Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32 - Chủ đề: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

Sinh hoạt theo chủ đề: NGHỀ EM YÊU THÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết được công việc và đức tính cần có của một nghề qua vở kịch tương tác “Xưởng may áo ấm”.

- Nêu được nghề nghiệp yêu thích và những đức tính cần có của nghề đó.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân chăm chỉ, có trách nhiệm, tự giác trong học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về nghề nghiệp và đức tính cần có của nghề nghiệp đó.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 7 trang Khánh Đăng 28/12/2023 5100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32 - Chủ đề: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32 - Chủ đề: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32 - Chủ đề: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp
TUẦN 32
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
Sinh hoạt theo chủ đề: NGHỀ EM YÊU THÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Biết được công việc và đức tính cần có của một nghề qua vở kịch tương tác “Xưởng may áo ấm”.
- Nêu được nghề nghiệp yêu thích và những đức tính cần có của nghề đó.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân chăm chỉ, có trách nhiệm, tự giác trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về nghề nghiệp và đức tính cần có của nghề nghiệp đó.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS đọc bài đồng dao nói về lao động của con người để khởi động bài học. 
- GV chia lớp thành hai nhóm và hướng dẫn HS đọc đối nhau, mỗi nhóm đọc một câu.
- GV giới thiệu chia sẻ bài đồng dao. 
“Một tay dẹp 
 Hai tay dẹp
Tay dệt vải
Tay tưới rau
Tay nuôi trồng
Tay hái lượm
Tay tạc tượng
Tay vẽ tranh 
Tay buông câu 
Tay chặt củi
Tay đắp núi
Tay đào sông 
Tay làm nhanh
Tay làm chậm
Đều lao động
Điểm tô đời!”
+ Trong bài đồng dao em thấy đôi bàn tay đã làm những công việc gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm và đọc bài đồng dao.
+ Đôi bàn tay: dệt vải, tưới rau, buông câu, chặt củi, đắp núi, đào sông, nuôi trồng, hái lượm, tạc tượng, vẽ tranh.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu:
+ Biết được công việc và đức tính cần có của một nghề qua vở kịch tương tác “Xưởng may áo ấm”.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đóng kịch “Xưởng may áo ấm” của nhà văn Võ Quảng. (Làm việc nhóm)
- GV tổ chức cho HS tham gia diễn kịch tương tác “Xưởng may áo ấm” của nhà văn Võ Quảng. Trong quá tình kể GV có thể thêm 1 - 2 nhân vật khác cho HS dễ hiểu nội dung câu chuyện và câu chuyện hấp dẫn hơn.
- GV giới thiệu các vai và sắm vai (thỏ, chim, ốc sên, bọ ngựa, nhím, tằm)
- GV dẫn chuyện yêu cầu HS đóng vai các nhân vật và diễn xuất theo theo lời dẫn của GV:
+ Trời gió rét căm. Thỏ thấy rét quá, lạnh quá mà không có áo ấm. Chú run cầm cập. Thế rồi, chú tìm được một mảnh vải, quấn quanh người cho đỡ rét. Một cơn gió nổi lên, giật mình tung mảnh vải ra, bay đi vùn vụt,.. 
- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 để đưa ra dự đoán tiếp theo của câu chuyện.
H: Như vậy, thỏ không thể khoác vải ra đường mài phải làm gì nhỉ?
+ Ở trong rừng không có thợ may, vì thế chú thỏ phải tìm đến các muông thú, côn trùng trong rừng. 
H: Em hãy đoán xem, để may một chiếc áo, chúng ta có vải rồi thì phải thực hiện những công việc gì tiếp theo?
H: Mỗi nhân vật có thể làm công việc gì và họ dùng những công cụ nào của mình?
H: Khi đo và vẽ lên vải cần đức tính gì để không nhầm lẫn, luôn chính xác? Nếu nhầm thì có hại thế nào?
H: Khi cắt vải, để cắt được chính xác không bị nham nhở, xấu xí, cầm kéo thì lại nặng, mỏi tay, người cắt vải cần đức tính gì?
H: Để đường khâu được đẹp, không bị xô lệch, cần có đức tính gì?
H: Một cái áo cắt thì nhanh chứ khâu thì lâu lắm, theo các em người khâu áo còn phải có đức tính gì nữa để không chán nản, không bỏ cuộc?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
* Kết luận: Mỗi con vật có một tính cách khác nhau, nhưng chúng giống nhau ở chỗ: chăm chỉ, có trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề,.. 
- HS lắng nghe.
- HS đóng vai thỏ, chim, ốc sên, bọ ngựa, nhím, con tằm và diễn xuất theo lời dẫn của GV.
- HS thảo luận nhóm dự đoán xây dựng nội dung câu chuyện dựa theo câu hỏi gợi ý của GV.
TL: Cần may một chiếc áo ấm bằng mảnh vải trên.
- HS đóng vai các nhân vật: ốc sên, bọ ngựa, nhím, chim, con tằm ra sân khấu diễn.
TL: Đo vải, đo người rồi vẽ lên vải, cắt vải, khâu bằng kim và chỉ,
TL: Ốc sên đo và vẽ lên vải - thước đo bằng bước đi có phần kẻ vạch bằng nhớt của ốc sên; Bọ ngựa cắt vải - kéo là hai chi trước rất sắc; Nhím cho kim - lông nhọn; Tằm cho tơ làm bằng chỉ - nhả ra tơ; Chim dùng mỏ dùi lỗ, luồn kim chỉ để khâu.
TL: Cẩn thận, chậm rãi,
TL: Cẩn thận, mạnh mẽ, dứt khoát,
TL: Cẩn thận, khéo léo, có trách nhiêm, tỉ mĩ,
TL: Kiên nhẫn, kiên trì, yêu nghề của mình,..
- HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: Nêu được nghề nghiệp yêu thích và những đức tính cần có của nghề đó.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Những đức tính cần có của người làm nghề mà em yêu thích. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu HS ghi tên một nghề yêu thích nhất của mình vào bảng con.
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2. Vẽ sơ đồ ghi những đức tính cần thiết để làm việc đó theo gợi ý sau:
- GV mời các nhóm trình bày về nghề nghiệp và đức tính phù hợp của nghề.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Kết luận: Mỗi nghề nghiệp đều cần thiết cho con người. Người thợ cần thực hiện nhiều công việc trong nghề và để làm những công việc đó cần có những đức tính phù hợp với nghề.
- HS thực hiện.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Phỏng vấn người thân hoặc hàng xóm về ước mơ ngày bé và nghề nghiệp hiện nay.
+ Ghi lại những công việc trong nghề mình yêu thích và đức tính liên quan hoặc cả công việc của người thân và những đặc điểm liên quan.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
Nghề
Công việc của nghề
Đức tính của nghề
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TUẦN 32
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
Sinh hoạt cuối tuần: ĐỨC TÍNH NGHỀ NGHIỆP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh nêu được công việc và đức tính liên quan đến một số nghề tìm hiểu được.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân chăm chỉ, có trách nhiệm, tự giác trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về nghề nghiệp và đức tính cần có của nghề nghiệp đó.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Em muốn làm” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: bài hát nói về những nghề nghiệp nào?
+ Mời học sinh trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: cảnh sát, phi công, bác sĩ, kĩ sư, đầu bếp, giáo viên, ca sĩ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: Học sinh chia sẻ công việc và đức tính liên quan đến một số nghề tìm hiểu được.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Đức tính nghề nghiệp. (Làm việc nhóm 2)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về công việc của nghề nghiệp và đức tính cần thiết cho nghề sau bài học trước.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm chia sẻ về nghề nghiệp và đức tính cần thiết cho nghề.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Thực hành.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh biết quan sát, nhấn mạnh nét riêng của bạn.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Trò chơi “Đoán nghề”(Chơi theo nhóm)
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn), mỗi nhóm nêu ra ba đức tính cần thiết cho nghề. 
- Yêu cầu các nhóm khác đoán tên nghề từ ba đức tính đó.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.
- Mời cả lớp cùng đọc bài đồng dao:
“Một tay dẹp 
 Hai tay dẹp
Tay dệt vải
Tay tưới rau
Tay nuôi trồng
Tay hái lượm
Tay tạc tượng
Tay vẽ tranh 
Tay buông câu 
Tay chặt củi
Tay đắp núi
Tay đào sông 
Tay làm nhanh
Tay làm chậm
Đều lao động
Điểm tô đời!”
- Học sinh chia nhóm 2, nêu ra ba đức yinhs cần thiết cho nghề.
- Các nhóm đoán tên nghề dựa vào ba đức tính cần thiết cho nghề nhóm bạn đưa ra.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Cả lớp cùng đọc bài thơ
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Kể tên một số công việc và đức tính liên quan đến một số nghề tìm hiểu được.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.docx