mục. - HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe luật chơi. - HS đặt câu hỏi và trả lời. - HS bình chọn và trao thưởng. - HS ghi nhớ. - HS lắng nghe và chuẩn bị. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 2: (3 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Xác định và giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân. Chia sẻ được kết quả thực hiện những việc làm theo dự kiến để phát huy niềm tự hào của bản thân. Chia sẻ những đặc điểm và việc làm tốt đẹp của mình, từ đó có động lực duy trì, phát huy các việc làm đó. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân. 3. Phẩm chất Trách nhiệm: Xác định những việc làm đáng tự hào của bản thân và giới thiệu những việc làm đó. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan. Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua. b. Cách tiến hành - GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 4 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 5. - GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt. Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực của em. a. Mục tiêu: HS phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành nhóm ... hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV Tổng phụ trách yêu cầu đội văn nghệ của trường chuẩn bị tiểu phẩm Một ngày trên cung trăng. - GV khuyến khích mỗi lớp chuẩn bị một tiểu phẩm theo chủ đề Trung thu để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. - GV cùng HS dẫn dắt vào chương trình Trung thu của em. - GV đặt câu hỏi: Trong những dịp Trung thu, ở địa phương em thường tổ chức những hoạt động gì? - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời. - GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS biểu diễn tiểu phẩm Một ngày trên cung trăng. - GV đặt câu hỏi: Theo em, một ngày trên cung trăng đã diễn ra những hoạt động nào? - Sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV gọi một số bạn HS chia sẻ về việc sắp xếp hoạt động trong ngày một cách khoa học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về cảm xúc của bản thân khi xem các tiết mục biểu diễn trong chương trình Trung thu của em. - HS tham gia với sự phân công của GV. - HS chuẩn bị tiết mục. - HS chăm chú đón xem. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS trả lời: Những hoạt động trong dịp Trung thu là: rước đèn ông sao, phá cỗ, múa lân, trang trí mâm cỗ, - HS xem tiểu phẩm. - HS trả lời theo tiểu phẩm đã đón xem. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ theo nhóm. Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nền nếp sinh hoạt HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo cảm giác vui vẻ, HS nhớ lại trình tự hoạt động trong ngày theo thời gian. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Giờ này tôi làm gì? - GV tung bóng và đề nghị HS: Em hãy nói ngắn gọn việc mình làm vào thời điểm được nêu. - GV nêu luật chơi: Khi bóng được tung đến bạn nào, bạn đó bắt bóng và nói ra công việc mình làm vào thời điểm và giáo viên yêu cầu. - GV lấy ví dụ để HS hiểu: + GV hô “6 giờ chiều hằng ngày”, HS bắt bóng và đáp: “tắm gội”. + GV hô “9 giờ sáng Chủ nhật”, HS đáp “Vẫn còn ngủ ạ!”. - GV đưa ra 5 mốc thời gian, mỗi mốc thời gian yêu cầu 5 HS trả lời. - GV mời HS giơ tay xem những ai có hoạt động giống nhau ở cùng một mốc thời gian. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Hằng ngày, chúng ta cần thực hiện rất nhiều công việc. Do đó, mỗi người cần biết sắp xếp thời gian nào làm việc nào để tạo thói quen sinh hoạt theo một trình tự nhất định – đó gọi là nền nếp. Vậy làm thế nào để sắp xếp được nền nếp khoa học và hợp lí, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay –Tuần 5 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nền nếp sinh hoạt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ với bạn về những việc em thường làm trong một ngày. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đầy đủ các công việc thường làm trong một ngày, phân loại các dạng việc và tìm thời gian phù hợp cho mỗi công việc. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.15, 16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV phát chỗ mỗi HS một tờ giấy có bảng như sau và yêu cầu: Em hãy viết những việc thường làm trong một ngày và thời gian em thực hiện những việc đó. - GV mời 4 – 5 HS chia sẻ công việc trong ngày của mình. - GV tiếp tục nêu yêu cầu: Em hãy phân loại các công việc đó theo nhóm sau: + Các việc phục vụ cho học tập. + Các việc liên quan đến việc nhà. + Các việc sinh hoạt cá nhân. + Các việc giải trí và hoạt động theo sở thích riêng. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bàn đổi Phiếu công việc với nhau và so sánh số lượng công việc trong từng nhóm và thời gian thực hiện. Giải thích sự khác nhau giữa hai bạn? - GV mời 4 – 5 nhóm đôi lên bảng chia sẻ. - GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để thực hiện được nhiều việc với thời gian hợp lí? - GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. - GV đặt câu hỏi: Có bạn nào muốn bổ sung hoặc bỏ bớt các công việc hàng ngày của mình không? Em muốn bổ sung hoặc bỏ bớt công việc gì? Vì sao? - GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Thời gian trong ngày của mỗi người có giới hạn nên việc lựa chọn làm những việc gì trong một ngày là rất quan trọng. Em cần xác định nhóm việc nào cần ưu tiên, nhóm việc nào có thể rút gọn. Hoạt động 2: Xây dựng thời gian biểu cá nhân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sắp xếp được thời gian biểu trong một tuần với đầy đủ các nhóm công việc và thời gian thực hiện hợp lí. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV cho HS xem video sau: https://youtu.be/xoeqz0GPu5M - GV đặt câu hỏi: Sau khi xem xong video, em hãy nêu các bước lập thời gian biểu. - GV yêu cầu HS: Em hãy xây dựng thời gian biểu cá nhân trong một tuần theo mẫu sau: - GV lưu ý: Em hãy chú ý các đầu việc, thời điểm thực hiện và lượng thời gian cần thiết. Có thể sử dụng màu sắc khác nhau để phân loại nhóm công việc trong thời gian biểu. - GV yêu cầu HS trao đổi thời gian biểu cá nhân theo cặp đôi, nhận xét, góp ý hoặc yêu cầu HS giải thích về việc sắp xếp thời gian biểu của bạn. - GV gọi 5 – 6 HS chia sẻ về thời gian biểu của mình sau khi đã nhận được sự góp ý của bạn. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thời gian biểu giúp mỗi người tăng kỹ năng quản lý thời gian, tận dụng, sử dụng quỹ thời gian trong ngày một cách hiệu quả nhất. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Xin ý kiến người thân để hoàn thiện thời gian biểu của mình sao cho đủ các công việc cần thiết, theo trình tự phù hợp và thời gian hợp lí. + Thực hiện công việc theo thời gian biểu và điều chỉnh công việc trong thời gian biểu sao cho phù hợp và hiệu quả. - HS tích cực tham gia trò chơi. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS lắng nghe luật chơi. - HS lắng nghe ví dụ. - HS trả lời theo mốc thời gian GV đưa ra. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS đọc hiểu nhiệm vụ. - HS quan sát và lắng nghe yêu cầu. - HS chia sẻ: Gợi ý: - HS phân loại: + Các việc phục vụ cho học tập: đến trường, vào lớp. + Các việc liên quan đến việc nhà: rửa bát cùng chị gái. + Các việc sinh hoạt cá nhân: ăn trưa, ăn tối. + Các việc giải trí và hoạt động theo sở thích riêng: tham gia CLB Đá bóng của trường. - HS so sánh vơi bạn cùng bàn và giải thích: Mỗi người có một thời gian thực hiện và số lượng công việc khác nhau vì phụ thuộc vào những hoạt động sinh hoạt khác nhau của mỗi người. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi: Để thực hiện được nhiều việc với thời gian hợp lí, chúng ta cần: + Liệt kê những công việc cần làm cụ thể và chi tiết. + Lên thời gian cụ thể cho từng công việc. + Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. + Rèn luyện tính kỉ luật và tập trung. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS đọc hiểu nhiệm vụ. - HS xem video. - HS trả lời: + Bước 1: Chuẩn bị 1 tờ giấy A3, A4. + Bước 2: Lập bảng theo mẫu: + Bước 3: Trang trí, sáng tạo thời gian biểu thật đẹp và dán lên góc học tập để thường xuyên theo dõi. - HS lắng nghe yêu cầu và quan sát gợi ý. - HS lắng nghe lưu ý. - HS trao đổi thời gian biểu cá nhân với bạn. - HS chia sẻ trước lớp. Gợi ý: - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS lắng nghe. - HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn làm chưa tốt. - HS lắng nghe và ghi nhớ chuẩn bị. Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Giúp nhau thực hiện nền nếp sinh hoạt HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua. b. Cách tiến hành - GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 5 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 6. - GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt. Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả thực hiện nền nếp sinh hoạt sau khi sử dụng thời gian biểu. a. Mục tiêu: HS hiểu được cách sử dụng thời gian biểu để đảm bảo sinh hoạt nền nếp, nâng cao hiệu quả trong công việc, tổ chức cuộc sống khoa học, đặt mục tiêu đã đặt ra. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp: Em hãy chia sẻ về kết quả ban đầu thực hiện nền nếp sinh hoạt theo thời gian biểu: + Nêu những việc đã làm được đúng theo thời gian biểu. + Nêu những điểm chưa hợp lí khi xây dựng thời gian biểu dẫn đến những hoạt động chưa thể làm đúng theo thời gian biểu. - GV mời 4 – 5 cặp lên bảng chia sẻ. - GV mời một số HS chia sẻ: Em hãy nêu cảm nghĩ của em về kết quả thực hiện nền nếp sinh hoạt của bạn và chia sẻ những ý định, những mong muốn thay đổi trong nền nếp sinh hoạt của bản thân. - GV gọi 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ. - GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ những cam kết thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân. - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Nếu quên, bạn nên a. Mục tiêu: HS biết chia sẻ khó khăn của mình khi thực hiện công việc hằng ngày theo thời gian biểu đề ra: còn hay quên, làm không kịp, ngại làm đúng giờ, và nhận lại lời khuyên từ các bạn. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi Nếu quên, bạn nên - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm (theo tổ) và nêu luật chơi: Mỗi HS viết một công việc mình chưa thực hiện được theo đúng thời gian biểu lên tờ giấy và bỏ vào chiếc hộp hoặc giỏ chung. Sau đó, một thành viên trong nhóm sẽ lần lượt bắt thăm từng tờ, đọc to nội dung và đề nghị các bạn khác đưa ra lời khuyên tương ứng. Hãy bắt đầu bằng: “Nếu quên, bạn nên” - GV lưu ý: Các thành viên trong nhóm thảo luận để đưa ra lời khuyên thuyết phục nhất. Thành viên đươc khuyên ghi lại lời khuyên từ các bạn để thực hiện. - GV yêu cầu các nhóm ghi lại lời khuyên của mình một cách ngắn gọn, hài hước và sau đó đọc to trước lớp. - GV lấy ví dụ: + Nếu quên gội đầu, bạn nên nhờ người thân nhắc nhở. + Nếu quên sắp quần áo trước khi ngủ, bạn nên dán tờ giấy nhớ vào tủ. - GV gọi 3 – 4 HS trong mỗi nhóm chia sẻ vấn đề và lời khuyên của mình. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các em có thể tin tưởng, chia sẻ với bạn bè trong lớp những vấn đề mình băn khoăn để nhận được sự hỗ trợ, phương án giải quyết. Việc thực hiện thời gian biểu thường phải có sự điều chỉnh: nếu không thể thực hiện việc nào đó đúng giờ, ta có thể điều chỉnh lại thời gian thực hiện cho phù hợp hơn với mình. - GV nhắc HS tiếp tục thời hiện hoạt động theo thời gian biểu đã điều chỉnh. - GV nhắc nhở HS thực hiện lời khuyên đã nhận được từ bạn và chuẩn bị câu đố cho hoạt động tuần sau. - HS chú ý lắng nghe - HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém. - HS lắng nghe yêu cầu và chia sẻ theo cặp. - HS chia sẻ: + Những việc đã làm được đúng theo thời gian biểu: đi học, đến trường, ăn tối, học bài. + Những điểm chưa hợp lí khi xây dựng thời gian biểu dẫn đến những hoạt động chưa thể làm đúng theo thời gian biểu: thời gian sắp xếp quá gần nhau dẫn đến có những việc bị trùng lên nhau. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. - HS tích cực tham gia trò chơi. - HS lắng nghe luật chơi. - HS lắng nghe lưu ý. - HS ghi lại lời khuyên. - HS lắng nghe ví dụ. - HS chia sẻ. Gợi ý: + Nếu quên soạn sách vở, bạn nên ghi giấy nhớ và dán lên bàn học. + Nếu quên ăn sáng, bạn nên nhờ bố mẹ nhắc nhở. - HS thực hiện. - HS ghi nhớ và chuẩn bị.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.docx