Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 31: Lớp học xanh. Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Lớp học xanh

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh biết cách phòng chống ô nhiễm môi trường qua trò chơi Rung chuông vàng.

- Biết bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự giác thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở lớp, ở nhà.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng không gian sinh hoạt sạch sẽ của gia đình, ở lớp học, biết trang trí lớp học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về công việc bảo vệ môi trường.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cùng bạn bè chung tay xây dựng một lớp học than thiện, sạch sẽ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện giữ gìn môi trường xanh- sạch - đẹp.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 8 trang Khánh Đăng 28/12/2023 5580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 31: Lớp học xanh. Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Lớp học xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 31: Lớp học xanh. Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Lớp học xanh

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 31: Lớp học xanh. Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Lớp học xanh
TUẦN 31
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bài 31: LỚP HỌC XANH. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: LỚP HỌC XANH.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh biết cách phòng chống ô nhiễm môi trường qua trò chơi Rung chuông vàng.
- Biết bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự giác thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở lớp, ở nhà.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng không gian sinh hoạt sạch sẽ của gia đình, ở lớp học, biết trang trí lớp học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về công việc bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cùng bạn bè chung tay xây dựng một lớp học than thiện, sạch sẽ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện giữ gìn môi trường xanh- sạch - đẹp.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Nhắc lại được một số hành động sống xanh thân thiện với môi trường. 
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem những bộ trang phục, những thiết kế thời trang của các bạn nhỏ . Sản phẩm là những bộ quần áo tái chế từ túi ni –lông, vỏ hộp sữ, vỏ lon bia, nước ngọt,... để khởi động bài học. 
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: Đưa ra được những hiểu biết của mình trong phòng, chống ô nhiễm môi trường.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi Rung chuông vàng (làm việc cá nhân)
- GV phổ biến luật chơi.
- Nghe thầy cô đọc 5 câu hỏi và đưa ra các phương án trên màn hình. GV đếm 1 -2 -3 để HS lựa chọn phương án: 
 Phướng án A - giơ tay
 Phương án B - đứng dậy
 Phương án C - ngồi tại chỗ.
-Sau khi trả lời xong bạn nào không sai câu nào sẽ được lên Rung chuông vàng.
+ Câu 1: Dầu ăn, mỡ đã dùng rồi nên đổ vào đâu?
A: Liên hệ với bên thu mua, tái chế dầu mỡ đẫ qua sử dụng.
B: Đổ vào bồn rửa bát hoặc đường cống thải.
C: Cho vào cốc, chai nhựa, túi nilong buộc chặt đặt vào thùng rác.
+ Câu 2: Nên bỏ pin đã dùng rồi ở đâu?
A: Chôn xuống đất hoặc vứt xuống sông.
B: Bỏ chung vào sọt rác.
C: Để riêng, đưa đến chỗ thu gom rác đọc hại.
+ Câu 3: Để giảm bớt chất thải trên đường làng, ngõ phố, em có thể:
A: Làm biển báo nhắc nhở mọi người bỏ rác đúng nơi quy định.
B: Gom rác trên đường làng, ngõ phố bỏ xuống sông cho trôi đi.
C: Cùng các bạn nhặt rác bỏ vào thùng rác.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV mời các HS được rung chuông vàng lên bảng và lần lượt cầm vào chiếc chuông rung lên.
- GV chốt ý và mời HS đọc lại.
 Chúng ta nên học những cách làm giúp phòng và chữa bệnh cho thế giới xanh, bắt đầu bằng sự hiểu biết của mình.
- Chú ý lắng nghe
- Các em HS chia sẻ trước lớp.
+ Câu 1: A
+ Câu 2: C
+ Câu 3: A
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS thực hiện nội dung
- HS nêu lại nội dung
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Liên hệ thực tế các hiện tượng gây ra ô nhiễm môi trường và biết cách phòng, chống các hiện tượng ô nhiễm không khí.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Cùng người thân thực hiện những việc làm để phòng, chống ô nhiễm môi trường. (Làm việc nhóm 4)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4:
+ GV đưa ra các hiện tượng gây ra ô nhiễm môi trường: dùng hóa chất trong sinh hoạt gia đình; xử lí thức ăn thừa; hạn chế bụi; bấm còi xe, bật loa đài nói to; đốt lửa, đốt cỏ...
+ Yêu cầu HS đưa ra 1 câu hỏi cho mỗi hiện tượng và cách xử lí.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
 Chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường bằng các hành động hàng ngày.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm giới thiệu về nét riêng của nhóm qua sản phẩm.
Nhóm 1: Khi ăn xong còn thừa thức ăn chúng ta nên làm gì?
 Chúng ta nên bọc kín để vào hộp rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Nhóm 2: Chúng ta có nên ăn thức ăn làm sẵn, trong hộp?
 Chúng có rất nhiều chất bảo quản nên chũng ta nên sử dụng nhiều.
Nhóm 3: Khi đi ra đường chúng ta có cần đeo khẩu trang không?
 Chúng ta nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhóm 4: Chúng ta có nên đốt rác bừa bài, không đúng nơi quy định hay không?
 Đốt rác bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến con người gây ô nhiễm không khí nơi ở.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Chung tay làm những công việc bảo vệ môi trường.
+ Không xả rác bừa bài, giữ gìn vệ sinh chung.
+ Tái chế một số hộp nhựa làm chậu trồng cây, hoa,...
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bài 31: LỚP HỌC XANH. SINH HOẠT LỚP: 
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: LỚP HỌC XANH.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh chia sẻ những việc làm của mình và gia đình góp phần phòng, chống ô nhiễm môi trường.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự giác thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở lớp, ở nhà.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng không gian sinh hoạt sạch sẽ của gia đình, ở lớp học, biết trang trí lớp học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về công việc bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cùng bạn bè chung tay xây dựng một lớp học than thiện, sạch sẽ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện giữ gìn môi trường xanh- sạch – đẹp.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “ Em yêu cây xanh ” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Trồng nhiều cây xanh cho chúng ta những lợi ích gì?
+ Mời học sinh trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: cho chim hót trên cành, cho sân trường bóng mát, cho chúng em vui chơi, mang lại không khí trong lành.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh chia sẻ những việc làm của mình và gia đình góp phần phòng, chống ô nhiễm môi trường.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm ( Làm việc cá nhân)
- GV nêu yêu cầu học sinh và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình về những việc gia điình mình đã làm và dự định sẽ làm.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
 Mỗi gia đình có ý thức bảo vệ môi trường sẽ tạo nên sức mạnh thay đổi thế giới này, khiến Thế giới xanh không lâm bệnh.
- Học sinh đọc yêu cầu bài và chia sẻ.
- Các bạn giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Thực hành.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh biết quan sát, thực hiện các hành động bảo vệ môi trường.
+ Cùng hành động, tạo cảm xúc tích cực và khắc sâu thêm quyết tâm bảo vệ môi trường.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Hoạt động nhóm chung tay bảo bảo vệ môi trường.(Làm việc theo nhóm 2)
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn), lựa chọn công việc chung cho nhóm mình.
- GV phát phiếu thu hoạch cho mỗi nhóm.
- Gv chiếu tranh gợi ý
- GV hướng dẫn ghi bài thu hoạch sau buổi hoạt động nhóm:
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng thực hành của các nhóm.
- GV kết luận:
 Sau khi xong công việc, cả lớp đứng dưới sân trường cùng nhau bày tỏ quyết tâm sống xanh, thực hiện những hành động phòng, chống ô nhiễm môi trường; đeo găng tay để nhặt rác ở tay phải, đưa nắm tay phải lên cùng hô: “ Quyết tâm ! Bảo vệ môi trường! Bảo vệ thế giới!”.
- Học sinh chia nhóm 2, cùng nhau thực hiện công việc:
+ Đi nhặt rác ở khu vực bên ngoài cổng trường; Lau bụi cửa sổ và các bề mặt của lớp học và một số khu vực chung trong trường...
+ Lau bụi lá cây trông trường; Ủ phân hữu cơ,...
- Các nhóm ghi thu hoạch vào phiếu.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Tự đánh giá sau chủ đề Làm bạn với thiên nhiên.
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Cùng người thân phân loại rác thải trong gia đình.
+ Cả nhà có thể cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trồng cây xanh,...``
+ Tìm hiểu đường đi của nước thải và cách xử lí chất thải.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.docx