Giáo án Công nghệ 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Tự nhiên và công nghệ - Bài 01: Tự nhiên và công nghệ (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Lê Văn Phi

CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T2)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định các sản phẩm công nghệ trong gia đình và bảo quản các sản phẩm đó.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

docx 3 trang Khánh Đăng 27/12/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Tự nhiên và công nghệ - Bài 01: Tự nhiên và công nghệ (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Lê Văn Phi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Tự nhiên và công nghệ - Bài 01: Tự nhiên và công nghệ (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Lê Văn Phi

Giáo án Công nghệ 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Tự nhiên và công nghệ - Bài 01: Tự nhiên và công nghệ (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Lê Văn Phi
Môn học/ hoạt động giáo dục: Công nghệ 	 Lớp: 3A, 3B, 3C
Thời gian thực hiện: Từ 11/09/2023 đến 14/09/2023 	 Số tiết: 01
Tên bài học: 	
CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T2) 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định các sản phẩm công nghệ trong gia đình và bảo quản các sản phẩm đó.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học 
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3’
12’
17’
3’
1/ Hoạt động mở đầu
- GV tổ chức trò chơi “Hái quả Miền tây” để khởi động bài học. 
- HS tham gia chơi bằng cách bấm vào loại quả em thích và trả lời các câu hỏi:
+ Câu 1: Nêu tên sản phẩm công nghệ có tác dụng làm tóc nhanh khô.
+ Câu 2: Nêu tên sản phẩm công nghệ có tác dụng làm nóng thức ăn.
+ Câu 3: Nêu tên sảm phẩm công nghệ có tác dụng làm phẳng quần áo.
+ Câu 4: Nêu tên sảm phẩm công nghệ có tác dụng giúp mọi người liên lạc với nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2/ Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1. Giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2)
- GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.
+ Em cùng bạn thảo luận về ành động của các bạn nhỏ trong hình 3 và 4. Hành động nào có thể làm hỏng đồ vật trong nhà?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV nêu câu hỏi mở rộng: Vì sao phải giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình? 
- Giữ gìn bằng cách nào?
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.
Các sản phẩm công nghệ có trong gia đình là do công sức của mọi người trong nhà mua sắm để giúp mọi người trong công việc và sinh hoạt gia đình. Vì vậy cần có ý thức giữ gìn, bảo quản các sản phẩm đó.
3/ Hoạt động luyện tập, thực hành
Hoạt động 2. Thực hành cách bảo quản, giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình. (Làm việc cá nhân)
- GV mời học sinh làm việc cá nhân: Kể tên và nêu tác dụng một số sản phẩm công nghệ có trong gia đình em theo mẫu:
TT
Tên sản phẩm
Số lượng
Tác dụng
...
....
....
....
- GV Mời một số em trình bày
- GV mời học sinh khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
4/ Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV chuẩn bị trước một số sản phẩm công nghệ như: đồng hồ báo thức, quạt, điện thoại,...
- GV tổ chức sinh hoạt nhóm 4, nêu yêu cầu:
+ Mỗi tổ lên bảo quản 1 sản phẩm công nghệ theo hướng dẫn của giáo viên.
- GV mời các tổ nhận xét lẫn nhau về cách làm.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS tham gia chơi khởi động
+ Trả lời: Máy sấy tóc.
+ Trả lời: bếp từ
+ Trả lời: Bàn ủi (bàn là)
+ Điện thoại
- HS lắng nghe.
- Học sinh chia nhóm 2, thảo luận và trình bày:
+ Hình 3: bạn nam đá bóng trong nhà. Hành động này không đúng vì có thể làm hỏng các sản phẩm công nghệ trong nhà.
+ Hình 4: Bạn nam cùng với bố lau chùi quạt điện. Đây là hành động đúng vì sẽ giúp bảo quản các sản phẩm công nghệ bền hơn.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS trả lời cá nhân: Cần phải giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng bêng hơn, lâu hơn.
- Giữ gìn bằng cách: không làm đổ, rơi,..Biết lau chùi, bảo quản các sản phẩm đó.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1
- Học sinh làm vào bảng thống kê theo yêu cầu.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét nhận xét bạn.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Lớp chia thành các nhóm và cùng nhau bảo quản các sản phẩm bằng cách lau, chùo sản phẩm,....
- Các nhóm nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. Điều chỉnh sau bài dạy

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1.docx