Giáo án Công nghệ 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Ngôi nhà thông minh - Năm học 2023-2024
Tuần dạy: 4;5
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
-Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
-Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Mô tả được những đặc điểm cơ bản của ngôi nhà thông minh.
-Đề xuất những ý tưởng để cải tạo để ngôi nhà của mình trở thành ngôi nhà thông minh.
-Nhận biết và vận dụng được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm hiệu quả.
-Mô tả được một số hệ thống điều khiển thông minh và tác động của nó trong đời sống gia đình.
2.2. Năng lực chung
-Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về nhà thông minh.
-Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
-Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình.
-Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4. Phiếu học tập. Bài tập. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới;
b. Nội dung: HS cả lớp xem đoạn video về ngôi nhà thông minh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Ngôi nhà thông minh - Năm học 2023-2024
BÀI 3. NGÔI NHÀ THÔNG MINH Số tiết: 2 Tiết theo KHDH: 4;5 Ngày soạn: 18/09/2023 Tuần dạy: 4;5 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức -Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh. -Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả. 2. Năng lực 2.1. Năng lực công nghệ - Mô tả được những đặc điểm cơ bản của ngôi nhà thông minh. -Đề xuất những ý tưởng để cải tạo để ngôi nhà của mình trở thành ngôi nhà thông minh. -Nhận biết và vận dụng được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm hiệu quả. -Mô tả được một số hệ thống điều khiển thông minh và tác động của nó trong đời sống gia đình. 2.2. Năng lực chung -Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về nhà thông minh. -Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất -Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình. -Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giấy A4. Phiếu học tập. Bài tập. Ảnh, power point. 2. Chuẩn bị của HS - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp (1’) Tiến trình bài dạy Hoạt động 1: Khởi động (3’) a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới; b. Nội dung: HS cả lớp xem đoạn video về ngôi nhà thông minh. GV: (?) Liệu có gì đặc biệt trong ngôi nhà đó hay công nghệ mang lại sự tiện nghi trong ngôi nhà như thế nào. (2)Theo các em, công nghệ mang lại sự tiện nghi trong ngôi nhà như thế nào? Hãy ghi lại những biểu hiện thể hiện sự tiện nghi của ngôi nhà trong video? c. Sản phẩm: HS phát biểu trả lời tự do những gì mình quan sát được hay phỏng đoán, tưởng tượng của mình về ngôi nhà đó. d. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình huống trên. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV vào bài mới: Công nghệ mang lại rất nhiều tiện nghi cho ngôi nhà. Một ngôi nhà thông minh là gì và có những đặc điểm nào? Để biết được điều đó thì chúng ta vào bài hôm nay. HS định hình nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1. Tìm hiểu về ngôi nhà thông minh a.Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là một ngôi nhà thông minh. Những hệ thống thường có trong ngôi nhà thông minh là gì. b. Nội dung: HS đọc mục I SGK, quan sát hình ảnh. Thực hiện các nhiệm vụ. Quan sát hình 3.1 , cho biết: Biện pháp an ninh và tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà thông minh được thực hiện như thế nào? Hoàn thành PHT Hoàn thành PHT c. Sản phẩm: (1) - Biện pháp an ninh được lắp đặt để giám sát mọi hoạt động diễn ra xung quanh ngôi nhà, nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình. - Biện pháp tiết kiệm năng lượng được lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà để tận dụng ánh sáng và sức nóng mặt trời tạo ra nguồn năng lực sạch, thân thiện môi trường và tiết kiệm tiền điện. (2)Hoàn thành PHT (3)Hoàn thành PHT d. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ GV giao các nhiệm vụ học tập trên từ( 1)->(4) Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm HS thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu các nhóm HS trình bày và nhận xét bài làm của bạn. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở. - Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng. -GV bổ sung kiến thức mở rộng -GV giới thiệu nguyên tắc hoạt động của ngôi nhà thông minh bằng sơ đồ khối đơn giản. -GV yêu cầu HS liên hệ với ngôi nhà của mình đang ở và chỉ ra những yếu tố thông minh, thân thiện với môi trường có trong nhà mình. Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngôi nhà thông minh a.Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của ngôi nhà thông minh b. Nội dung: HS đọc nội dung mục II, quan sát hình 3.2. trong SGK. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Yêu cầu HS nêu khái niệm “tự động” hoạt động. (1)Đọc sách, báo hoặc truy cập Internet để tìm hiểu thêm thông tin về nhà thông minh. (2) GV quan sát hình ảnh và đọc SGK cho biết các đặc điểm của ngôi nhà thông minh. (I)Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị -> (I)........................ (II)Trong các thiết bị được lắp đặt sẽ giúp cảnh báo tới chủ nhà các tình huống gây mất an ninh an toàn -> (II).................. (III)Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển , giám sát việc sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng trong ngôi nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng.-> (III)............. c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập. Báo cáo nhóm. (1)Bkav Smarthome là hệ thống nhà thông minh thế hệ mới nhất trên thế giới, công nghệ vượt trội – theo tiêu chí xếp hạng của Gartner. Nhà thông minh kết nối tất cả các thiết bị điện trong ngôi nhà của bạn thành một hệ thống mạng để có thể điều khiển chúng theo các kịch bản thông mình gồm hệ thống đèn chiếu sáng, rèm cửa, điều hoà nhiệt độ, tivi, âm thanh, khoá cửa, bình nóng lạnh, quạt thông gió, camera an ninh, chuông cửa có hình, hệ thống bơm tưới tiêu tiểu cảnh, bể cá. Bạn có thể điều khiển trưc tiếp thông qua thiết bị gắn trên tường hoặc dùng smartphone, máy tính bảng. (2) (I)-> Tiện ích (II)-> An ninh, an toàn (III)-> Tiết kiệm năng lượng d. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ GV giao cho HS thực hiện các nhiệm vụ trên Thực hiện nhiệm vụ HS hình thành nhóm học tập. Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm học tập. Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét nhóm khác. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở. 1. Tiện ích - Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị như: điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối in-tơ-nét. - Các hệ thống, thiết bị thông minh trong ngôi nhà có thể hoạt động dựa trên thói quen của người sử dụng 2. An ninh, an toàn - Các thiết bị được lắp đặt sẽ giúp cảnh báo tới chủ nhà các tình huống gây mất an ninh, an toàn như: có người lạ đột nhập, quên đóng cửa hay những nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra. - Các hình thức cảnh báo có thể là đèn báo, chuông báo, tin nhắn hay cuộc gọi tự động tới chủ nhà. 3.Tiết kiệm năng lượng - Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển, giám sát việc sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng trong ngôi nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng. - Tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như gió, ánh sáng, năng lượng mặt trời giúp ngôi nhà vừa tiết kiệm năng lượng vừa thân thiện với môi trường. Nội dung 3. Tìm hiểu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình a.Mục tiêu: Nêu được khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình. Nhận biết được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình. Sử dụng được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, có hiệu quả b. Nội dung: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình. Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả trong gia đình GV chiếu 1 video về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả trong gia đình. Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút nêu khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả trong gia đình. Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình GV phân chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra được các biện pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình. Thời gian là 5 phút. c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo nhóm. Nhiệm vụ 1. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả trong gia đình là sử dụng năng lượng đúng lúc, đúng chỗ; sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu. Nhiệm vụ 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình - Thiết kế nhà phải đảm bảo tính thông thoáng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên. - Sử dụng các vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt. - Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm năng lượng. - Sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời. - Sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện đúng cách, tiết kiệm năng lượng d. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ Gv hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ (1) và (2) Thực hiện nhiệm vụ Nhiệm vụ 1. HS xem vi deo. HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 phút. GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau. Nhiệm vụ 2. HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. HS nhận xét bài của bạn. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về ngôi nhà thông minh. b. Nội dung: (1)Chỉ ra những biểu hiện sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm trong gia đình em. Đề xuất những việc làm cụ thể để sử dụng năng lượng trong gia đình em sao cho tiết kiệm? (2). Bạn Huy nói: “nhà thông minh biết con người đang ở đâu trong ngôi nhà để bật và tắt điện như thế thật là tiết kiệm”. Bạn Lan nói: “Nhà thông minh lắp đặt rất nhiều thiết bị điều khiển, đồ dùng sử dụng năng lượng điện như vậy thật sự cũng không tiết kiệm”. Nêu nhận xét về các ý kiến trên. (3). Nếu được lắp đặt các hệ thống thông minh trong ngôi nhà của mình thì em sẽ lắp đặt những hệ thống gì? Giải thích về sự lựa chọn của em. c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm. Hoàn thành bài tập. (1)Những biểu hiện sử dụng chưa tiết kiệm năng lượng như không tắt điện, quạt, tivi khi đi ra ngoài, bật điều hoà khi không có người sử dụng Đề xuất để sử dụng tiết kiệm năng lượng: -Tắt tivi, quạt, bóng điện khi không sử dụng. -Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để sử dụng nước nóng từ tự nhiên và dùng nguồn điện từ tự nhiên. -Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như tủ lạnh, điều hoà -Tăng cường sử dụng gió mát từ cửa sổ vào mùa hè để tiết kiệm điện. (2) Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển, giám sát việc sử dụng năng lượng trong ngôi nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, ngôi nhà thông minh có xu hướng được thiết kế nhằm tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên như gió, năng lượng mặt trời giúp ngôi nhà vừa tiết kiệm năng lượng vừa thân thiện với môi trường (3) Nếu được lắp đặt hệ thống thông minh trong ngôi nhà của mình, em sẽ lắp đặt: -Hệ thống chiếu sáng thông minh để dù quên khi không tắt điện vẫn có hệ thống xử lí. -Lắp đặt hệ thống giải trí thông minh để tivi tự động mở kênh truyền hình yêu thích. d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ Gv giao các nhiệm vụ trên Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS. GV khen bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ. KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3_ngo.docx