Giáo án Âm nhạc 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

TIẾT 1

HÁT: BÀI HÁT CHÀO NĂM HỌC MỚI

NGHE NHẠC: BÀI HÁT BAY LÊN NHÉ NỤ CƯỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lòi ca bài hát Chào năm học mới.

- Nhận biết được câu, đoạn trong lời bài hát.

- Nhớ được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

2. Năng lực

- Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng, hát kết họp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Chào năm học mới

Từ đó nhận biết được mái trường là nơi ta có tình thầy trò, tình bạn, tri thức, hoài bão,. Từ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân: Học để ngày mai lập nghiệp.

3. Phẩm chất

Qua giai điệu lời ca của bài hat Chào năm học mới, HS thấy được ý nghĩa của ngày đầu chào đón năm học mới. Biết trân trọng tình cảm bạn bè và thầy, cô giáo mỗi ngày đến trường

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGV Âm nhạc 8, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ tiết dạy.

- HS: SGK Âm nhạc 8. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK và internet.

 

docx 129 trang Khánh Đăng 26/12/2023 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

Giáo án Âm nhạc 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng: 
	CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
TIẾT 1
HÁT: BÀI HÁT CHÀO NĂM HỌC MỚI
NGHE NHẠC: BÀI HÁT BAY LÊN NHÉ NỤ CƯỜI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lòi ca bài hát Chào năm học mới.
Nhận biết được câu, đoạn trong lời bài hát.
Nhớ được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.
Năng lực
- Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng, hát kết họp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Chào năm học mới
Từ đó nhận biết được mái trường là nơi ta có tình thầy trò, tình bạn, tri thức, hoài bão,... Từ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân: Học để ngày mai lập nghiệp.
Phẩm chất
Qua giai điệu lời ca của bài hat Chào năm học mới, HS thấy được ý nghĩa của ngày đầu chào đón năm học mới. Biết trân trọng tình cảm bạn bè và thầy, cô giáo mỗi ngày đến trường
II. CHUẨN BỊ
GV: SGV Âm nhạc 8, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ tiết dạy.
HS: SGK Âm nhạc 8. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK và internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt động.
b. Nội dung: HS xem video, hát và vận động theo yêu cầu
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
Phương án 1: GV tổ chức cho cả lớp hát kết họp vận động theo một bài hát đã học (Gợi ý: Con đường học trò, Khai trường,...).
Phương án 2: GV tổ chức trò chơi: Ai hát hay, nhớ giỏi 
GV chia lớp thành 2 nhóm, hát đối đáp những bài hát có các từ và cụm từ: mùa thu, khai trường, thầy, cô, trống, bạn. Nhóm chiến thắng là nhóm hát bài cuối cùng trong khi nhóm còn lại không tìm ra bài hát tiếp theo.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
* Kiến thức 1: Học hát bài Chào năm học mới
a. Mục tiêu: Hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài Chào năm học mới
b. Nội dung: HS nghe, hát bài hát Chào năm học mới
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
 GV cho học sinh nghe bài hát: Chào năm học mới
 HS nghe bài hát Chào năm học mới
kết hợp vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. 
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
Cá nhân/nhóm HS trình bày phần tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Hải Đăng (nếu có).
HS xung phong phát biểu tìm hiểu về bài hát.
GV nhận xét, bổ sung thông tin.
GV giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ Phạm Hải Đăng
Cá nhân/nhóm HS tìm hiểu giai điệu lời ca, nội dung bài hát trong SGK hoặc qua phần tìm hiểu trước.
GV nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS. 
Bài hát Chào năm học mới ra đời và được nhạc sĩ trình bày ngay tại ngôi trường thân yêu với bao kỉ niệm về thầy cô, bạn bè và những năm tháng thanh xuân sôi nổi.	 
GV hướng dẫn học sinh khởi động giọng theo mẫu tự chọn.
- HS luyện thanh theo mẫu của GV.
GV đàn vá hát mẫu câu một 1-2 lần, bắt nhịp cả lớp hát.
Tiếp tục đàn kết hợp hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu, ghép đoạn 1, đoạn 2 và hoàn thiện cả bài. GV sửa sai (nếu có).
Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.
Lưu ý: Hát chính xác những tiếng hát có nghịch phách ở đoạn 1: nhịp nhàng, học mới, rộn ràng, học mới,... và đoạn 2:	hát, nắng mai, vui bước, tương lai,... Ngân đủ tiếng hát có
dấu nối: rồi, sang, trường ở đoạn 1; mai, lai, nhằn, cô,... ở đoạn 2. Hát chính xác những tiếng hát có quãng nhảy: Bạn ơi', trường. Ta (hết đoạn 1 ngân 4 phách sang đoạn 2).
HĐ LUYỆN TẬP
GV tổ chức luyện tập cho HS hát theo các hình thức: 
HS thực hành luyện tập theo nhóm. GV hỗ trợ HS luyện tập. 
GV yêu cầu HS kết hợp vận động cơ thể theo nhịp
Lưu ý: Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để đưa ra các yêu cầu, các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
GV tổ chức cho các nhóm HS biểu diễn theo các hình thức đã học, lưu ý thể hiện sắc thái to – nhỏ khi hát. Yêu cầu HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
* Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài hát Chào năm học mới
GV nêu 2 ý để HS trả lời:
GV cho HS xem một vài hình ảnh/video về tuổi học trò và yêu cầu HS nêu cảm nhận. GV dẫn dắt vào bài nghe.
Nghe bài hát: Bay lên nhé nụ cười
Lưu ý: Hiện nay, nhiều website ghi sai tên bài hát Bay lên nhé nụ cười thành Bay lên nhé ước mơ tuổi học trò. GV giải thích và nhắc nhở HS ghi nhớ chính xác tên của bài hát.
GV hướng dẫn HS nghe nhạc với tinh thần thoải mái, thư giãn, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc gõ nhẹ tay lên bàn theo nhịp điệu bài hát.
Nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát và chia sẻ vói bạn những ước mơ của em.
GV đặt câu hỏi gợi mở để HS trả lời:
Nêu cảm nhận của em về giai điệu, tính chất âm nhạc, nội dung, hình tượng âm nhạc trong bài hát.
Chia sẻ những dự định và mong muốn của em trong năm học mới. Để thực hiện được dự định đó, em cần phải làm gì?
|Hãy chia sẻ những thông tin về tác giả, bàỉ hát, tên bài hát đến mọi người.
Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc
GV hát mẫu hoặc cho HS nghe bài hát chào năm học mới.
HS lắng nghe, vỗ tay theo phách mạnh để cảm nhận nhịp điệu (nhấn vào phách 1 và phách 3).
Giới thiệu tác giả
Tư liệu cung cấp cho GV: Nhạc sĩ Phạm Hải Đăng sinh năm 1989 tại Nam Định, hiện đang sống và làm việc tại Thành phố Hố Chí Minh. Anh là nhạc sĩ, nhà sản xuất, đào tạo âm nhạc, thu âm, hoà âm, phối khí cho nhiều ca sĩ trong và ngoài nước, đồng thời là đạo diễn của nhiều phim truyền hình.
Nhạc sĩ Phạm Hải Đăng sáng tác nhiếu thể loại âm nhạc, trong đó có những ca khúc viết về tuổi học trò, tiêu biểu là album Tuổi học trò gồm các bài hát: Chào năm học mới, Lời thầy cô, Ngày chia xa, Cùng nắng với gió đến trường, Tuổi học trò, Giữ mãi tình thân, Ơn nghĩa cô thầy, Trở lại trường xưa.
Tìm hiểu bài hát
GV: Trong một lấn vế thăm trường cũ nhân dip khai giảng năm học mới, nhạc sĩ Phạm Hải Đăng đã sáng tác một bài hát như món quà tri ân, gửi tặng thầy cô giáo cũ cũng như gửi tặng tới các em HS khoá sau. Bài hát thể hiện tâm trạng phấn khởi, náo nức của các em HS trong ngày khai trường.
GV gợi ý, cùng HS trao đổi về nội dung bài hát và thống nhất chia đoạn, chia câu. Bài hát chia thành 2 đoạn:
Đoạn 1: Bạn ơi nhanh chân ... ngày khai trường.
Đoạn 2: Ta hân hoan ... có thầy cô.
Khởi động giọng
GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.
Dạy hát
GV đàn và hát mẫu câu đầu 1-2 lần, sau đó bắt nhịp cho cả lớp hát.
GV tiếp tục đàn kết hợp hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu, ghép đoạn 1, đoạn 2 và hoàn thiện cả bài. GV sửa sai (nếu có).
GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.
GV hát mẫu câu kết có tiếng hát cao độ nốt Rê 2.
Hát theo hình thức lĩnh xướng, hoà giọng
GV tổ chức cho HS:
+ Hát lĩnh xướng: GV chọn 2 HS lĩnh xướng hoặc 1 nhóm nam và 1 nhóm nữ (quy ước là Lĩnh xướng 1, Lĩnh xướng 2).
+ Hát hoà giọng: Cả lớp thực hiện.
HS thực hành luyện tập theo nhóm.
GV gọi một vài cá nhân/nhóm HS thể hiện trước lớp.
Trong quá trình luyện tập của HS, GV nghe, phát hiện và sửa những tiếng hát chưa chính xác về cao độ, tiết tấu.
Lưu ý: GV khích lệ HS thể hiện sắc thái vui tươi, hốn nhiên và thể hiện tình cảm của mình. Khi hát, HS cần lắng nghe và phối họp với nhau để tạo sự hoà quyện, nhịp nhàng.
HS chia sẻ cảm nhận cá nhân về bức tranh ngày khai trường được nhắc đến trong bài hát.
+ Bức tranh ngày khai trường: HS đến trường, cờ, hoa khoe sắc, binh minh rực rỡ, đàn chim đón reo ca cùng niềm vui ngày hội lớn,...
+ Thầy cô, bạn bè luôn bên ta: Dù con đường phía trước đầy chông gai và thử thách, nhưng chúng ta sẽ vững bước vi bên ta luôn có thầy cô và bạn bè.
GV: Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Linh sinh năm 1979, là hội viên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Bài hát Bay lên nhé nụ cười được sáng tác năm 2010. Nội dung bài hát viết về những ước mơ, hoài bão của tuổi hẻ khi đứng trước những lựa chọn cho tương lai. Bài hát được nhiếu ca sĩ thể hiện và được đông đảo khán giả yêu thích.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung: HS trình bày, biểu diễn bài hát
c. Sản phẩm: HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Nêu những hình ảnh được nhắc đến trong bài hát Chào năm học mới. Em có ấn tượng với hình ảnh nào nhất? Vì sao?
-	HS chia sẻ cảm nhận cá nhân về những hình ảnh ấn 
-	HS ôn luyện bài hát Chào năm học mới với các hình thức đã học, sử dụng bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá ở trường, lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các dịp sinh hoạt cộng đồng.
*Tổng kết tiết học: 
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.
HS tiếp tục luyện tập bài hát Chào nầm học mới bằng các hình thức đã được học. Khuyến khích cá nhân/nhóm HS có ý tưởng sáng tạo phong phú, đa dạng để thể hiện, trình diễn, biễu diễn bài hát ở tiết học sau.
*Chuẩn bị bài mới: 
Tim hiểu về gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng; cao độ, trường độ và kí hiệu đặc biệt trong Bài đọc nhạc số 1.
Kết thúc bài học
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng:
TIẾT 2
♦ LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: GAM TRƯỞNG, GIỌNG TRƯỞNG,
GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG
• ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1
I. MỤCTIÊU
Kiến thúc
Nêu được khái niệm, công thức của gam trưởng, giọng trưởng và đặc điểm giọng Đô trưởng.
Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1.
Năng lực
Nhận biết một số bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng. Biết vận dụng kiến thức về giọng Đô trưởng để đọc BĐN số 1 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 2/4
Thể hiện đúng tính chất của giọng trưởng, cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.
Phẩm chất
Phẩm chất
Giáo dục HS ý thức chăm chỉ chuẩn bị bài, phát huy tinh thần làm việc nhóm, tinh thần tự giác và chủ động trong học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: SGK Âm nhạc 8, đàn phím điện tử, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/file âm thanh phục vụ tiết dạy.
HS: SGK Ầm nhạc 8. Tim hiểu trước lí thuyết âm nhạc: gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng và Bài đọc nhạc số 1, trả lời các câu hỏi GV giao từ tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS nghe trích đoạn hoặc bản song tấu để đoán tên các nhạc cụ
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách bài Khai trường (đã học ở lớp 7) để tạo không khí vui vẻ chù tiết học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức : Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng, BĐN số 1
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nhận biết được khái niệm Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng, đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1.
b. Nội dung: 
- Học sinh tìm hiểu thông tin về Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng và trả lời câu hỏi.
- Học sinh tìm hiểu thông tin về BĐN số 1 và luyện tập đọc nhạc.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
1. Tìm hiểu Gam trưởng
GV hỏi?
- Gam trưởng có bao nhiêu khoảng cách cung và nửa cung? 
Gam trưởng có khoảng cách nửa cung ở những bậc nào? 
Trong gam trưởng, những bậc âm nào ổn định? 
GV yêu cầu HS trả lời sau khi phân tích các nội dung trên: Thế nào là gam trưởng?
GV nhận xét nội dung trả lời của HS và chốt  ... , cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận sau khi nghe bài Khúc tuỳ hứng giọng Đô thăng thứ.
* Vận dụng 
 Các nhóm chủ động chọn lựa các động tác đuợc tham khảo qua học liệu điện tử hoặc tự cảm nhận theo năng lục cá nhân.
 *Tổng kết tiết học: 
GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học và những yêu cầu cần đạt.
Giao nhiệm vụ: Cá nhân/ nhóm sưu tầm, tìm nghe thêm một vài bài hát về chủ đề mùa hè.
*Chuẩn bị bài mới: 
Ôn lại vị trí cao độ thế bấm các nốt trên nhạc cụ đã học.
Luyện tập các bài nhạc cụ cùng nhóm hoặc chơi cá nhân.
 Kết thúc bài học
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
TIÉT 33
-NHẠC CỤ: KÈN PHÍM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Thực hiện được bài thực hành đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật và vận dụng được vào bài hoà tấu trên kèn phím.
Thể hiện được bài Trở về Surriento trên kèn phím.
2. Năng lực:
Cải thiện kĩ năng nghe bè khi chơi hoà tấu, hoà tấu được với các bạn, chơi đúng tiết tấu, tính chất của nhịp 6/8.
Biêt xử lí âm thanh cho phù hợp, làm nổi phần giai điệu chính của bài.
Biết điều chỉnh cường độ của âm thanh tạo nên sự hoà hợp khi kết hợp hoà tấu cùng với nhạc cụ khác
3. Phẩm chất: 
Rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì tập luyện cá nhân và tinh thần đoàn kết khi làm việc nhóm Giáo dục HS tính chuyên cần trong học tập, sáng tạo trong vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phát huy khả năng lắng nghe, kiên trì tập luyện cá nhân, tình thần đoàn kết qua các hoạt động nhóm khi luyện tâp các bài tập ứng dụng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGV Âm nhạc 8, kèn phím, máy đánh nhịp (hoặc đàn phím điện tử), file âm thanh (beat nhạc) phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh SGK Âm nhạc 8, kèn phím, tự ôn các kiến thức và bài luyện tập đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS xem video, hát và vận động theo yêu cầu
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
G V mở file học liệu, bắt nhịp cho HS hát bài Soi bóng bên hồ 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Nhạc cụ
a. Mục tiêu: Thực hiện được bài thực hành đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật và vận dụng được vào bài hoà tấu trên kèn phím.
b. Nội dung: Thể hiện được bài Trở về Surriento trên kèn phím.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Thực hành thê bâm hợp âm trong giọng La thứ
HS trình bày các tên nốt trong hợp âm cùng với số ngón tay trên khuông và hên phím đàn.
GV hướng dẫn HS hiểu các kí hiệu bằng chữ ghi trên hợp âm.
HS đọc hợp âm ở trên khuông nhạc và trên phím đần.
GV làm mẫu, sau đó hướng dẫn HS thực hành thổi hợp âm trên phím đần. GV lưu ý HS đặt đúng số ngón tay trên hợp âm.
HS thực hiện theo sự bắt nhịp của GV từ tốc độ chậm sau đó tăng dần.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Học sinh luyện tập theo nhóm
b. Nội dung: HS nghe những lời nhận xét của giáo viên và vận dụng hát theo các hình thức mà GV yêu cầu
c. Sản phẩm: HS trình bày đúng theo tính chất của bản nhạc
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Luyện tập hoà tấu bài Trờ về Surriento
GV chia HS thành 2 nhóm: nhóm 1 thực hành ở Kèn phím 1, nhóm 2 thực hành ở Kèn phím 2 (số lượng HS nhóm 1 cần đông hơn nhóm 2) và hướng dẫn tùng nhóm thực hành:
+ Nhóm Kèn phím 1: ôn lại từ 1 - 2 lần.
+ Nhóm Kèn phím 2: GV hướng dẫn đọc nốt và vỗ phách, sau đó thực hành thổi từ 2 - 3 lần. Lưu ý: GV nhắc nhở cho HS thổi với âm lượng vừa phải và hoi nhấn vào phách 1 bởi đây là bài viết ở nhịp 3, giai diệu mềm mại, du dương.
Sau khi 2 nhóm đã thực hiện trôi chảy, GV bắt nhịp cho cả 2 nhóm cùng phối hợp thực hiện. GV có thễ chia bản nhạc thành 2 nét nhạc cho 2 nhóm cùng hoà tấu.
GV có thể cho HS biểu diễn trước lớp theo các hình thức: cặp đôi, nhóm nhỏ,...
GV quan sát và sửa sai cho HS (nếu có).
GV nhận xét và tuyên dương các nhóm HS biểu diễn tốt.
 4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung: HS trình bày kèn phím tho nhóm
c. Sản phẩm: HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
Triển khai thành tổ hợp tiết mục: Chia hai nhóm, nhóm 1 thổi giai điệu, nhóm 2 thổi âm hình đệm
Khuyến khích các nhóm lên ý tưởng sân khấu, luyện tập đạt chất lượng cao để biểu diễn trong hoạt động tập thể, lễ bế giảng năm học và chào đón mùa hè vui vẻ.
Vận dụng
* Tổng kết tiết học
GV nhận xét và góp ý tích cực, động viên HS có ý thức tồt, chăm chỉ luyện tập.
GV khuyến khích các nhóm lên ý tưởng biểu diễn, luyện tập bài hoà tấu đạt chất lượng tốt để biểu diễn trong hoạt động tập thể, lễ bế giảng năm học và chào đón mùa hè phía trước.
Chuẩn bị bài mới
GV dặn dò các nhóm ôn luyện nội dung đã học trong các Chủ đế 4, 6, 8 để trình bày, biểu diễn ở tiết Vận dụng - Sáng tạo và thi cuối năm học.
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
TIẾT 34
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
HS biết: trình bày thuộc lời các hát và đọc thuần thục các bài tập đọc nhạc.
HS hiểu: cách trình bày bài hát theo các hình thức hát kết hợp phụ họa 1 số động tác; đọc tập đọc nhạc kết hợp gõ phách theo bài đọc.
HS vận dụng: trình bày bài hát theo các hình thức song ca, tốp ca..
b.Kĩ năng
Rèn cho HS kĩ năng hát và đọc các bài TĐN. 
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương, đất nước
b. Năng lực chung
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
c. Năng lực chuyên biệt
Hiểu biết âm nhạc.
Thực hành âm nhạc.
Cảm thụ âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Soạn bài, SGK, Tài liệu chuẩn KT-KN.
Nhạc cụ.
2. Học sinh: 
Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA 
GV chủ động lên kế hoạch kiểm tra theo một trong hai hình thức:
Hình thức kiểm tra thực hành
GV tổ chức cho cá nhân/nhóm HS bốc thăm, đăng kí lựa chọn nội dung thể hiện tuỳ theo năng lực cá nhân.
Mỗi nhóm cử HS đại diện bốc 1 lá phiếu. Trong mỗi lá phiếu có tên 1 bài hát, 1 bài đọc nhạc và phần thực hành nhạc cụ giai điệu. Ví dụ:
PHIẾU SỐ 1
Trình bày bài hát Ngày Tết quê em bằng hình thức hát hoà giọng, nối tiếp; hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể theo tiết tấu.
Trình bày Bài đọc nhạc số 3 kết hợp gõ đệm vào phách mạnh và phách mạnh vừa.
Thể hiện bài Trở về Surriento trên kèn phím 
r	
PHIẾU SỐ 2
Trình bày bài hát Hát lên cho ngày mai bằng hình thức hát nối tiếp, hòa giọng; hát kết hợp vận động cơ thể theo tiết tấu.
Trình bày Bài đọc nhạc số 3 kết hợp đánh nhịp 3/8.
Thể hiện được bài Trở về Surriento trên kèn phím.
PHIẾU SỐ 3
Trình bày trích đoạn bài hát Soi bóng bên hồ bằng hình thức gõ đệm theo tiết tấu.
Trình bày Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ đệm đánh nhịp |.
>	
PHIẾU SỐ 4
Trình bày bài hát Soi bóng bên hồ bằng hình thức hát nối tiếp, hoà giọng.
Trình bày Bài đọc nhạc số 5 kết hợp ghép lòi ca.
PHIẾU SỐ 5
Trình bày bài hát Ngậy Tết quê em bằng hình thức hát hoà giọng, nối tiếp; hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể theo tiết tấu.
Trình bày Bài đọc nhạc số 5 kết hợp ghép lời ca và đánh nhịp 2.
Thể hiện hoà tấu 2 bè bài Row, row, row your boat trên recorder hoặc hoà tấu bài Trở về Surriento trên kèn phím.
Hình thức kiểm tra viết
GV xây dựng đề kiểm tra theo 2 phần: trắc nghiệm và tự luận (nội dung xoay quanh kiến thức của các Chủ đề 5, 6, 7, 8).
ĐỂ KIỂM TRA
A. Trắc nghiêm
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
Câu hát... thê giới yêu thương quanh ta, là lời của bài hát nào?
A. Ngàn ước mơ Việt Nam
c. Việt Nam ơi
Âm chủ của giọng La thứ là nốt gi?
A. Nốt Đô	B. Nốt Pha
như mùa xuân trong năng vui tươi chan hoà...
B. Soi bóng bên hồ
D. Hát 1ên cho ngày mai
Đáp án: D
c. Nốt Son
D. Nốt La
Đáp án: D
3. Mỗi phách trong một ô nhịp của nhịp I có giá trị trường độ bằng bao nhiêu? 
A. Một nốt đen	B. Một nốt móc kép
c. Một nốt móc đon	D. Một nốt tròn
Đáp án: D
Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ là sáng tác của nhạc sĩ nào?
A. Trần Hoàn	B. Hoàng Long
c. Huy Du	D. Hoàng Lân
Đáp án: A
Tác phẩm Khúc tuỳ hứng giọng Đô thẵng thứ là sáng tác của nhạc sĩ nào?
A. Frederic Chopin	B. Wolfgang Amadeus Mozart
c. Ludwig van Beethoven	D. Johannes Brahms
B. Phạm Tuyên
D. Từ Huy
Đáp án A
Ai là tác giả của bài hát Ngày Tết quê em?
A. Bùi Anh Tú
c. Trịnh Công Son
Đàn nguyệt có mấy dây?
A. 2 dây	B. 4 dây
c. 6 dây	D. 8 dây
Đáp án: D
Đáp án: A
Hiện tượng đâo phách xuất hiện ở ô nhịp thứ mấy và ứng vói tiếng hát nào trong Bài đọc nhạc số 5?
Ô nhịp thứ nhất ứng với tiếng hát Bản làng quê.
Ô nhịp thứ tư ứng vói tiếng hát quanh.
c. Ô nhịp thứ hai ứng vói tiếng hát em có.
D. Ô nhịp thứ sáu ứng vói tiếng hát xanh xanh, đàn.
Đáp án: D
B. Tự luận
Hãy viết cảm nhận của em về một trong các chủ đề Chào xuân, Âm nhạc nước ngoài, Giai điệu quê hương và Nhịp điệu mùa hè (bài viết khoảng 3-5 câu).
 Ngày soạn:
Ngày giảng: 
TIẾT 35
VẬN DỤNG -SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 8: NHỊP ĐIỆU MÙA HÈ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 Kèn phím:
- Luyện tập đúng kĩ thuật và cao độ, trường độ bài Luyện mẫu âm
2. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù: 
- Hiểu biết và cảm thụ bài hát Xôn xao mùa hè
3. Phẩm chất: 
- Rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì tập luyện cá nhân và làm việc nhóm 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGV, kèn phím, đàn phím điện tử, file âm thanh (beet nhạc) phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK âm nhạc 8, kèn phím, tự ôn luyện bài luyện mẫu âm đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS xem video, hát và vận động theo yêu cầu	
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
Bật nhạc bài hát Xôn xao mùa hè để học sinh vận động
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Trình bày kèn phím 
- Chia sẻ với các bạn vế các tác phẩm của nhạc sĩ F. Chopin em đã sưu tâm được.
Biểu diễn kèn phím các bài đã được học trong Chủ đề 8 với hình thức hoà tấu 2 nhạc cụ.
Giói thiệu tranh vẽ hoặc sản phẩm em đã làm vế đế tài mùa hè.
Giải ô chữ để tìm ra từ khoá.
GV giải thích KĨ cho HS cách tìm các từ khoá theo gợi ý (SGK, trang 66). Đáp án là tên các chủ đề hoặc bài hát đã có trong SGKÂm nhạc 8, giúp các em nhớ lại một số nội dung, kiến thức đã học trong năm.
GV có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm HS. Nhóm nào tìm ra từ khoá sớm nhất là nhóm 
Chia sẻ những mong muốn, dự định của em trong mùa hè này với hạn bè, thầy cô hoặc người thân
HS nói vể dự định, ước mơ, mong muốn của mình với thầy cô, bạn bè, người thân qua các hình thức: bài viết, vẽ tranh, thuyết trình,...
G V theo dõi phần trình bày của HS, khuyến khích những dự định hay, những ý tưởng sáng tạo.
*Tổng kết tiết học : 
GV cùng HS chốt lại các nội dung đã học.
HS nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề NHỊP ĐIỆU MÙA HÈ.
Trong chủ đề NHỊP ĐIỆU MÙA HÈ, nội dung nào em yêu thích và muốn được thể hiện nhất? Vì sao?
*Chuẩn bị bài mới: 
Các nhóm chuẩn bi các nội dung đã học, hình thức thể hiện để trình bày trong
tiết sau
 Kết thúc bài học

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_trinh.docx