Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm
TUẦN 1
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: EM TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS hiểu được ai cũng có những đặc điểm riêng và cách phát hiện đặc điểm riêng đó.
- HS giới thiệu được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi, giai điệu bài hát “Chicken dance”
- HS: giấy A4, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm
TUẦN 1 Hoạt động giáo dục theo chủ đề Tiết 2: EM TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS hiểu được ai cũng có những đặc điểm riêng và cách phát hiện đặc điểm riêng đó. - HS giới thiệu được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi, giai điệu bài hát “Chicken dance” - HS: giấy A4, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động theo nhịp video bài hát “Chicken dance”. - HS thực hiện. - GV gọi HS chia sẻ cảm xúc sau khi nhảy theo hịp bài hát. - 3-4 HS chia sẻ. - GV tổng kết phần chia sẻ của HS, giới thiệu – ghi bài. 2. Khám phá chủ đề: Trò chơi “Xin chào” - GV hướng dẫn cách chơi: HS quan sát cả lớp, nhớ lại đặc điểm độc đáo của các bạn và lựa chọn các đặc điểm riêng nhưng có chung ở nhiều bạn trong lớp để nói lời chào (VD: cùng tóc dài, cùng tóc xoăn, cùng đeo kính, cùng giỏi Toán, cùng thích đọc sách, cùng khéo tay,...). - HS lắng nghe - GV làm mẫu, chọn một đặc điểm để nói lời chào: “Tôi xin chào các bạn có mái tóc xoăn!” - Những HS có mái tóc xoăn sẽ đứng lên, cùng nói “Xin chào” - GV chọn một bạn làm quản trò dựa trên tinh thần xung phong. - Quản trò dẫn dắt trò chơi - Cả lớp cùng chơi 2 – 3 lượt với 2 – 3 quản trò khác nhau. - GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi chơi. - HS chia sẻ - GV kết luận: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng giúp ta nhớ được người ấy lâu hơn. - HS lắng nghe 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Làm bông hoa “Tự hào” - GV hướng dẫn HS tạo hình bông hoa 5 cánh bằng bìa và xác định những đặc điểm đáng tự hào của các em theo từng khía cạnh: vẻ ngoài, sở thích, khả năng, tính cách, điều khác biệt. Mỗi khía cạnh được viết vào một cánh hoa. - HS sử dụng giấy A4 và bút màu để tạo hình bông hoa theo hướng dẫn. - HS hoàn thiện bông hoa “tự hào” của mình và chia sẻ theo nhóm những đặc điểm được viết trên cánh hoa và lí do tự hào về những đặc điểm đó. - HS chia sẻ theo nhóm 4 - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. - GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm đáng tự hào riêng. Chúng ta nên thường xuyên tự đánh giá, nhận biết đặc điểm đó để phát huy. - HS lắng nghe, ghi nhớ 4. Cam kết hành động: - GV hướng dẫn HS về nhà trò chuyện với người thân: đề nghị người thân quan sát và nêu những điểm đáng yêu của mỗi thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe thực hiện - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ): ______________________________________ Sinh hoạt lớp Tiết 3: TỰ HÀO THỂ HIỆN KHẢ NĂNG CỦA BẢN THÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới. - HS chia sẻ cảm xúc sau khi trao đổi cùng người thân. - HS thể hiện được khả năng của bản thân, tự tin trước việc mình làm tốt, từ đó tự hào về khả năng của mình * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi. - HS: trang phục hoặc dụng cụ để thể hiện khả năng của bản thân III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động tổng kết tuần: - GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau. *Nhận xét ưu điểm và tồn tại: *Dự kiến các hoạt động tuần sau: - HS chia sẻ trước lớp 2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: - GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trao đổi cùng người thân về đặc điểm của em (về những đặc điểm đáng yêu, đáng tự hào của em; cảm xúc của em và người thân) - HS chia sẻ theo cặp về kết quả trò chuyện với người thân trong gia đình. - Kết luận: Chúng ta tự tin hơn khi chia sẻ được với người thân, bạn bè về những đặc điểm đáng tự hào của bản thân 3. Hoạt động nhóm: Thể hiện khả năng của bản thân - GV yêu cầu mỗi HS lựa chọn một khả năng của bản thân (vẽ, hát, kịch, võ thuật, chơi đàn, múa, hùng biện,...) và chuẩn bị cho tiết mục thể hiện khả năng của mình. - HS chuẩn bị - GV mời một số HS lên thể hiện khả năng của mình trước lớp. - HS thực hiện. - Các bạn trong lớp thực hiện những hành động khen ngợi, động viên, cổ vũ bạn (vỗ tay, giơ ngón tay cái...) và nêu cảm nghĩ về khả năng của bạn. - GV phỏng vấn HS về cảm xúc của các em khi thể hiện khả năng của bản thân. - HS chia sẻ - GV kết luận: Chúng ta cần tự hào về những khả năng của bản thân và tự tin thể hiện khả năng - HS lắng nghe 4. Cam kết hành động: - GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với thân về những việc cần làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. - HS lắng nghe thực hiện - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ): TUẦN 2 Hoạt động giáo dục theo chủ đề Tiết 2: NHỮNG VIỆC LÀM ĐÁNG TỰ HÀO CỦA EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS xác định và giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân. - HS biết đề xuất những việc cần làm để phát huy niềm tự hào của bản thân. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi, giấy A3,A4 - HS: bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nối tiếp - GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: Mỗi nhóm hãy nghe GV đọc một bài thơ, nhóm 1 là màu đỏ, nhóm 2 là màu xanh và điền từ còn thiếu vào chỗ trống. - GV đọc bài và yêu cầu HS ghi nhớ: Gà trống khoe giọng gáy “Ò ó ò ó o” Mèo mun khoe vuốt sắc Họ nhà chuột ngồi lo! Gầu trắng khoe ngủ giỏi Cho mùa đông qua nhanh! Hạt mầm khoe mau lớn Cho cuộc đời mãi xanh Chó khoe canh nhà giỏi “Gầu gấu gầu gấu gâu!” Lạc đà siêu chịu khát Đi trong cát rất lâu Chuột túi khoe nhảy khỏe Hươu cao cổ nhìn xa Phù thủy khoe bùa chú Chẳng bao giờ sợ ma! Còn em biết rửa bát? Hay làm toán rất tài? Khi đi chợ cùng mẹ Chẳng bao giờ tính sai? Thụy Anh - HS tích cực tham gia trò chơi. - HS lắng nghe luật chơi. - Sau khi đọc xong bài thơ, GV yêu cầu HS tham gia trò chơi vừa để luyện trí nhớ vừa để tìm ra điểm đáng tự hào của các sự vật trong bài thơ. - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 để tham gia trò chơi: Màu đỏ Màu xanh 1. Gà trống khoe 3. Gấu trắng khoe 5. Chó khoe 7. Chuột túi khoe 9. Phù thủy khoe 2. Mèo mun khoe 4. Hạt mầm khoe 6. Lạc đà khoe 8. Hươu cao cổ khoe 10. Em khoe - GV gọi đại diện 2 nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm khác nhận xét. - HS tham gia trò chơi. - HS quan sát yêu cầu. - HS chia sẻ: Màu đỏ Màu xanh 1. Gà trống khoe gáy giỏi. 3. Gấu trắng khoe ngủ giỏi. 5. Chó khoe canh nhà giỏi. 7. Chuột túi khoe nhảy khỏe. 9. Phù thủy khoe làm phép giỏi. 2. Mèo mun khoe bắt chuột giỏi. 4. Hạt mầm khoe mau lớn. 6. Lạc đà khoe chịu khát giỏi. 8. Hươu cao cổ khoe nhìn xa. 10. Em khoe biết rửa bát, làm toán. - GV tổng kết phần chia sẻ của HS, giới thiệu – ghi bài. - HS lắng nghe. 2. Khám phá chủ đề: Giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.8 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nhớ lại những việc đáng tự hào của em và liệt kê vào trong vở. - HS đọc hiểu nhiệm vụ. - HS lắng nghe yêu cầu. - GV gợi ý: Những việc làm đáng tự hào có thể là: + Những việc làm em thành công. + Những việc làm thể hiện sự tiến bộ. + Những việc tốt – giúp đỡ mọi người. - HS lắng nghe gợi ý. - GV chọn một bạn làm quản trò dựa trên tinh thần xung phong. - Quản trò dẫn dắt trò chơi - Cả lớp cùng chơi 2 – 3 lượt với 2 – 3 quản trò khác nhau. - GV mời 2 – 3 bạn nêu những việc làm đáng tự hào của mình. Các bạn khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời: Gợi ý: + Những việc làm em thành công: thực hiện các hoạt động theo thời gian biểu, tổ hức tiệc chúc mừng sinh nhật mẹ, tự tay làm một món quà tặng sinh nhật chị gái, vẽ một bức tranh tặng bà, + Những việc làm thể hiện sự tiến bộ: kết quả học tập môn Tiếng Việt đã tiến bộ hơn, phát âm tiếng Anh tốt hơn trước, giải các bài toán nhanh hơn, đạt giải cao trong cuộc thi vẽ tranh, viết chữ đẹp hơn, + Những việc tốt – giúp đỡ mọi người: giảng bài cho bạn, nhường đồ chơi cho em bé, giúp bà cụ sang đường, giúp đỡ một em bé đi lạc tìm mẹ, nhặt rác để môi trường xanh – sạch – đẹp hơn, giúp đỡ chú chó, mèo hoang bị bỏ rơi, - GV phát cho mỗi HS một tờ A4 và yêu cầu: Em hãy ghi chép hoặc vẽ lại những việc làm đó dưới một hình thức mà em thích. - GV gợi ý: Trình bày theo sơ đồ cây, sơ đồ tư duy, vẽ hình cây, kẻ bảng, - HS lắng nghe yêu cầu. - HS lắng nghe gợi ý. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và chia sẻ: Em hãy chia sẻ với bạn về những việc làm đáng tự hào của em. - GV gọi 4 – 5 cá nhân chia sẻ những việc làm đáng tự hào của mình trước lớp. Các bạn ngồi dưới có thể đặt câu hỏi. - HS chia sẻ trước lớp: Gợi ý: - HS vỗ tay. - GV nhận xét chung và chúc mừng HS đã nhận ra được những việc làm đáng tự hào của mình. - GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có thể thực hiện được những việc làm đáng tự hào của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Qua những việc làm đó, chúng ta sẽ nhận ra sự tiến bộ của bản thân để phát huy những việc làm đáng tự hào của mình hơn nữa. - HS lắng nghe và ghi nhớ. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Phát huy những điểm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.8 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ. - GV nêu vấn đề: Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm, những việc làm đáng tự hào. Các em có muốn niềm tự hào của chúng ta được phát huy hơn không? Muốn vậy chúng ta cần phải làm gì? - GV yêu cầu HS: Em hãy nêu những dự định về những việc cần làm để phát huy niềm tự hào của bản thân. - HS đọc hiểu nhiệm vụ. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS lắng nghe yêu cầu. - GV hướng dẫn: Các em cần ghi những việc cần làm vào bảng theo mẫu sau: - GV lấy ví dụ minh họa: - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ vào vở. - HS lắng nghe hướng dẫn và quan sát mẫu. - HS quan sát ví dụ. - HS thực hiện. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và chia sẻ: Em hãy chia sẻ với bạn về dự kiến để phát huy niềm tự hào cảu bản thân. - GV mời 4 – 5 nhóm lên bảng trình bày. - HS trình bày: Gợi ý: - GV nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có). - GV kết luận: Để bản thân ngày càng tốt hơn, đáng yêu hơn trong mắt mọi người, chúng ta cần không ngừng phát huy niềm tự hào của bản thân bằng những việc làm phù hợp. - HS lắng nghe, ghi nhớ 4. Cam kết hành động: - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Thực hiện dự định để phát huy niềm tự hào của bản thân, ghi lại kết quả, cảm xúc khi thực hiện và chia sẻ trong tiết Sinh hoạt lớp. - HS lắng nghe thực hiện - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ): ______________________________________ Sinh hoạt lớp Tiết 3: NIỀM TỰ HÀO TRONG TIM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới. - HS phản hồi lại kết quả thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân. - HS được củng cố sâu sắc hơn về những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩ ... n HS tạo hình bông hoa 5 cánh bằng bìa và đưa ra ý tưởng về những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. - HS sử dụng giấy A4 và bút màu để tạo hình bông hoa theo hướng dẫn. - HS hoàn thiện bông hoa “Gắn kết yêu thương” của mình và chia sẻ theo nhóm về những việc làm cá nhân và về hoạt động chung mà cả gia đình có thể tham gia. - HS làm việc theo nhóm 4. - GV mời đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - Đại diện các nhóm chia sẻ. - GV tổ chức các nhóm chọn một hoạt động chung của gia đình đóng vai các thành viên: Ông, bà, bố, mẹ, con làm động tác cơ thể tạo thành mọt tiểu phẩm kịch câm để các nhóm khác dự đoán tên nội dung hoạt động. - Thành viên các nhóm thực hiện. - GV và HS nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Để tạo sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, mỗi người đều có thể hành động cá nhân như: Làm thiệp tặng bố, mẹ, ông , bà vào các dịp lễ tết; Giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà; chăm ngoan, vâng lời ông bà cha mẹ,Nhưng nếu có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình thì sự gắn bó đó sẽ bền chặt hơn đấy các em ạ. - HS lắng nghe. 4. Cam kết hành động: - GV hướng dẫn HS lựa chọn một ý tưởng về việc làm cá nhân tạo sự gắn kết yêu thương trong gia đình để thực hiện có thể viết, vẽ tranh hoặc chụp ảnh để làm kỉ niệm. - HS lắng nghe thực hiện - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ----------------------------------- Sinh hoạt lớp Tiết 3: NGÀY CUỐI TUẦN YÊU THƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới. - HS chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện một hoạt động tạo sự gắn kết yê thương. - HS lập được kế hoạch cho “Ngày cuối tuần yêu thương” của gia đình. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi, giấy A4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động tổng kết tuần: - GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau. *Nhận xét ưu điểm và tồn tại: *Dự kiến các hoạt động tuần sau: - HS chia sẻ trước lớp 2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: - GV yêu cầu HS trưng bày theo nhóm các sản phẩm thu hoạch về hoạt động chung của gia đình: tranh, ảnh chụp, thơ, ca, - HS trưng bày theo nhóm 6. - GV tổ chức HS thuyết trình về sản phẩm theo nhóm theo gợi ý: + Em đã lưu lại kỉ niệm về hoạt động chung nào của gia đình, hoạt động đó diễn ra vào lúc nào ở đâu? Vì sao em chọn hoạt động đó để chia sẻ. + Điều gì khiến em vui nhất, thích thú nhất hoặc cảm động nhất trong hoạt động đó? + Em có nghĩ hoạt động đó sẽ giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau, gần gũi nhau hơn không? Em đã hiểu thêm điều gì về người thân của mình? - HS các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV kết luận: Những hoạt động chung thường xuyên được tổ chức chính là cách để các thành viên trong gia đình chăm sóc, quan tâm nhau, hiểu nhau nhiều hơn. - HS lắng nghe. 3. Hoạt động nhóm: Lập kế hoạch cho hoạt động “ Ngày cuối tuần yêu thương” của gia đình. - GV tổ chức HS thảo luận nhóm lựa chọn hoạt động chung cho cả gia đình để tọa sự gắn kết theo gợi ý: - GV tổ chức các nhóm chia sẻ. - HS thảo luận theo bàn để lựa chọn và lên kế hoạch tổ chức một hoạt động của gia đình. - HS chia sẻ kế hoạch. - GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy A4 để HS lên kế hoạch tổ chức một hoạt động cho “ Ngày cuối tuần yêu thương” theo mẫu kịch bản sau: - HS thực hiện. - GV mời một số HS chia sẻ kế hoạch tổ chức hoạt động “Ngày cuối tuần yêu thương” với các bạn trong nhóm. - HS thực hiện. - GV và HS nhận xét góp ý kế hoạch của bạn. - HS lắng nghe và góp ý. - GV hỏi: Vì sao chúng ta phải lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động chung của gia đình? - HS nêu ý kiến. GV kết luận: Việc lên kế hoạch sẽ giúp chúng ta phân công mỗi người một việc và phối hợp cùng hoạt đọng ăn ý hơn, tạo được niềm vui trong gia đình. - HS lắng nghe. - GV mời HS cùng đọc bài thơ. NGÀY CUỐI TUẦN YÊU THƯƠNG Suốt tuần luôn bận rộn Làm việc học và hành Cả nhà mong có được Một ngày cuối tuần xanh. Nào cùng nhau làm bếp, Cùng nhau dọn vệ sinh Cùng trang hoàng thật đẹp Cho nhà mình lung linh Cùng đọc, chơi, ca hát Rong ruổi khắp muôn nơi Ngày cuối tuần mong đợi Rộn rã bao tiếng cười - HS đọc đồng thanh. 4. Cam kết hành động: - GV yêu cầu HS thực hiện kế hoạch “Ngày cuối tuần yêu thương” cùng những người thân trong gia đình mình. - HS lắng nghe thực hiện. - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ): TUẦN 18 Hoạt động giáo dục theo chủ đề Tiết 2: ĐỒNG HÀNH BÊN NHAU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Chia sẻ về việc thực hiện kế hoạch “Ngày cuối tuần yêu thương”. - Kể lại những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình. - Đưa ra được thêm các ý tưởng phong phú cho việc tổ chức hoạt động chung của gia đình trong những dịp đặc biệt, ngày lễ, Tết. - HS biết sắm vai là các thành viên trong gia đình để học cách đề xuất ý tưởng, thuyết phục người thân tham gia một cách mềm mỏng, lẽ phép. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ học tập, yêu gia đình, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, giấy A0, bút màu. - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS nghe, hát và vận động theo bài hát: Bố ơi, mình đi đâu thế? - GV mời HS liệt kê những nơi có thể đi, đến cùng gia đình để thay vào lời bài hát, có thể hát theo kiểu đọc rap để thể hiện sự hài hước. Gv đọc câu hỏi rồi chỉ vào từng người HS đọc phương án của mình. - Dẫn dắt vào bài học và ghi tên bài. - HS hát và vận động làm theo. Mình đi đâu thế, bố ơi? Đi công viên hay xem ca nhạc? Đi xem kịch hay đi siêu thị? Đi thư viện hay đi du lịch? Đi về quê hay đi ăn chè? - HS lắng nghe, ghi vở. 2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ về việc thực hiện kế hoạch “Ngày cuối tuần yêu thương” - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm mời từng bạn chia sẻ về “Ngày gia đình yêu thương” của gia đình tuần vừa rồi: địa điểm gia đình em đã đến, hoạt động gia đình em cùng làm,... + Những gì làm được theo đúng kế hoạch? + Những gì khác không giống như kế hoạch? - HS thực hiện theo nhóm 4, chia sẻ trong nhóm. - GV tổ chức HS chia sẻ trước lớp về trải nghiệm của mình. Ví dụ: Cuối tuần gia đình em đi nhà bà ngoại chơi, bố mẹ em cùng các bác làm thịt vịt, em cùng anh chị mình nhặt rau và tập xe đạp điện,... Em cảm thấy rất vui vì được cùng mọi người nói chuyện chia sẻ những việc làm vui trong tuần,... - HS chia sẻ. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS theo dõi. - Nêu các hoạt động thú vị của các bạn mà em đã học hỏi được? - HS chia sẻ tiếp. - GV mời cả lớp cùng lập danh mục các điểm đến mà gia đình có thể tham khảo cho các “Ngày cuối tuần yêu thương” trong tương lai. - HS nêu. - GV kết luận: Việc thực hiện một hoạt động có thể diễn ra không đúng theo kế hoạch, chúng ta phải thay đổi, điều chỉnh kế hoạch tùy vào tình hình thực tế. Tuy nhiên, điều qua trọng nhất mà ta nhận được sau quá trình thực hiện hoạt động là niềm vui và sự gắn kết gia đình. - HS lắng nghe. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Sắm vai xử lí tình huống - GV chia HS thành các nhóm và đại diện các nhóm lên bốc thăm tình huống về việc tổ chức các hoạt động chung cho gia đình. (Lưu ý thể hiện đúng ngôn ngữ, động tác của nhân vật.) - HS ngồi theo nhóm, phân vai các thành viên trao đổi và thảo luận với nhau. - GV mời đại diện nhóm đóng vai xử lí tình huống. - Đại diện các nhóm chia sẻ. - GV và HS phỏng vấn nhân vật và cảm xúc của nhận vật khi tham gia hoạt động đó. Ví dụ:Thưa ông, ông là ông nội của cháu Ly ạ? Ông có thích ý định là tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà không ạ?Ông đã nhận nhiệm vụ gì cho buổi lễ mừng thọ đó ạ? - Thành viên các nhóm thực hiện. - GV và HS nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV kết luận: Mỗi nhóm đều có những ý tưởng sáng tạo cho các hoạt động chung của cả gia đình trong các ngày lễ đặc biệt. Hi vọng nếu có dịp các em sẽ cùng người thân thực hiện được những ý tưởng ngày hôm nay để gia đình thêm gắn kết và mang lại niềm vui bất ngờ cho thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe. 4. Cam kết hành động: - GV đề nghị HS cùng người thân lựa chọn một địa điểm để đến vào ngày cuối tuần gần nhất. - HS lắng nghe thực hiện. - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ----------------------------------- Sinh hoạt lớp Tiết 3: NHỮNG KHOẢNH KHẮC HẠNH PHÚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới. - HS chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc khi cùng người thân thực hiện hoạt động chung bằng những hình thức khác nhau: bài viết ngắn, bài thơ, bức tranh, * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi. - HS: giấy A4, keo dán, bút màu, dây gai, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động tổng kết tuần: - GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau. *Nhận xét ưu điểm và tồn tại: *Dự kiến các hoạt động tuần sau: - HS chia sẻ trước lớp 2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: Chia sẻ về hoạt động chung với người thân khiến em cảm thấy hạnh phúc nhất. - GV tổ chức HS chia sẻ theo nhóm những nội dung sau. + Em đã cùng gia đình đi đến đâu và tham gia hoạt động chung gì? Em thấy hạnh phúc nhất khi nào? + Lựa chọn một cách tái hiện lại khoảnh khắc hạnh phúc ấy. + Chia sẻ với bạn về khoảnh khắc hạnh phúc của em. - HS chia sẻ theo nhóm 4. - GV tổ chức HS chia sẻ với bạn trong nhóm, trước lớp. Ví dụ: Cuối tuần mình cùng gia đình đi khu vui chơi trẻ em. Ở đó có rất nhiều trò chơi, mình đã chơi xích đu, tô màu. Còn em mình cùng mẹ chơi nhà banh, Mình cảm thấy rất vui và cảm nhận được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, - HS lắng nghe và bày tỏ cảm xúc của mình trước những khoảnh khắc đó. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV kết luận: Mỗi khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình luôn là điều tuyệt vời nhất chúng ta có được. - HS lắng nghe. 3. Hoạt động nhóm: Thiết kế góc triển lãm “Những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình em” - GV tổ chức HS ngồi theo tổ cùng nhau tổng hợp những sản phẩm các bạn đã làm ở hoạt động trước, lên ý tưởng trang trí. - HS thực hiện theo tổ. - GV hướng dẫn các nhóm trang trí dán các sản phẩm thành góc “Những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình” - HS các nhóm thực hiện. - GV tổ chức các nhóm trưng bày thành quả của nhóm mình. - HS quan sát lựa chọn góc sáng tạo, ấn tượng nhất. GV kết luận: Mỗi khoảnh khắc hạnh phúc sẽ giúp các thành viên trong gia đình yêu thương nhau và có thêm động lực dễ vượt qua những khó khăn và những nỗi buồn. - HS lắng nghe. 4. Cam kết hành động: - GV đề nghị HS cùng người thân cùng tiếp tục lên kế hoạch và thực hiện các “Ngày cuối tuần yêu thương” khác trong thời gian sắp tới. - HS lắng nghe thực hiện. - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.docx