Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1-13 - Năm học 2020-2021
Giáo viên
1. Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”
GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào?
Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?
HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có bàn tay thơ,, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày.
2. Khám phá
Hoạt động 1:Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng
- GV đặt câu hỏi theo tranh
+ Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?
+ Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?
- Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.
Kết luận:
- Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn.
- Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu
Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng
- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:
+ Em rửa tay theo các bước như thế nào?
-GV gợi ý:
1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước
2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay
3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay
4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay
5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước
6/ Làm khô tay bằng khăn sạch.
Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ.
3. Luyện tập
Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK
- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay.
- Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ đôi tay
+Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ
+Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ
- Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay:
+Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo
+Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi
Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4.
Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi:
+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao?
- Gv gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3
Kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3.
Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn
-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay
-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS
4. Vận dụng
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất
Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân
Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày
-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ
Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh.
Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1-13 - Năm học 2020-2021
CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 1: Em giữ sạch đôi tay I. MỤC TIÊU: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: + Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay + Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay + Tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách. 2. CHUẨN BỊ GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1 Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc Máy tính, bài giảng PP HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Giáo viên Học sinh Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan” GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào? Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào? HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có bàn tay thơ,, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày. Khám phá Hoạt động 1:Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh + Vì sao em cần giữ sạch đôi tay? + Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra? - Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt. Kết luận: - Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn. - Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết: + Em rửa tay theo các bước như thế nào? -GV gợi ý: 1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước 2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay 3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay 4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay 5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước 6/ Làm khô tay bằng khăn sạch. Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ. Luyện tập Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK - GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay. - Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ đôi tay +Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ +Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay: +Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo +Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4. Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: + Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao? - Gv gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3 Kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3. Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn -GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay -GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Vận dụng Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày -GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh. Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. -HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS quan sát -HS trả lời -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 2: Em giữ sạch răng miệng I. MỤC TIÊU: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: + Nêu được các việc làm để giữ sạch răng miệng + Biết vì sao phải giữ sạch răng miệng + Tự thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách. 2. CHUẨN BỊ GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1 Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Anh Tí sún” sáng tác Hùng Lân Máy tính, bài giảng PP HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Anh Tí sún” GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: Em khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng? HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh. Khám phá Hoạt động 1:Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh + Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng? + Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng? + Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra? - Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt. Kết luận: - Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày - Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh - Nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau. Hoạt động 2: Emđánhrăng đúng cách - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết: + Em đánh răng theo các bước như thế nào? -GV gợi ý: 1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng 2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải 3/ Lấy nước 4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, ngoài, nhai 5/ Súc miệng bằng nước sạch 6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định Kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ. Luyện tập Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh răng miệng HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 3: Em tắm, gội sạch sẽ I. MỤC TIÊU: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: + Nêu được các việc làm để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ + Biết vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ + Tự thực hiện tắm, gội sạch sẽ đúng cách. 2. CHUẨN BỊ GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1 Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chòm tóc xinh” sáng tác Hoàng Công Dụng Máy tính, bài giảng PP HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Chòm tóc xinh” GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: Để có mái tóc sạch sẽ em cần làm gì? HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để giữ cơ thể thơm tho, mái tóc sạch sẽ, em cần tắm gội hàng ngày. Khám phá Hoạt động 1:Tìm hiểu vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh + Vì sao em cần tắm, gội hàng ngảy - Giáo viên lắng nghe, khen ngợi HS trình bày tốt. Kết luận:Tắm, gội hàng ngày là cách giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ, thơm tho. Khi cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp em tự tin, vui vẻ, thoải mái hơn. Hoạt động 2: Emgội đầu đúng cách - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết: + Em gội đầu theo các bước như thế nào? Kết luận: Để gội đầu đúng cách, em cần làm theo các bước sau: làm ướt tóc, cho dầu gội lên tóc, gãi đầu với dầu gội cho thật sạch, làm sạch dầu gội bằng nước sạch và làm khô tóc. Hoạt động 3: Em tắm đúng cách - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết: + Em tắm theo các bước như thế nào? -GV gợi ý: 1/ Làm ướt người bằng nước sạch và xoa xà phòng khắp cơ thể 2/ Kì cọ, làm sạch cơ thể bằng tay hoặc bông tắm. 3/ Xả lại bằng nước sạch 4/ Lau khô bằng khăn mềm Kết luận: Để tắm đúng cách, em cần làm theo các bước trên Luyện tập Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ cơ thể sạch sẽ - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK - GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ cơ thể (tranh2,3), bạn chưa biết giữ vệ sinh cơ thể(tranh 1) Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh cơ thể của các bạn tranh 2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 1. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn -GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em tắm, gội sạch sẽ -GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Vận dụng Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất Kết luận: Hoạt động 2: Em tắm, gội sạch sẽ hàng ngày -GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ cơ thể sạch sẽ Kết luận: Hãy tắm gội thường xuyên để cơ thể luôn sạch sẽ, Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. -HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 4: Em giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ I. MỤC TIÊU: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: + Nêu được các việc làm để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ + Biết vì sao phải giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ + Tự thực hiện giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ đúng cách. 2. CHUẨN BỊ GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1 Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chiếc áo mùa đông” sáng tác Vũ Hoàng Máy tính, bài giảng PP HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Chiếc áo mùa đông” GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: -Bạn nhỏ cần làm gì để giữ gìn chiếc áo mùa đông mà mẹ đan tặng? HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Đểcó trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết giữ gìn trang phục hằng ngày. Khám phá Hoạt động 1:Tìm hiểu vì sao phải giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh + Vì sao em cần giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ? - Giáo viên lắng nghe, khen ngợi HS trình bày tốt. Kết luận:Trang phục gọn gàng, sạch sẽ giúp em tự tin, vui vẻ và thoải mái hơn. Trang phụ gọn gàng, sạch sẽ giúp em đẹp hơn trong mắt mọi người Hoạt động 2: Emmặc và giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết: + Để kiểm tra xem đã mặc trang phục gọn gàng chưa, chúng ta cần làm gì? -GV gợi ý các hành động: +Tranh 1: Bẻ cổ áo +Tranh 2: Kiểm tra cài cúc áo +Tranh 3: Kiểm tra việc cho áo vào quần +Tranh 4: Kiểm tra việc cài quai dép -Gv mời cả lớp cùng đứng tại chỗ thực h ... Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Giữ trật tự trong trường, lớp”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giáo viên Học sinh 1.Khởi động Phương án 1: Tổ chức hoạt động tập thể - trò chơi "Nghe cô giáo giáng bài" _ GV đặt các câu hỏi cho cả lớp: 1/ Cây bút dùng để làm gì? (để viết) 2/ Cái ô dùng để làm gì? (để che mưa) 3/ Cái bát để làm gì? (để ăn cơm) 4/ Cái ghế để làm gì? (để ngồi) 5/ Quyển sách để làm gì? (để đọc) 6/ Học sinh đến trường để làm gì? (để học tập) 7/ Vậy trong giờ học chúng ta cần làm gì? (nghe cô giảng bài) - GV sẽ mời HS trả lời. GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng. Kết luận: Khi đến trường học tập em cần tuân theo nội quy của trường lớp, một trongcác nội quy đó là giữ trật tự trong trường, lớp. Phương án 2: Xếp hàng vào lớp - GV yêu cầu Lớp trưởng cho các bạn xếp hàng theo tổ, mỗi tổ một hàng. HS đi theo hàng, ngay ngắn, trật tự vào lớp. - GV quan sát, khen tổ nào xếp hàng thẳng nhất, trật tự nhất; nhắc nhở HS nào chưa giữ trật tự khi xếp hàng vào lớp. Kết luận: Các em đến trường để học tập, sinh hoạt, vui chơi. Có những lúc các emđược hát, chạy nhảy nhưng cũng có những lúc các em cần giữ trật tự. Khám phá Hoạt động 1 Khám phá những thời điểm em cần giữ trật tự trong trường, lớp -GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong SGK mục Khám phá, và trả lời câu hỏi: Em cần giữ trật tự khi nào? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng. Kếtluận: Trong trường, lớp, em cần giữ trật tự khi chào cờ, khi xếp hàng vào lớp và ravề khi thầy cô đang giảng bài, các bạn đang phát biểu, các bạn đang ngủ trưa,... Hoạt động 2:Tìm hiểu vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá nội dung “Vì sao em cần giữ trật tự trongtrường, lớp” lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK) và đặtcâu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Em đồng tình với việc làm của bạn nào? Không đồng tình với việc làm của bạnnào? Vì sao? + Vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp? HS thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt. Kết luận: Giữ trật tự trong trường, lớp là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người. Giữ trật tự trong trường, lớp để đảm bảo quyển được học tập, được an toàn của HS. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn việc làm đúng GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK mục Luyện tập),giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việcnên làm, việc không nên làm, giải thích vì sao? HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nênlàm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặcdùng bút chì đánh dấu vào tranh. Kết luận: Việc em nên làm là: Trật tự nghe cô giáo giảng bài (tranh 1); Trật tự, lắng nghe thảoluận theo nhóm (tranh 3). Việc em không nên làm là: Nói chuyện trong lớp (tranh 2). Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cẩu: Em đã biết giữ trật tự trong trường, lớp chưa? Hãy chia sẻ với bạn nhé! GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ trật tự trong trường lớp Kết luận: Để đạt kết quả tốt trong học tập em cân lắng nghe cô giáo giảng bài và thựchiện nội quy giữ trật tự trong trường, lớp. 4.Vận dụng Hoạt động 1 Xử lí tình huống GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa raphương án xử lí tình huống ở mục Vận dụng. Tình huống 1: Hai bạn đẩy nhau khi đang xếp hàng. + HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống. + Các cách xử lí khác nhau: 1/ Nhắc các bạn đừng làm thế; 21 Thưa cô giáo; 3/ Mặckệ các bạn,... + HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. + GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống hay, sau đó địnhhướng cho HS lựa chọn cách xử lí tình huống tốt nhất. Tình huống 2: Em đang viết bài thì có bạn kéo tay: “Tớ có chuyện này hay lắm” + Các cách xử lí khác nhau: 1/ Dừng viết, nghe bạn kể chuyện; 2/ Không để ý, vẫntiếp tục viết; 3/ Nói với bạn: “Để tớ viết xong, ra chơi hãy kể”; 4/ Thưa cô giáo;... + Cách tiến hành: Tương tự tình huống 1. Lưu ý: Tuỳ điều kiện cụ thể (năng lực HS và thời gian bài học), GV có thể tổ chức choHS xử lí một hoặc cả hai tình huống. Cũng có thể chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗinhóm xử lí một tình huống. Kết luận: Em cần biết giữ trật tự trong trường, lớp và nhắc nhở các bạn cũng biết giữtrật tự như em. Hoạt động 2Em cùng các bạn nhác nhau giữ trật tự trong trường, lớp Tuỳ năng lực HS và thời gian của bài học, GV có thể cho HS đóng vai qua tìnhhuống: Cả lớp đang tập trung làm bài. Hai bạn A và B nói chuyện. Một bạn trong lớpnhắc: “Bạn ơi, đừng nói chuyện nữa, làm bài tập đi!” Nếu không còn thời gian, GV chỉ cẩn dặn dò HS nhắc nhở nhau giữ trật tự trongtrường, lớp ở những tình huống cụ thể. Kết luận: Các em cần nhắc nhau giữ trật tự trong trường, lớp. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. -HS hát -HS trả lời HS lắng nghe - HS quansáttranh - HS trả lời - HS trả lời - HS lắngnghe, bổ sung ý kiếnchobạnvừatrìnhbày. -HS lắng nghe - Họcsinhtrảlời - HS tựliênhệbảnthânkểra. HS lắngnghe. HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe -HS lắng nghe HS nêu TIẾT 1 BÀI 13: GIỮ GÌN TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG LỚP I. MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: Nêu được những việc cẩn làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp và hiểu ý nghĩa củaviệc làm đó. Thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp. II. CHUẨN BỊ SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em yêu trườngem” - sáng tác: Hoàng Vân),... gắn với bài học “Giữ gìn tài sản của trường, lớp”; Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint„.. (nếu có điểu kiện). MỤCTIÊU Sau bài học này, HS sẽ: Biết được ý nghĩa của việc giữ trật tự trong trường, lớp; khi nào cẩn giữ trật tự trong trường, lớp. Thực hiện được việc giữ trật tự trong trường, lớp. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự trong trường, lớp. II.CHUẨN BỊ - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Giữ trật tự trong trường, lớp”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giáo viên Học sinh 1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Em yêu trường em" GV tổ chức cho HS hát bài “Em yêu trường em”. GV đặt cầu hỏi: + Trong bài hát có nhắc tới những gì? (Trường lớp, bàn ghê, sách vở, thấy cô, cácbạn,...) + Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về tình yêu của các bạn HS với mái trường thân yêu.) Kết luận: Chúng ta đang học dưới mái trường thân yêu có thầy cô, bè bạn, bàn ghế,sách vở,... Để thể hiện tình yêu với mái trường, chúng ta phải cùng nhau giữ gìn tàisản của trường, lớp. 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu vì sao phải giữ gìn tài sản của trường, lớp GV treo/chiếu tranh ở mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sáttranh trong SGK). GV nêu yêu cầu: + Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn trong tranh. + Vì sao em cẩn giữ gìn tài sản của trường, lớp? - HS quan sát, lắng nghe, thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt. Kết luận: - Hành vi đứng lên bàn, ghế để đùa nghịch của hai bạn trong tranh là sai, em khôngnên làm theo bạn. - Giữ gìn tài sản của trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Giữ gìn tài sản của trường,lớp giúp em có điều kiện để học tập, sinh hoạt ở trường, lớp được tốt hơn. Hoạt động 2: Khám phá những việc cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong mục Khám phá (SGK) và thựchiện theo yêu cầu: Em hãy kể tên các tài sản của nhà trường. Để giữ gìn các tài sảnđó, em cần làm gì? HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời đúng. Kết luận: Tài sản của trường, lớp bao gồm: bàn ghế, bảng, cửa, cây cối, tường, nước, đồ dùngthiết bị dạy học,... Những việc em cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp là: khoá vòi nước khi dùngxong; tắt điện khi ra khỏi phòng; không nhảy lên bàn ghế; giữ gìn sách, truyện trongthư viện; lau cửa sổ lớp học; không vẽ lên tường,... Luyện tập Hoạt động 1Em chọn việc làm đúng - GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụcho các nhóm: Hãy quan sát bốn bức tranh trong mục Luyện tập (SGK), sau đó thảoluận, lựa chọn việc làm đúng. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm,sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặcdùng bút chì đánh dấu vào tranh. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng. Kết luận: - Việc làm đúng: Tắt điện, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng (tranh 1); Nhắc nhở bạnkhoá vòi nước khi không dùng nữa (tranh 2). - Việc em không nên làm là: Viết lên bàn (tranh 3); Vẽ lên tường lớp học (tranh 4). Hoạt động 2Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn những việc em đã làm để giữ gìn tài sản củatrường, lớp. GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ gìn tài sản của trường, lớp. Kết luận: Để có môi trường học tập tốt em cẩn thực hiện nội quỵ giữ gìn tài sản củatrường, lớp. Vận dụng Hoạt động 1:Xử lí tình huống GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận và đưara phương án xử lí trong tình huống: Em sẽ làm gì khi thấy một bạn đang hái hoatrong vườn hoa của nhà trường? Gợi ý: HS có thể đưa ra các cách xử lí khác nhau: 1/ Báo với cô giáo chủ nhiệm hoặcbảo vệ; 2/ Khuyên bạn không nên làm thế; 3/ Mặc kệ bạn;... GV cho HS trình bày các cách xử lí, phân tích để lựa chọn cách xử lí tốt nhất. Kết luận: Em cần biết giữ gìn tài sản của trường, lớp bằng những hành động cụ thể. Hoạt động 2 Em cùng bạn nhác nhau giữ gìn tài sản của trường; lớp Tuỳ năng lực HS và thời gian của bài học, GV có thể yêu cẩu HS đóng vai tình huốngở hoạt động Luyện tập với cách xử lí nhắc bạn không nên viết lên bàn, viết lên tường.HS cũng có thể tưởng tượng ra một tình huống khác với hành động nhắc nhau cùnggiữ gìn tài sản của trường, lớp. Kết luận: Các em cần nhắc nhau luôn giữ gìn tài sản của trường, lớp. Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. -HS hát -HS trả lời HS lắng nghe - HS quansáttranh - HS trả lời - HS trả lời - HS lắngnghe, bổ sung ý kiếnchobạnvừatrìnhbày. -HS lắng nghe - Họcsinhtrảlời - HS tựliênhệbảnthânkểra. HS lắngnghe. HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe -HS lắng nghe HS nêu
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tu.doc