Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18 - Chủ đề: Gia đình yêu thương
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Sinh hoạt theo chủ đề: LÁTHƯ TRI ÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
HS bày tỏ tình cảm biết ơn với người thân thông qua hình thức viết thư, giãi bày.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất trách nhiệm: : Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18 - Chủ đề: Gia đình yêu thương
TUẦN 18 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG Sinh hoạt theo chủ đề: LÁTHƯ TRI ÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: HS bày tỏ tình cảm biết ơn với người thân thông qua hình thức viết thư, giãi bày. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất trách nhiệm: : Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo cảm giác vui tươi, dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp hát Hát, đọc thơ về tình cảm gia đình - GV cho mỗi tổ chọn hát hoặc đọc thơ về một thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, − Các tổ bắt thăm thứ tự để biểu diễn theo hình thức liên khúc nối tiếp nhau từng đoạn mà không cần hát hết bài. Ví dụ: Tổ 1 hát: “Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm! Tóc bà trắng, bạc trắng như mây” (Đến đây, GV đưa tay mời tổ 2). Tổ 2 hát tiếp luôn: “Bố hay đi linh tinh, bố hay đi một mình, con không thích ở nhà, thích đi cùng bố cơ!” (GV mời tổ 3). Tổ 3 hát: “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh” (GV mời tổ 4). Tổ 4 hát: “Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba” - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: Các bài hát, lời thơ đã thể hiện được tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Thế các em đã bao giờ nói hay viết cho người thân mình là em rất yêu người ấy chưa? Tình yêu cần phải được nói ra. - HS hát - HS lắng nghe. 2. Khám phá: - Mục tiêu: HS bày tỏ tình cảm của mình với người thân bằng lời văn, đồng thời học viết trên phong bì thư đúng cách.\ - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Thực hiện viết lá thư tri ân gửi một thành viên trong gia đình ( làm việc cá nhân) - GV đề nghị HS chuẩn bị giấy hoặc các nguyên liệu để làm bưu thiếp. GV mời HS: +Nghĩ đến một người thân trong gia đình: sở thích, mong muốn của người ấy, kỉ niệm của người ấy với mình. +Suy nghĩ để đưa ra phương án: làm bưu thiếp hay viết thư và viết những gì. +Thực hiện làm tấm bưu thiếp hoặc viết lá thư bày tỏ tình cảm của mình, lòng biết ơn của mình và một lời chúc. −GV gợi ý cách viết: “Con luôn nhớ”, “Con cảm ơn vì”, “Kính chúc”. - GV mời HS Chia sẻ. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt ý và mời HS đọc lại. Để bày tỏ lòng biết ơn của mình, chúng ta có thể viết về kỉ niệm, về những gì người thân đã làm cho mình và viết một lời chúc liên quan đến mong muốn của người thân. - Học sinh thực hành - HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét ý kiến của bạn - 1 HS nêu lại nội dung 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Tìm thêm những ý tưởng tạo cảm xúc, tạo bất ngờ để người thân vui. - Cách tiến hành: Hoạt động 2. Chia sẻ những ý tưởng bày tỏ tình cảm với người thân -−GV mời HS chia sẻ theo cặp đôi hoặc theo nhóm về ý tưởng trao thư, bưu thiếp đến người thân sao cho bất ngờ, thú vị. − GV yêu cầu HS thảo luận thêm về các phương án bày tỏ tình cảm độc đáo khác như chuẩn bị bài hát, làm một bài thơ, vẽ một bức tranh, trồng một chậu hoa, tìm hiểu để nấu một món ăn, món tráng miệng mời người thân, đánh một bản đàn, học một điệu múa, - GV mời trình bày - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. -GV chốt: Có rất nhiều cách để bày tỏ tình cảm biết ơn, yêu thương của mình đối với người thân. Hãy luôn suy nghĩ tìm cách làm cho người thân vui và hạnh phúc. - Học sinh chia nhóm 2 chia sẻ -HS thảo luận. - Đại diện các trình bày 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV nhắc HS gửi lá thư (hoặc bưu thiếp) em đã làm cho người thân; nghĩ và thực hiện thêm những việc em có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các thành viên trong gia đình. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG Sinh hoạt cuối tuần: TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: HS cùng nhau nghĩ thêm nhiều cách để bày tỏ và cảm nhận tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất trách nhiệm: : Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung lình” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: bài hát nói về điều gì? + Mời học sinh trình bày. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe. - HS trả lời: bài hát nói tình cảm gia đình. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: + HS thể hiện sự sáng tạo khi kể lại câu chuyện của mình bằng hình vẽ và lời văn. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Sáng tác truyện tranh về tình cảm gia đình theo nhóm − GV đề nghị HS làm việc nhóm: lựa chọn nội dung câu chuyện về tình cảm gia đình từ các đề xuất của mỗi thành viên. −Mỗi nhóm thống nhất câu chuyện và phân công mỗi người vẽ một bức tranh minh hoạ cho câu chuyện ấy, đánh dấu lần lượt từng sự kiện. −Từng thành viên vẽ và viết chú giải tranh rồi ghép tranh thành câu chuyện hoàn chỉnh. −GV lần lượt mời các nhóm kể câu chuyện của mình theo tranh. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV đề nghị HS bình bầu câu chuyện ấn tượng nhất. Trao quà, phần thưởng cho nhóm tác giả. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Các nhóm phân thống nhất phân công - Các nhóm kể - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Thực hành. - Mục tiêu: + HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước. - Cách tiến hành: Hoạt động 4: Kể về ấn tượng lá thư của em đã mang lại cho người thân GV mời HS chia sẻ theo cặp đôi: –Em đã đưa lá thư, tấm bưu thiếp vào lúc nào? Người thân của em có ngạc nhiên không? –Em đã thực hiện thêm ý tưởng gì để bày tỏ tình cảm với các thành viên khác trong gia đình? - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm. - Học sinh chia nhóm 2 - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 5. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV đề nghị HS tiếp tục thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, người thân thông qua những việc làm cụ thể; nói lời yêu thương với người thân trước khi đi ngủ, vào các dịp sinh nhật, ngày Tết, - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.docx