Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Chủ đề: Hoạt động xây dựng cộng đồng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh tìm hiểu được những thông tin về những vùng có thiên tai, dịch bệnh.

- Lập kế hoạch gửi tặng quà cho các bạn vùng thiên tai dịch bệnh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 10 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2901
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Chủ đề: Hoạt động xây dựng cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Chủ đề: Hoạt động xây dựng cộng đồng

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Chủ đề: Hoạt động xây dựng cộng đồng
TUẦN 26
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
Sinh hoạt theo chủ đề: MÙA ĐÔNG ẤM ÁP, MÙA HÈ VUI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh tìm hiểu được những thông tin về những vùng có thiên tai, dịch bệnh.
- Lập kế hoạch gửi tặng quà cho các bạn vùng thiên tai dịch bệnh.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo cảm giác vui tươi, dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề nói đến việc sẵn sàng chia sẻ trong cộng đồng.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Bạn cần tôi có” để khởi động bài học.
+ GV mời HS đứng thành vòng tròn theo nhóm lớn.
+ GV đề nghị HS tưởng tượng mình cầm trên tay hai vật gì đó, hai con vật... 
+GV hỏi nhanh để HS có thể nói ra đồ vật tưởng tượng mà mình có ( GV gợi ý để HS trả lời không bị trùng lặp nhau)
+ GV mời HS trả lời
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
-HS xếp thành nhóm lớn và làm theo yêu cầu 
-HS trả lời : Em thưa cô, em đang cầm 2 tia nắng, hai con thỏ, hai bông hoa, hai chiếc bánh hai quả bóng bay, hai lá cỏ, hai giọt nước ...
- HS khác lắng nghe.
2. Khám phá:
-Mục tiêu:Học sinh nhận biết về nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống hằng ngày để từ đó có sự đồng cảm với những người thiếu thốn, kém may mắn hơn mình hoặc bị thiên tai làm cuộc sống khoa khăn hơn.
-Cách tiến hành:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin về những vùng có thiên tai , dịch bệnh mới xảy ra. (làm việc nhóm)
- GV cho học sinh xem một đoạn tin tức nói về một vùng mới xảy ra thiên tai, dịch bệnh.
- GV gợi ý để HS suy nghĩ về những người dân, các bạn nhỏ sống trong những vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
-GV nêu nội dung câu hỏi để các nhóm thảo luận “ Thảo luận về sự thiếu thốn trong cuộc sống, sinh hoạt của các bạn học sinh vùng đó” Qua câu hỏi gợi ý 
+ Họ gặp những khó khăn gì?
- GV mời các nhóm chia sẻ phần thảo luận của nhóm mình.
 -GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt ý và mời HS đọc lại.
Chúng ta nên chia sẻ cùng những người dân, các bạn nhỏ vùng thiên tai, dịch bệnh những khó khăn mà học đang gánh chịu .( Lưu ý: Những chia sẻ không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần bởi ta còn có thể đem đến cho họ những niềm vui, an ủi để học không mất hi vọng)
- Học sinh theo dõi video 
- Học sinh chia nhóm 4 suy nghĩ bài và tiến hành thảo luận, nhóm cử ra một thư kí để ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào tờ A1 những điều mình phỏng đoán.
+ Ví dụ: Không đủ nước sạch để dùng .
+Bị mất nhà cửa, quần áo, đồ dùng.
+ Các bạn nghèo không đủ tiền mua sách vở, quần áo đi học.
+Người già ốm đau không có người thân giúp đỡ.
-Đại diện các nhóm trả lời.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung
3. Luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Học sinh lên kế hoạch gửi các món quà về vật chất và tinh thần cho các bạn ở vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Tạo một món quà gửi tặng các bạn vùng thiên tai, dịch bệnh. (Làm việc nhóm 4)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4:
-GV mời các nhóm liệt kê những việc mình có thể làm.
- GV mời các nhóm lên trình bày những thứ có thể mang tới để cho, tặng bạn .
( GV lưu ý Học sinh : Ngoài các món quà có thể cho tặng thì cách cho tặng cũng rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng nhau đóng gói và có hình thức trao tặng sao cho phù hợp nhất)
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Mỗi nhóm ghi lại món đồ mà mình muốn gửi tặng các bạn.
- Đại diện các nhóm giới thiệu về món quà của nhóm qua sản phẩm.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Soạn đồ để gửi tặng các bạn vùng thiên tai, dịch bệnh . Làm sạch những món đồ để cho , tặng và chuẩn bị các vật dụng để đóng gói.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TUẦN 26
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
Sinh hoạt theo chủ đề: MÓN QUÀ TẶNG BẠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh thực hiện đóng gói những món đồ tặng bạn có hoàn cảnh khó khăn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp hát bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết ” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Sau khi khởi động xong em thấy thế nào?
+ Mời học sinh trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát.
HS trả lời : Em thấy rất vui./ Thấy rất sảng khoái.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu:
+ Học sinh thực hiện việc đóng gói quà gửi đến các bạn vùng khó khăn.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Làm món quà tặng bạn. (Làm việc nhóm 2)
- GV nêu yêu cầu Học sinh ngồi theo nhóm 2 để cùng nhau đóng gói quà.
-GV hướng dẫn HS lưu ý khi đóng đồ với các vật tránh ẩm ướt, với các vật tránh dễ vỡ...
- GV gợi ý để HS viết lời nói thân thương với các bạn sẽ nhận quà.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
*Cả lớp đã cùng nhau đóng gói quà để chia sẻ với các bạn vùng khó khăn. Việc làm này rất đáng khen, đề nghị chúng mình cùng vỗ tay khích lệ nhau nhé.
- Học sinh chia nhóm 2 ngồi thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi phân loại và đóng gói sách vở, đồ chơi, quần áo theo mùa.
+Viết lời nói thân thương tới bạn sẽ nhận quà.
( Chúc bạn một mùa đông ấm áp. / Chúc bạn một mùa hè vui)
+HS trang trí quà của nhóm mình.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Thực hành.
- Mục tiêu:
+ Học sinh nhận ra rằng ai cũng có thể tặng cho mỗi người một món quà gì đó để cuộc sống tươi đẹp hơn.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Tham gia kể chuyện tương tác quà tặng cho mọi người . (Tham gia cả lớp)
- GV mời học sinh sắm vai những bông hoa và các con vật như voi, sơn ca, cừu, gà trống....
-GV nêu yêu cầu : Mời các bạn đóng các vai đi ra sân khấu nhảy múa theo vai của mình. Các bạn dưới lớp đoán xem đó là những bông hoa nào, con vật nào?
Ví dụ : + Chúng tôi tặng cho đời màu sắc và hương thơm. Đố các bạn biết chúng tôi là ai?
+Tôi sẽ giúp các bạn mang đồ nặng. Tôi sẽ giúp phun nước tưới cây.Tôi tặng các bạn sức mạnh của tôi. Tôi đố các bạn biết tôi là ai?
+ Tôi có thể tặng bạn những bài ca. Bạn đoán xem tôi là ai?
+ Tôi có thể tặng các bạn lông của tôi làm áo len . Đố các bạn biết tôi là ai?
+Tôi sẽ báo hiệu giúp các bạn thức giấc để đón bình minh. Tôi tặng các bạn bài ca gọi Mặt trời của tôi.
-GV mời HS khác nhận xét 
- GV nhận xét chung, tuyên dương 
- Mời cả lớp cùng hát vang bài hát “ Bác Hồ - Người cho em tất cả”
- Học sinh theo dõi các bạn kể chuyện 
-HS đóng các vai đi ra sân khấu nhảy múa theo vai của mình.
- HS quan sát theo dõi
-HS trả lời: Những bông hoa.
-HS trả lời : Voi
-HS trả lời : Chim Sơn ca 
-HS : Cừu
-HS trả lời: Gà trống.
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà vận động người thân tham gia hoạt động ủng hộ , chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà vận động người thân tham gia hoạt động ủng hộ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.docx