Giáo án Đạo đức 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 7: Xử lý bất hòa với bạn bè - Bài 08: Xử lý bất hòa với bạn bè (Tiết 3)

Bài 08: Xử lý bất hòa với bạn bè (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lý bất hòa với bạn bè.

- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lý bất hòa với nhau.

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.

- Hình thành phẩm chất nhân ái.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến bạ bè

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 3 trang Khánh Đăng 27/12/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 7: Xử lý bất hòa với bạn bè - Bài 08: Xử lý bất hòa với bạn bè (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 7: Xử lý bất hòa với bạn bè - Bài 08: Xử lý bất hòa với bạn bè (Tiết 3)

Giáo án Đạo đức 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 7: Xử lý bất hòa với bạn bè - Bài 08: Xử lý bất hòa với bạn bè (Tiết 3)
 TUẦN 29
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÝ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ
Bài 08: Xử lý bất hòa với bạn bè (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lý bất hòa với bạn bè.
- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lý bất hòa với nhau.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến bạ bè
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động ( 3- 5’)
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu “Em đã giúp bạn xử lý các bất hòa bao giờ chưa” theo gợi ý:
? Tìm nguyên nhân gây bất hòa về chuyện gì?
? Em đã xử lý bất hòa đó như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập: ( 25 phút)
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống.
- Cách tiến hành:
Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến dưới đây (10’)
- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát
- GV cho HS làm việc cá nhân và chia sẻ trước lớp:
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp
- GV mời đại diện HS lên chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận.
=> Kết luận: Chúng ta thấy rằng việc xử lý tốt những bất hòa giúp cho chúng ta rất nhiều lợi ích, sự đoàn kết, sự yêu quý của bạn bè,....
- HS quan sát tranh
- HS làm việc cá nhân và chia sẻ trước lớp:
+ Ý kiến : 1, 2, 3, 4, 5 là ý kiến đúng; còn ý kiến: 6 là không đúng.
- HS lên chia sẻ trước lớp
- Nhóm nhận xét 
- HS lắng nghe
Bài tập 2: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- GV gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK
? Bài yêu cầu gì?
- GV trình chiếu tranh BT2.
- YC HS quan sát 3 bức  tranh và đọc nội dung. Thảo luận nhóm đôi, nêu việc nên làm hoặc không nên làm, giải thích Vì sao. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh.
- GV chốt câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Chúng ta không lên giận hờn, hay nói xấu nhau, Mà chúng ta cần bảo vệ, đoàn kết lẫn nhau.
- 1 -2 HS đọc yêu cầu bài 2 
- Lớp đọc thầm theo
- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
- Các cặp chia sẻ.
- Lắng nghe nhận xét, bổ sung.
+ Ý kiến 1, 3, 4, 5: không đồng tình vì chúng ta không lên giận nhau, không lên bảo vệ ý kiên riêng của mình, cũng không lên nói xấu bạn bè, điều đó sẽ mất đi đoàn kết, tình cảm gắn bó với bạn bè.
+ Ý kiến 2: đồng tình vì Quỳnh đã tìm ra được cách để giải thích cho bạn hiểu.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng.(10 phút)
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về biểu hiện bất hòa với bạn bè
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình tình cảm yêu thương mọi người
- Cách tiến hành:
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.
? Bài học hôm nay, con học điều gì?
+ Để tránh được những điều bất hòa giữa các bạn chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà hãy vận dụng tốt bài học vào cuộc sống và chuẩn bị cho tiết 4
- HS lắng nghe.
Bài học hôm nay cho chúng ta biết cần cần bình tĩnh, bày tỏ quan điểm với bạn để giải quyết được mâu thuẫn .
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_7_xu.docx