Giáo án Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam (VN).
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 96-99.
+ Quan sát các bản đồ: hình 1.1 SGK tr96, hình 1.2 SGK tr98 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn:
+ Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ.
+ Sưu tầm thông tin về một số cột mốc biên giới quốc gia của nước ta.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: KẾ HOẠCH BÀI DẠY (KHBD) 15 BÀI PHẦN ĐỊA LÍ VÀ 2 CHỦ ĐỀ CHUNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 - BỘ CTST CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam (VN). 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. + Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 96-99. + Quan sát các bản đồ: hình 1.1 SGK tr96, hình 1.2 SGK tr98 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: + Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ. + Sưu tầm thông tin về một số cột mốc biên giới quốc gia của nước ta. 3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN). - Hình 1.1. Bản đồ VN và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, hình 1.2. Bản đồ hành chính VN, hình 1.3. Khai thác năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở Ninh Thuận, Hình 1.4. Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) hoặc các hình tương tự phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” lên bảng: 1 2 3 4 5 6 * GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát các quốc kì và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Việt Nam 2. Trung Quốc 3. Lào 4. Cam-pu-chia 5. Ấn Độ 6. Thổ Nhĩ Kì * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc kì là lá Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Vậy đất nước của chúng ta nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và tiếp giáp với các quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (35 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. b. Nội dung: Quan sát hình 1.1, 1.2 kết hợp kênh chữ SGK tr 96-98 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 1.1, 1.2 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1, 1.2 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào? 2. Vùng đất có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào? 3. Xác định đường bờ biển của nước ta. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển? 4. Vùng biển nước ta có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào? 5. Trong vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo lớn nhỏ? Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn? 6. Vùng trời được xác định như thế nào? 7. Việt Nam nằm ở đâu trong khu vực Đông Nam Á? Là cầu nối giữa các lục địa nào và giữa các đại dương nào? 8. Việt Nam nằm gần nơi giao nhau giữa các luồng sinh vật và giữa các vành đai sinh khoáng nào? 9. Xác định vị trí tiếp giáp của nước ta. 10. Xác định hệ tọa độ địa lí trên đất liền và trên biển ở nước ta. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát quan sát hình 1.1, 1.2 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. 2. Vùng đất: diện tích 331212km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. 3. HS xác định đường bờ biển trên bản đồ. Đường bờ biển nước ta dài 3260km, có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển. 4. Vùng biển nước ta ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 5. - Trong vùng biển nước ta có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì : Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam. 6. Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta: - Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới. - Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo. 7. - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a), giữa hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương). 8. Việt Nam nằm gần nơi giao nhau giữa các luồng sinh vật từ Hoa Nam (Trung Quốc) xuống, từ Ấn Độ - Mi-an-ma sang và từ Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a lên, giữa các vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. 9. Tiếp giáp: - Phía bắc giáp: Trung Quốc. - Phía tây giáp Lào và Campuchia. - Phía đông và nam giáp Biển Đông. 10. - Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ. - Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông). * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * GV mở rộng: - Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. - Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. - Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. - Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ a. Phạm vi lãnh thổ Bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. - Vùng đất: diện tích 331212km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. - Vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta. b. Vị trí địa lí - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp: Trung Quốc. + Phía tây giáp Lào và Campuchia. + Phía đông và nam giáp Biển Đông. 2.2. Tìm hiểu về Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. ( 30 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. b. Nội dung: Quan sát hình 1.3, 1.4 kết hợp kênh chữ SGK tr99 suy nghĩ và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo hình 1.3, 1.4 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 1.3, 1.4 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là gì? Vị trí địa lí và lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta như thế nào? Vì sao thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển? 2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Vì sao tài nguyên sinh vật và khoáng sản nước ta lại phong phú? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều hướng nào? Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 1.3, 1.4 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là gì? Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá. Vị trí địa lí và lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta như thế nào? - Việt Nam nằm ho ... t những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ 1. Hãy sưu tầm và viết báo cáo về đặc điểm khí hậu ở địa phương em (nhiệt độ, số giờ năng, lượng mưa, mùa mưa, mùa khô, độ âm không khí, biên độ nhiệt năm, các hiện tượng thời tiết đặc biệt). - Nhiệm vụ 2. Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ có nội dụng về khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (chọn nhiệm vụ 2) 1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi. 2. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. 3. Chớp Đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. 4. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng 5. Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa. 6. Cò bay ngược, nước vô nhà Cò bay xuôi nước lui ra biển. 7. Mưa tháng Bảy gãy cành trám Nắng tháng Tám, rám trái bưởi 8. Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa. * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 7. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh chữ trong SGK tr118. + Sử dụng bản đồ khí hậu VN hình 6.1 để xác định vị trí của trạm khí tượng trên bản đồ. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định vị trí của trạm khí tượng trên bản đồ và phân tích biểu đồ khí hậu của trạm khí tượng. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về vẽ và phân tích biểu đồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN) - Bản đồ khí hậu VN (hình 6.1 SGK tr115) - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: 3 1 2 4 6 * GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng: 5 * GV phổ biến luật chơi: - Trò chơi ô chữ gồm 6 chữ cái được đánh số từ 1 đến 6 sẽ tương ứng với 6 câu hỏi. - Các em dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên bao nhiêu 0C? A. 200C B. 300C C. 400C D. 500C Câu 2. Nước ta có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu mm/năm? A. 1000-2000mm B. 1500-2000mm C. 2000-2500mm D. 2500-3000mm Câu 3. Độ ẩm không khí của nước ta là trên bao nhiêu %? A. 60% B. 70% C. 80% D. 90% Câu 4. Gió mùa mùa đông của nước ta thổi theo hướng nào? A. tây nam B. tây bắc C. đông nam D. đông bắc Câu 5. Gió mùa mùa hạ ở nước ta hoạt động từ tháng mấy đến tháng mấy? A. tháng 5 – 10 B. tháng 6 – 10 C. tháng 7 – 10 D. tháng 8 – 10 Câu 6. Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng là do sự ảnh hưởng của? A. vị trí địa lí B. hình dạng lãnh thổ C. địa hình D. Cả A, B, C Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: A Câu 2: B B I Ể U Đ Ồ Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: D * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Biểu đồ là hình vẽ dùng để thể hiện một cách trực quan số liệu thống kê về quá trình phát triển của đối tượng, cấu trúc của đối tượng, mối quan hệ giữa thời gian và không gian của các đối tượng. Trong thời đại giáo dục ngày nay, biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong các môn học với nhiều dạng khác nhau theo yêu cầu thể hiện. Vậy để biểu đồ khí hậu được vẽ như thế nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vẽ biểu đồ khí hậu (50 phút) a. Mục tiêu: HS vẽ được một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. b. Nội dung: Dựa vào bảng số liệu SGK trang 118, hướng dẫn của GV và kiến thức đã học để vẽ biểu đồ khí hậu. c. Sản phẩm: vẽ được biểu đồ khí hậu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc mục 1. - GV đặt CH cho HS: Hãy lựa chọn và vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của một trạm khí tượng. - GV hướng dẫn HS các bước vẽ biểu đồ khí hậu: Bước 1: Xác định các giá trị cao nhất trong bảng số liệu để tiến hành xây dựng hệ trục tọa độ. Ví dụ: Trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM) có nhiệt độ tháng cao nhất là 28,9°C, lượng mưa tháng cao nhất là 327,0mm. Bước 2: xây dựng hệ trục tọa độ, bao gồm 1 trục hoành và 2 trục tung - Trục hoành thể hiện các tháng trong năm (12 tháng) - Trục tung: (2 trục) + Một trục nhiệt độ: Ta sẽ lấy giá trị cao nhất trên trục thể hiện nhiệt độ là khoảng 35°C để cân xứng với trục lượng mưa. + Một trục lượng mưa: Ta sẽ lấy giá trị cao nhất trên trục thể hiện lượng mưa là khoảng 350mm. Bước 3: Vẽ biểu đồ lượng mưa - Vẽ lần lượt tuần tự các cột lượng mưa từ tháng 1 cho đến tháng 12. - Tháng 1 và tháng 12 sẽ vẽ liền với trục - Ví dụ: Tháng 1 lượng mưa là 13,8mm, tháng 2 là 4,1mm. Bước 4: Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ - Xác định các điểm nhiệt độ giữa các tháng. - Nối các điểm lại thành một đường liên tục. Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ Bổ sung bảng chú giải, tên biểu đồ - GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện nhiệt độ và lượng mưa vào tập học theo hướng dẫn đã nêu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc yêu cầu mục 2 bài thực hành. - HS lựa chọn trạm khí tượng để vẽ biểu đồ: ví dụ trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM). - HS chú ý theo dõi, lắng nghe và quan sát các bước vẽ của GV thực hiện trên bảng sau đó tiến hành vẽ vào tập học. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi HS có sản phẩm, GV gọi HS trình bày sản phẩm của mình trên bảng: Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM) - HS còn lại quan sát, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm của bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Phân tích biểu đồ khí hậu (30 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. b. Nội dung: Quan sát bản đồ khí hậu VN hình 6.1 kết hợp thác kênh chữ SGK tr118, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: - GV treo bản đồ khí hậu VN lên bảng. - GV yêu cầu HS đọc mục 2. - GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 6.1 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Xác định vị trí của trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM) trên hình 6.1 Cho biết nhiệt độ tháng cao nhất và nhiệt độ tháng thấp nhất của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? Cho biết biên độ nhiệt năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ trung bình năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? 2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Cho biết lượng mưa tháng cao nhất và lượng mưa tháng thấp nhất của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? Cho biết những tháng có lượng mưa trên 100mm và những tháng có lượng mưa dưới 100mm của Tân Sơn Nhất (TPHCM). Cho biết tổng lượng mưa trung bình năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? - GV nhắc lại cho HS một số công thức tính trước khi hoạt động nhóm: + Biên độ nhiệt năm = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất + Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt độ 12 tháng / 12 + Tổng lượng mưa trung bình năm = tổng lượng mưa 12 tháng Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc yêu cầu mục 2 bài thực hành. - HS dựa vào bản đồ hình 6.1 và kênh chữ SGK tr118, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Xác định vị trí của trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM) trên hình 6.1 HS xác định trên bản đồ. Cho biết nhiệt độ tháng cao nhất và nhiệt độ tháng thấp nhất của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? - Nhiệt độ cao nhất là 28,90C (tháng 4). - Nhiệt độ thấp nhất là 25,70C (tháng 12). Cho biết biên độ nhiệt năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? Biên độ nhiệt năm là 3,20C. Cho biết nhiệt độ trung bình năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? Nhiệt độ trung bình năm là 27,10C. 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Cho biết lượng mưa tháng cao nhất và lượng mưa tháng thấp nhất của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? - Lượng mưa cao nhất là 327mm (tháng 9). - Lượng mưa thấp nhất là 4,1mm (tháng 2). Cho biết những tháng có lượng mưa trên 100mm và những tháng có lượng mưa dưới 100mm của Tân Sơn Nhất (TPHCM). - Các tháng có lượng mưa trên 100mm: 5 ,6 ,7, 8, 9, 10, 11. - Các tháng có lượng mưa dưới 100mm: 12, 1, 2, 3, 4. Cho biết tổng lượng mưa trung bình năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu? Lượng mưa trung bình năm là 1930,9mm - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_hoc_ki_1.docx