Giáo án Âm nhạc 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ 1: GIAI ĐIỆU TUỔI HỒNG (4 tiết)

 HÁT: ƯỚC MƠ HỒNG

I. MỤC TIÊU:

 1. Năng lực

- Năng lực chung: Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành, biết giao lưu với bạn bè trong học hát, trong trình diễn, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trong học tập.

- Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất trong sáng lạc quan của bài hát Ước Mơ Hồng.

 2. Phẩm chất:

- Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học.

- Đoàn kết chan hòa với bạn bè.

- Tích cực tự giác trong học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

 1 - GV: File âm thanh bài hát, video bài hát, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có).

 2 - HS: SGK âm nhạc 8, nhạc cụ gõ, thanh phách.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 A. Hoạt động khởi động.

 a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.

 b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát .

 c . Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

 d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho học sinh kể một số bài hát về chủ đề Ước Mơ. Cho các em nghe bài hát ước mơ tuổi thơ.

- GV dẫn dắt vào bài học mới => Ước Mơ Hồng.

 

docx 16 trang Khánh Đăng 26/12/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024

Giáo án Âm nhạc 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024
Tuần 1	 
Tiết 1
Ngày Soạn : 4/9/2023
Ngày Dạy : 5/9/2023
 CHỦ ĐỀ 1: GIAI ĐIỆU TUỔI HỒNG (4 tiết)	
	 HÁT: ƯỚC MƠ HỒNG	 
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực 
- Năng lực chung: Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành, biết giao lưu với bạn bè trong học hát, trong trình diễn, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trong học tập.
- Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất trong sáng lạc quan của bài hát Ước Mơ Hồng.
 2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học.
- Đoàn kết chan hòa với bạn bè.
- Tích cực tự giác trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
 1 - GV: File âm thanh bài hát, video bài hát, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)...
 2 - HS: SGK âm nhạc 8, nhạc cụ gõ, thanh phách....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. Hoạt động khởi động.
 a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.
 b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát .
 c . Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
 d. Tổ chức thực hiện: 
- GV cho học sinh kể một số bài hát về chủ đề Ước Mơ. Cho các em nghe bài hát ước mơ tuổi thơ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới => Ước Mơ Hồng.
B. Hình thành kiến thức mới (khám phá) 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát
 a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát
 b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
 c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
 d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV giới thiệu sơ về nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu
- HS theo dõi và ghi nội dung.
- GV mở bài hát cho HS nghe, yêu cầu HS nghe và quan sát văn bản để tìm hiểu về cấu trúc hai đoạn của bài; chia câu hát trên văn bản ca khúc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện các yêu cầu của GV
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
 a. Tác giả:
Tác giả bài hát là nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Sinh năm 1933. Quê quán ở Hà Nội. Tác phẩm: Cho con (thơ Tuấn Dũng), Lời con hỏi, Ước mơ hồng, Mùa thu không trở lại, Trường làng tôi, Những vì sao, Ông mất năm 1998 tại TP. Hồ Chí Minh. Ông còn có bút danh Phạm Trọng, được ông sử dụng tại miền Nam trước năm 1975.
b.Tác phẩm:
Bài hát chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ “Cuộc sống” đến “mến thương”.
+ Đoạn 2: Từ “như chim” đến “xuân sang”.
+ Đoạn 3 tái hiện lại đoạn 1 và kết “Mến thương”
* Hoạt động 2: Khởi động giọng.
a. Mục tiêu: Khởi động giọng trước khi tập hát
b. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm: HS thực hiện
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng bằng trò chơi hát theo những đường nét chuyển động của âm thanh thông quá bàn tay di chuyển lên xuống của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV chỉnh sửa cho những HS luyện giọng sai.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá, chuyển sang tập hát bài 
Vui Đến Trường.
2. Khởi động giọng:
- HS thực hiện luyện giọng theo mẫu 
* Hoạt động 3: Học hát bài Ước Mơ Hồng.
a. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu.
b. Nội dung: HS nghe bài hát Ước Mơ Hồng.
c. Sản phẩm: HS thực hiện được yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS nghe giai điệu bài hát và cảm nhận.
- GV hướng dẫn học sinh vỗ tay theo phách theo đúng nhịp điệu 
- GV yêu HS tìm hiểu nội dung bài hát SGK 
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng. 
- GV hướng dẫn HS hát từng câu, hát kết nối các câu, ghép đoạn 1,2 và hoàn thiện cả bài.
- Sau khi hướng dẫn hát xong bài hát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em cảm nhận gì khi tập hát xong bài hát?
+ Theo em, HS cần làm gì để giữ gìn ngôi trường của mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện các yêu cầu của GV
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS xung phong phát biểu tìm hiểu về tác giả và bài hát
- GV gọi các nhóm/ cá nhân thể hiện bài hát trước lớp, HS còn lại nghe và nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS
- GV sửa những chỗ HS hát sai ( nếu có).
3. Bài hát Ước Mơ Hồng
a. Lời bài hát
b. Cảm nhận bài hát
- Bài hát có nhịp điệu nhẹ nhàng, lôi cuốn, giai điệu trong sáng, tươi vui, nói lên niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của tuổi thiếu niên với những ước mơ về một tương lai tươi đẹp.
- Thông qua bài hát, HS phải biết yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là đừng từ bỏ ước mơ của mình.
C. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu : HS hát đúng lời, đúng cao độ, trường độ.
b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động
c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động.
- HS hát đồng thanh, vận động theo nhịp sau đó các nhóm lần lượt trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS hát diễn cảm và đúng tính chất của bài hát.
D. Hoạt động luyện tập – sáng tạo.
a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát
c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV hướng dẫn HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc tiết tấu gõ đệm, động tác vận động.
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự thảo luận và trình diễn (đơn ca, song ca, tốp ca, kết hợp gõ đệm cùng bạn).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- HS hoàn thiện bài hát + biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc kết hợp với cùng với nhóm gõ đệm.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Ước Mơ Hồng.
- Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “Nhạc cụ: Bài thực hành số 1”.
Tuần 2	
Tiết 2
Ngày Soạn : 11/9/2023
Ngày Dạy : 12/9/2023 
CHỦ ĐỀ 1: GIAI ĐIỆU TUỔI HỒNG	 
	 ÔN HÁT: ƯỚC MƠ HỒNG	
NHẠC CỤ TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Năng lực:
- Năng lực chung: Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành, biết giao lưu với bạn bè trong học hát, nhạc cụ trong trình diễn, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trong học tập.
- Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất trong sáng, lạc quan của bài hát Ước Mơ Hồng, biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát Ước Mơ Hồng, thực hiện được nhạc cụ tiết tấu.
 2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học.
- Đoàn kết chan hòa với bạn bè.
- Tích cực tự giác trong học tập, hỗ trợ nhau khi tham gia các hoạt động nhóm trong giờ học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
-	 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
-	 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ gõ, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và trả lời các câu hỏi GV đã giao từ tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động (mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học.
b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức hoạt động “Trò chơi truyền tín hiệu”:
 + GV tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm xếp một hàng dọc: GV vỗ lên vai bạn đứng cuối cùng ở mỗi nhóm theo mẫu tiết tấu nhất định và các thành viên trong nhóm tiếp tục truyền tín hiệu đến bạn đầu hàng. Bạn đầu hàng sẽ dùng trống nhỏ gõ lại tiết tấu (tín hiệu) đã được nhận.
- GV tổ chức theo nhóm, HS lắng nghe và thực hiện.
- GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. Hoạt động ôn hát ước mơ hồng ( Hoạt động luyện tập, thực hành):
a. Mục tiêu: HS hát hoàn thiện bài hát kết hợp vỗ tay, vận động theo nhạc...
b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV.
c. Sản phẩm: HS hát hoàn thiện bài hát.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV cho HS khởi động giọng theo mẫu
- GV tiến hành cho HS ôn hát:
 + GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát
 + Gv đàn giai điệu hoặc mở file bài hát cho hs hát lại.
 + GV chia nhóm, cá nhân hát lại bài hát có vận động theo nhạc và vỗ tay theo nhạc
+ GV nhận xét và sửa sai cho HS. Dặn dò HS về nhà luyện tập hát cho tốt hơn.
- HS hoàn thiện bài hát + biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc kết hợp với cùng với nhóm gõ đệm.
C. Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
a. Mục tiêu: HS nhận xét được mẫu tiết tấu.
b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b, c.
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm 4 nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu trên. (GV gợi ý so sánh: nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,..)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS trao đổi nhóm, thực hiện trả lời câu hỏi của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay trả lời câu hỏi
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá nhận xét, khái quát lại các đặc điểm của mẫu tiết tấu.
1. Nhận xét mẫu tiết tấu.
- Nhịp 3/4.
- Nốt đen
- Trường độ:
+ Nốt đen : 1 phách.
+ Lặng đen: 1 phách.
* Hoạt động 2: Gõ đệm cho bài hát: Ước Mơ Hồng
a. Mục tiêu: HS đọc được các mẫu tiết tấu, sử dụng được nhạc cụ, đệm được đúng tiết tấu cho bài hát
b. Nội dung: HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc tiết tấu mẫu a, b theo âm tiết và kết hợp với nhạc cụ gõ bất kì. (GV hướng dẫn thực hiện âm hình tiết tấu lặp đi lặp lại liên tiếp vài lần)
- Sau khi HS vừa đọc, vừa gõ được thì cho HS chỉ và gõ đọc thầm âm hình tiết tấu trong đầu.
- GV cho HS tập tiết tấu từ tốc độ chậm chuyển sang tốc độ nhanh hơn cho đến khi đạt tốc độ yêu cầu.
- GV cho HS hát bài “Mùa khai trường” kết hợp luyện tập gõ đệm.
- GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm HS hát và gõ đệm cho bài hát dùng kĩ thuật mảnh ghép để thực hiện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành, hướng dẫn của GV.
- GV: quan sát, hướng dẫn và sửa lỗi cho HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS vừa hát vừa gõ.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS và những lưu ý khi thực hiện gõ đệm.
2. Luyện tập đọc tiết tấu và gõ tiết tấu theo mẫu.
- Đọc tiết tấu.
- Gõ tiết tấu.
3. Gõ đệm 
 D. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các mẫu tiết tấu, gõ đệm được bài hát Ước Mơ Hồng.
b. Nội dung: HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
 ... sự hướng dẫn, điều hành của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức "Ai nhanh hơn"
- GV đàn giai điệu cho HS ghi lại đường đi của nhạc
- GV công bố kết quả.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Nhạc cụ giai điệu: Sáo recorder
a) Mục tiêu:
- Thực hiện thổi được các nốt nhạc.
- Thực hiện được bài thực hành.
- Tổ chức biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau.b) Nội dung:
- HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV.
c) Sản phẩm:
- HS sử dụng được sáo recorder
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Khởi động:
- GV cho HS ôn lại các nốt đã học
- GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập.
- Lưu ý: HS giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi
2. Luyện tập và thực hành: Bài thực hành số 1
Bước 1: Quan sát và tìm hiểu
- Gv cho hs tìm hiểu các mẫu 
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo 2 mẫu trong sgk.
- GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thổi từng tiết nhạc, sau đó ghép hoàn chỉnh câu nhạc.
- GV tổ chức cho HS luyện tập bài luyện tập Bài thực hành số 1 theo hình thức nhóm - cá nhân.
- GV quan sát sửa lỗi cho từng cá nhân.
- GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm cho HS trong quá trình ghép câu và luyện tập thổi câu nhạc trọn vẹn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài.
1. Khởi động: 
2. Luyện tập và thực hành: Bài thực hành số 1
- Luyện tập bài bổ trợ
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
- Luyện tập bài thực hành số 1
Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím
a) Mục tiêu:
- Thực hiện thổi được các nốt nhạc.
- Thực hiện được Bài Thực hành số 1.
- Tổ chức biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau.
b) Nội dung:
- HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV.
c) Sản phẩm:
- HS sử dụng được kèn phím
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Khởi động
- GV tổ chức hoạt động:
+ GV tổ chức cho HS ôn tập các nốt đã học
(GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập)
+ GV yêu cầu HS đọc tên nốt nhạc Bài thực hành số 1
2. Luyện tập và Thực hành: Bài thực hành số 1.
- Gv cho hs quan sát và tìm hiểu bài thực hành số 1
- GV cho Hs luyện tập theo mẫu trong sgk.
- GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thực hiện, tùy năng lực HS mà GV có thể chia từng vế hoặc từng câu để hướng dẫn.
- GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập Bài thực hành số 1. 
- GV yêu cầu từng nhóm tổ chức biểu diễn theo nhiều hình thức song tấu/ tam tấu/ hòa tấu kết hợp gõ đệm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài.
1. Khởi động: 
2. Thực hành : Bài thực hành số 1
- Luyện gam đô trưởng
- Luyện gam đô trưởng nhịp 3/4
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
- Luyện bài thực hành số 1
Hoạt động 3: Lý Thuyết âm Nhạc: Gam trưởng, giọng trưởng, giọng đô trưởng
a) Mục tiêu:
- Hs nhận biết được Gam trưởng, giọng trưởng, giọng đô trưởng
b) Nội dung:
- HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV
c) Sản phẩm:
- HS xác định được Gam trưởng, giọng trưởng, giọng đô trưởng.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV giới thiệu cho HS xem sgk và nhận xét Gam trưởng, giọng trưởng, giọng đô trưởng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV giới thiệu Gam trưởng, giọng trưởng, giọng đô trưởng
- HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về tác dụng của các kí hiệu âm nhạc và cho HS thực hành các kí hiệu đã học.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài.
1. Gam trưởng: 
Gam trưởng là hệ thống 7 âm thanh được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc I (âm chủ - âm ổn định nhất). Cấu tạo của gam trưởng:
2. Giọng trưởng: 
Giọng trưởng: các bậc âm trong Gam trưởng được sử dụng để xây dựng thành tác phẩm âm nhạc, người ta gọi đó là giọng trưởng. Tên gọi âm chủ kèm theo từ trưởng (Major hay dur)
VD: Giọng Son trưởng – G Major hoặc G dur
 Những bài hát viết ở giọng trưởng thường có tính chất trong sáng, mạnh mẽ, vui tươi. 
3. Giọng đô trưởng:
Giọng Đô trưởng (C Major hoặc C dur): có âm chủ là Đô, hóa biểu (hệ thống dấu hóa sau khóa nhạc) không có dấu thăng hoặc giáng và thường kết thúc ở nốt Đô (âm chủ). Thành phần âm của gam C dur bao gồm:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu : HS luyện chơi các nhạc cụ theo yêu cầu
b. Nội dung : HS thực hiện theo sự phân công của GV.
c. Sản phẩm : Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV tổ chức chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS tập luyện: gõ đệm, thổi sáo, thổi kèn phím một đoạn nhạc bất kì.
+ GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp.
+ GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo.
- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học.
- HS thực hiện được các bài thực hành nhạc cụ kết hợp với với gõ đệm.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 a. Mục tiêu : 
- HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày.
- Tổ chức biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau.
 b. Nội dung : HS trình bày, thực hiện dưới sự điều hành của GV.
 c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
 d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV chia nhóm và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để yêu cầu các nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát.
( GV lựa chọn một vài HS ở mỗi nhóm để cùng nhau kết hợp biểu diễn.)
- GV yêu cầu từng nhóm tổ chức biểu diễn theo nhiều hình thức song tấu/ hòa tấu kết hợp gõ đệm.
- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học.
- HS biểu diễn nhạc cụ với các hình thức khác nhau.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nhắc nhỡ các em ôn tập và thực hành tiết học hôm nay.
- Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1”
 .
Tuần 4
Tiết 4
Ngày Soạn : 25/9/2023
Ngày Dạy : 26/9/2023	
CHỦ ĐỀ 1: GIAI ĐIỆU TUỔI HỒNG	 
 ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực 
- Năng lực chung: Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành đọc nhạc, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trong học tập.
- Năng lực âm nhạc: Đọc đúng cao độ, trường độ các bè bài đọc nhạc số 1.
- Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học.
- Đoàn kết chan hòa với bạn bè.
- Tích cực tự giác trong học tập, hỗ trợ nhau khi tham gia các hoạt động nhóm trong giờ học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. GV: SGK Âm nhạc 8, mẫu thang âm Đô trưởng, đàn phím điện tử, bảng tương tác...
 2. HS: SGK âm nhạc 8, vở chép nhạc, đồ dùng học tập, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
 a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học.
 b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV.
 c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi.
 d. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức hoạt động “Ai thính tai”:
 + GV có thể sử dụng đàn phím điện tử (hay kèn phím) đàn các nốt ổn định bất kì trong gam C Major để học sinh đoán tên nốt nhạc và xướng âm lại bằng âm “la”
- GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động: Tìm hiểu và nhận xét Bài đọc nhạc số 1
 a. Mục tiêu:
 HS đọc được đúng cao độ, trường độ các bè bài đọc nhạc số 1.
 b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
 c. Sản phẩm: Kết quả của HS
 d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS xem bài đọc nhạc và yêu cầu các em trả lời câu hỏi:
+ Bài đọc nhạc số 1 được viết ở nhịp nào, có bao nhiêu ô nhịp? Có những cao độ, trường độ nào? Bài đọc nhạc có kí hiệu âm nhạc nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV cho HS quan sát gam Đô trưởng và các âm ổn định của gam.
- GV cho HS quan sát quãng 2 theo gam Đô trưởng
- GV cho HS quan sát quãng 3 theo gam Đô trưởng.
- GV cho HS quan sát âm hình tiết tấu
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1.
- Bài đọc nhạc số 1 viết ở nhịp 3/4 có 9 ô nhịp.
- Cao độ: Đô - Rê - Mi - Pha - Son – La - Si
- Trường độ: Nốt đơn, Nốt đen, Nốt đen chấm dôi, Nốt trắng, Nốt trắng chấm dôi.
- Kí hiệu: Dấu luyến.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu : 
- HS thực hành, luyện tập đọc được gam Đô trưởng và đọc được âm hình tiết tấu.
- Đọc được Bài đọc nhạc số 1
b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm : Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng 2, quãng 3 theo mẫu và các âm ổn định:
- GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc theo âm tiết tấu phía trên.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 1
- GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về độ cao cho HS.
Bài đọc nhạc số 1
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động đọc nhạc.
b. Nội dung : HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV chia nhóm và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để yêu cầu các nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát.
( GV lựa chọn một vài HS ở mỗi nhóm để cùng nhau kết hợp biểu diễn.)
- GV yêu cầu từng nhóm tổ chức biểu diễn theo nhiều hình thức song tấu/ hòa tấu kết hợp gõ đệm.
- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học.
- HS biểu diễn nhạc cụ với các hình thức khác nhau.
Đ. CŨNG CỐ CHỦ ĐỀ 1
a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã được học trong bài.
b. Nội dung: HS thực hiện hoàn thành các câu hỏi trong « Góc âm nhạc » dưới sự điều hành của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV chia nhóm yêu cầu các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao. ( hát, gõ đệm, nhạc cụ)
- GV nhận xét đánh giá các mặt làm được và chưa làm được, động viên khuyến khích học sinh cố gắng hơn trong học tập.
- Hs biểu diễn được sản phẩm theo nhiều hình thức khác nhau.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Dặn dò các em về nhà xem bài và cũng cố chủ đề 1.
- Dặn dò các em xem trước chủ đề 2: Trái đất đẹp tươi hát Ngôi nhà của chúng ta.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ca_nam_nam_h.docx