Giáo án Công nghệ 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 1: Vẽ kỹ thuật - Bài 1, 2
TIẾT 1. BÀI 1. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật.
- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong bản vẽ kỹ thuật.
- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về bản vẽ kỹ thuật.
- Thiết kế kỹ thuật: Ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kỹ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ kỹ thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 1: Vẽ kỹ thuật - Bài 1, 2
Ngày soạn:.......................................... Ngày dạy:............................................ CHƯƠNG 1. VẼ KỸ THUẬT TIẾT 1. BÀI 1. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải: 1. Kiến thức - Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật. 2. Năng lực 2.1. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật. - Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong bản vẽ kỹ thuật. - Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về bản vẽ kỹ thuật. - Thiết kế kỹ thuật: Ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kỹ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ kỹ thuật. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point. 2. Chuẩn bị của HS - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (8’) a.Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kỹ thuật b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi. Hình 1.1 a, b là hai hình biểu diễn cùng một vật thể, hình a được vẽ theo tiêu chuẩn, hình b vẽ không tiêu chuẩn. Hãy nhận xét về hai hình biểu diễn này. c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm. Nhận xét về hai hình 1.1a và 1.1b: - Hình 1.1a: thể hiện hình dạng, kích thước các phần của vật thể; thể hiện phần rỗng, đường kính khoét theo một quy tắc. - Hình 1.1b: thể hiện vật thể nhưng không thấy được vị trí khoét, không xác định được kích thước từng phần. d. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV vào bài mới: Trình bày bản vẽ kỹ thuật gồm những tiêu chuẩn gì? Để trả lời được các câu hỏi trên thì chúng ta vào bài hôm nay HS định hình nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về bản vẽ kỹ thuật a.Mục tiêu: Nêu được khái niệm bản vẽ kỹ thuật b. Nội dung: Bản vẽ kỹ thuật HS trả lời câu hỏi 1.Mỗi trường hợp ở hình dưới đây trình bày những thông tin gì của sản phẩm? 2. Kể tên một số lĩnh vực sử dụng bản vẽ kĩ thuật mà em biết. c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi 1. - Hình.a trình bày mặt bằng tầng 1 của ngôi nhà gồm có: phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, bếp, nhà vệ sinh cùng với kích thước từng khu vực. - Hình b trình bày sơ đồ mạch điện chiếu sáng có 3 bóng đèn, khóa điện, nguồn điện. 2. Một số lĩnh vực: Xây dựng, kiến trúc, chế tạo linh kiện, các ngành kĩ thuật, cơ khí, điện lực,... d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. *Bản vẽ kỹ thuật - Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật được trình bày dưới dạng hình vẽ, hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. - Bản vẽ kỹ thuật được lập theo các quy định thống nhất, được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN) về bản vẽ kỹ thuật. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về khổ giấy a.Mục tiêu: Mô tả được về khổ giấy b. Nội dung: Khổ giấy GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và cho biết: Quan sát Hình 1.2 và nêu cách tạo ra các khổ giấy chính từ khổ giấy A0. c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi Cách tạo ra các khổ giấy chính từ khổ giấy A0: - Khổ A1: Chia đôi chiều dài khổ giấy A0, ta được khổ giấy A1 - Khổ A2: Chia đôi chiều dài khổ giấy A1, ta được khổ giấy A2 - Khổ A3: Chia đôi chiều dài khổ giấy A2, ta được khổ giấy A3 - Khổ A4: Chia đôi chiều dài khổ giấy A3, ta được khổ giấy A4 d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. GV yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK-T7 1-2 HS đọc. HS khác nghe và ghi nhớ. 1.Khổ giấy - Khổ giấy của các bản vẽ kỹ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285:2003 - Khổ giấy dùng để vẽ kỹ thuật bao gồm các khổ giấy từ A0 đến A4 Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tỉ lệ a.Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về tỉ lệ của bản vẽ kỹ thuật. b. Nội dung: Tỉ lệ 1.Quan sát hình dưới đây và hãy nhận xét các kích thước đo được trên hình biểu diễn ở mỗi trường hợp so với kích thước tương ứng của đai ốc 2. Vì sao phải sử dụng tỉ lệ khi lập bản vẽ kĩ thuật? 3. So sánh kích thước của bản vẽ và kích thước vật thể nếu bản vẽ sử dụng tỉ lệ 2:1. c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi 1. - Hình b: kích thước trên hình biểu diễn lớn gấp đôi kích thước tương ứng của đai ốc hình a - Hình c: kích thước trên hình biểu diễn bằng kích thước tương ứng của đai ốc hình a - Hình d: kích thước trên hình biểu diễn bằng 1/2 kích thước tương ứng của đai ốc hình a 2. Phải sử dụng tỉ lệ trên bản vẽ kĩ thuật vì kích thước vật thể thực tế nếu quá lớn hay quá nhỏ sẽ không thể biểu diễn đúng y chang chính xác vào trong bản vẽ. 3. Tỉ lệ phóng to 2:1. Kích thước bản vẽ gấp 2 lần kích thước của vật thể. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. II. Tỉ lệ - Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó. - Gồm các tỉ lệ + Tỉ lệ thu nhỏ + Tỉ lệ nguyên hình + Tỉ lệ phóng to. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về nét vẽ a.Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về đường nét của bản vẽ kỹ thuật. b. Nội dung: Nét vẽ Quan sát và cho biết tên gọi của các nét vẽ được sử dụng trong Hình 1.4 c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi 1. Tên gọi của các nét vẽ được sử dụng trong Hình 1.4: Nét vẽ Tên gọi A Nét liền mảnh B Nét liền mảnh C Nét liền đậm D Nét đứt mảnh E Nét gạch dài chấm mảnh G Nét đứt mảnh d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. II.Nét vẽ - Các nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật được quy định trong TCVN8-24:2002 - Gồm các nét: Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch dài - chấm - mảnh. - Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy - Nét liền mảnh: đường kích thước, đường gióng. - Nét nứt mảnh: cạnh khuất, đường bao khuất. - Nét gạch dài - chấm - mảnh: đường tâm, đường trụ đối xứng. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về ghi kích thước a.Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật. b. Nội dung: Ghi kích thước Quan sát Hình 1.5 và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nhận biết các đường gióng, đường kích thước và giá trị kích thước 2. Mô tả vị trí và hướng của các giá trị kích thước c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi 1. Nhận biết các đường gióng, đường kích thước và giá trị kích thước - Đường gióng: là các đường có màu xanh lá cây - Đường kích thước: là các đường có màu đỏ - Giá trị kích thước: là các chữ số ghi trên đường kích thước 2. Mô tả vị trí và hướng của các giá trị kích thước - Với đường kích thước nằm ngang: giá trị kích thước có vị trí nằm trên đường kích thước, hướng từ trái sang phải. - Với đường kích thước thẳng đứng: giá trị kích thước nằm bên trái đường kích thước, hướng từ dưới lên. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau và trả lời câu hỏi HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. IV.Kích thước - Các quy định về kích thước được trình bày trong TCVN 7583-1:2006 - Các thành phần của kích thước: đường gióng, đường kích thước và chữ số kích thước - Đường kích thước xác định đối tượng được ghi kích thước, được vẽ bằng nét liền mảnh và thường có vẽ mũi tên ở 2 đầu. - Đường gióng giới hạn phần được khi kích thước, được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước từ 2-4 mm. - Giá trị kích thước chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ. - Dùng mm làm đơn vị đo kích thước dài. Dùng độ, phút, giây làm đơn vị góc. . Hoạt động 3: Luyện tập a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tiêu chuẩn trình bày các bản vẽ kỹ thuật b. Nội dung: HS tiến hành làm bài tập c. Sản phẩm: HS các nhóm hoàn thành bài tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ ... nh chiếu khối hình học và khối vật thể đơn giản cần tiến hành theo quy trình nào? Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta vào bài hôm nay. HS định hình nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu phép chiếu vuông góc (5’) a.Mục tiêu: Trình bày được phép chiếu vuông góc b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi. GV đưa ra câu hỏi Quan sát hình dưới đây và hãy mô tả phép chiếu vuông góc c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi - Mặt phẳng P được gọi là mặt phẳng chiếu. - Các điểm A’; B’; C’; D’ tương ứng là hình chiếu vuông góc của các điểm A, B, C, D trên mặt phẳng P d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV yêu cầu HS đưa ra khái niệm về hình chiếu vật thể I. Phương pháp các hình chiếu vuông góc Phương pháp các hình chiếu vuông góc là phương pháp dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể 1.Phép chiếu vuông góc Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phảng hình chiếu. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc(10’) a.Mục tiêu: Trình bày được các hình chiếu vuông góc b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1.Quan sát hình 2.3 và xác định các mặt phẳng chiếu 2. Quan sát hình 2.4 cho biết cách xác định hướng chiếu và các hình chiếu? 3. Quan sát Hình 2.5b và cho biết: a. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào? b. Mối liên hệ giữa hình chiếu đứng và hình chiếu bằng, giữa hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh. GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. - Mặt phẳng chiếu chính diện P1 được gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng - Mặt phẳng nằm ngang P2 được gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng - Mặt phẳng bên phải P3 được gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh. 2. Để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể ta cần đặt vật thể trong không gian được tạo bởi ba mặt phẳng hình chiếu vuông góc với nhau từng đôi một (MPHC đứng, MPHC bằng, MPHC cạnh) rồi lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo các hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải để nhận được các hình chiếu: - Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng). - Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng). - Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh). 3. a. Vị trí các hình chiếu được sắp xếp: hình chiếu đứng nằm phía trên hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng b. Mối liên hệ giữa hình chiếu đứng và hình chiếu bằng: hình chiếu đứng phía trên hình chiếu bằng Mối liên hệ giữa hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh: hình chiếu đứng nằm bên trái hình chiếu cạnh. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra câu hỏi phiếu học tập GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành câu hỏi trong thời gian 2 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận, trao đổi nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi của GV trong phiếu học tập. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV yêu cầu 1-2 HS kể tên các phép chiếu, ứng dụng các phép chiếu đó. 1-2 HS hoàn thành yêu cầu, HS khác nhận xét và bổ sung. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. 2. Các hình chiếu vuông góc - Có các mặt phẳng chiếu là + Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng + Mặt phẳng nằm ngang gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng - Mặt phẳng nằm cạnh bên phải gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh - Các hình chiếu + Hình chiếu đứng: là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng chiếu từ trước lên mặt phẳng chiếu đứng. + Hình chiếu bằng: là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng chiếu từ trên lên mặt phẳng hình chiểu bằng + Hình chiếu cạnh: là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng chiếu từ trái lên mặt phẳng hình chiểu cạnh. - Vị trí các hình chiếu + hình chiếu đứng nằm phía trên hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng Hoạt động 2.3. Tìm hiểu khối đa diện thường gặp(7’) a.Mục tiêu: Nêu được khái niệm khối đa diện. Nhận biết được khối đa diện thường gặp b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi 1. Hãy cho biết khối đa diện trong mỗi trường hợp ở hình dưới đây được bao bởi các hình gì? 2. Căn cứ vào nội dung mô tả trên, hãy cho biết tên gọi của các Hình 2.6a, b, c c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi 1. a) Khối hình hộp chữ nhật được bao bởi các đa giác hình chữ nhật. b) Khối lăng trụ được bao bởi các đa giác hình chữ nhật và hình tam giác. c) Khối hình chóp được bao bởi các đa giác hình chữ nhật và hình tam giác. 2. - Hình 2.6a: Hình chóp đều - Hình 2.6b: Hình lăng trụ đều - Hình 2.6c: hình hộp chữ nhật d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra câu hỏi GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nêu khái niệm khối đa diện, kể tên khối đa diện thường gặp. 1-2HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. III.Hình chiếu vuông góc của khối đa diện 1.Các khối đa diện thường gặp - Hình hộp chữ nhật được bao bởi hai mặt đáy là 2 hình chữ nhật bằng nhau và 4 hình mặt bên là các hình chữ nhật. - Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là 2 đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. - Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một đa giác đều và các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. Hoạt động 2.4. Tìm hiểu vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện(8’) a.Mục tiêu: Xác định được hình chiếu vuông góc khối đa diện b. Nội dung: Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện 1.Quan sát Hình 2.7 và cho biết: Các hướng chiếu 1, 2, 3 tương ứng với hướng chiếu nào trong các hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái? 2. Quan sát Hình 2.8 và cho biết: Các hình chiếu vuông góc có hình dạng như thế nào? Chúng thể hiện những kích thước nào của hình lăng trụ tam giác đều? 3. Quan sát Hình 2.9 và cho biết kích thước xác định và đặc điểm hình chiếu của khối hình chóp tứ giác đều. c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi 1. - Hướng chiếu 1: hướng từ trước vào - Hướng chiếu 2: hướng từ trên xuống - Hướng chiếu 3: hướng từ trái sang 2. - Hình chiếu đứng có dạng hình chữ nhật với chiều dài là h, chiều rộng là a. - Hình chiếu bằng có dạng hình tam giác đều với các cạnh bằng nhau và bằng a, chiều cao là h. - Hình chiếu cạnh có dạng hình chữ nhật với chiều dài là h, chiều rộng là b. 3. - Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh là các tam giác cân cạnh a, chiều cao h - Hình chiếu bằng là hình vuông cạnh a d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra câu hỏi GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nêu cách xác định hình chiếu khối đa diện 1-2HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. 2. Hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật - Hình chiếu đứng có hình dạng chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng là h - Hình chiếu bằng có hình dạng chữ nhật với chiều dài là a, chiều rộng là b - Hình chiếu cạnh có chiều dài là h, chiều rộng là b 3. Hình chiếu vuông góc của hình lăng trụ tam giác đều Hình chiếu đứng có dạng hình chữ nhật với chiều dài là h, chiều rộng là a. - Hình chiếu bằng có dạng hình tam giác đều với các cạnh bằng nhau và bằng a, chiều cao là h. - Hình chiếu cạnh có dạng hình chữ nhật với chiều dài là h, chiều rộng là b. 4. Hình chiếu vuông góc của hình chóp tứ giác đều - Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh là các tam giác cân cạnh a, chiều cao h - Hình chiếu bằng là hình vuông cạnh a Hoạt động 3: Luyện tập(8’) a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hình chiếu vuông góc b. Nội dung: HS tiến hành làm bài tập c. Sản phẩm: HS các nhóm hoàn thành bài tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra bài tập Bài tập 1. Quan sát các vật thể trên Hình 2.10 và cho biết: Mỗi vật thể được ghép lại bởi những khối đa diện nào? Tìm các hình chiếu tương ứng của chúng trên Hình 2.11. GV yêu cầu HS thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 4 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và thảo luận nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. Bài tập 1 - Vật thể hình a: ghép bởi hình chiếu số 3 - Vật thể hình b: ghép bởi hình chiếu số 1 - Vật thể hình c: ghép bởi hình chiếu số 2 Hoạt động 4: Vận dụng(3’) a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về hình chiếu vuông góc vào thực tiễn b. Nội dung: Hình chiếu vuông góc c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS tiến hành hoàn thành nhiệm vụ sau 1. Vẽ 3 hình chiếu vuông góc của một đồ vật đơn giản có khối đa diện trong gia đình em.Ghi trên giấy A4. HS nhận nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ của GV. Báo cáo, thảo luận HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS. GV khen bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ. Bản ghi trên giấy A4. Bước 1. Phân tích vật thể thành các khối đơn giản Gối đỡ được phân tích thành 2 khối đơn giản: khối hình hộp chữ nhật(1), khối trụ (2)(hình 2.20) Bước 2. Chọn các hướng chiếu Chọn các hướng chiếu như hình 2.21 Bước 3. Vẽ hình các hình chiếu các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh - Vẽ hình chiếu của khối hộp chữ nhật(1)(hình 2.22) - Vẽ các hình chiếu của khối trụ(2)(hình 2.23) Bước 4. Hoàn thiện các nét vẽ và ghi kích thước - Tô màu các nét thấy, tẩy các nét thừa. - Ghi kích thước(hình 2.24)
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_1.docx