Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lý 8

BÀI 1: VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI

Câu 1 trang 5 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.

a) trang 5 SBT Địa Lí 8: Ý nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?

A. Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.

B. Việt Nam nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Á.

C. Việt Nam nằm ở khu vực châu Á gió mùa.

D. Việt Nam nằm ở khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

b) trang 5 SBT Địa Lí 8: Phần đất liền nước ta kéo dài khoảng

A. 13 vĩ độ.

B. 14 vĩ độ.

C. 15 vĩ độ.

D. 16 vĩ độ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

c) trang 5 SBT Địa Lí 8: Trên đất liền, nước ta không chung đường biên giới với quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Lào.

C. Mi-an-ma.

D. Cam-pu-chia.

 

docx 17 trang Khánh Đăng 26/12/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lý 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lý 8

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lý 8
BÀI 1: VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI
Câu 1 trang 5 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.
a) trang 5 SBT Địa Lí 8: Ý nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?
A. Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.
B. Việt Nam nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Á.
C. Việt Nam nằm ở khu vực châu Á gió mùa.
D. Việt Nam nằm ở khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
b) trang 5 SBT Địa Lí 8: Phần đất liền nước ta kéo dài khoảng
A. 13 vĩ độ.
B. 14 vĩ độ.
C. 15 vĩ độ.
D. 16 vĩ độ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
c) trang 5 SBT Địa Lí 8: Trên đất liền, nước ta không chung đường biên giới với quốc gia nào?
A. Trung Quốc.
B. Lào.
C. Mi-an-ma.
D. Cam-pu-chia.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 1 trang 5 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.
d) trang 5 SBT Địa Lí 8: Vùng biển Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích Biển Đông?
A. 30%.
B. 25%.
C. 20%.
D. 35%.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
e) trang 5 SBT Địa Lí 8: Đường bờ biển nước ta dài khoảng
A. 2 360 km.
B. 3 260 km.
C. 3 620 km.
D. 4 600 km.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
g) trang 5 SBT Địa Lí 8: Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của sus prouri rins uida y
A. Mi-an-ma.
B. Lào.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Đông Ti-mo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 6 SBT Địa Lí 8: Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
6°50'B
101oĐ
23°23'B
102°09'Ð
8°34′B
117°20'Ð
109°28'Đ
Phần đất liền Việt Nam nằm trải dài từ khoảng vĩ độ (1).. đến vĩ độ (2).. và từ khoảng kinh độ (3).. đến kinh độ (4).. Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ (5). và từ khoảng kinh độ (6).... .đến trên (7)........................ tại Biển Đông.
Trả lời:
Phần đất liền Việt Nam nằm trải dài từ khoảng vĩ độ (1) 23°23'B đến vĩ độ (2) 8°34′B và từ khoảng kinh độ (3) 109°28'Рđến kinh độ (4) 102°09′Đ. Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ (5) 6°50'B và từ khoảng kinh độ (6) 101°Đ đến trên (7) 117°20'Рtại Biển Đông
Câu 3 trang 6 SBT Địa Lí 8: Quan sát hình 1.1 trang 94 SGK, hãy cho biết:
a) Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước nào.
b) Những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Vùng biển của nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.
♦ Yêu cầu b) Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Nước ta cũng là cầu nối giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo
Câu 4 trang 6 SBT Địa Lí 8: Điền cụm từ thích hợp để hoàn thành đoạn thông tin về phạm vi lãnh thổ nước ta.
Vùng đất của nước ta bao gồm (1)..., với tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là (2). Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn (3). .
Vùng trời của Việt Nam là (4).... bao trùm trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng (5) trên biển là ranh giới bên ngoài của (6) và không gian trên (7).............................
Trả lời:
Vùng đất của nước ta bao gồm (1) toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông với tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là  (2) 331344 km2. Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn (3) 4600 km Vùng trời của Việt Nam là (4) khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta bao trùm trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng  (5) các đường biên giới trên biển là ranh giới bên ngoài của  (6) lãnh hải và không gian trên  (7) các đảo
Câu 5 trang 6 SBT Địa Lí 8: Trong các câu sau, câu nào đúng về ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên nước ta?
a) Nước ta nằm ở nơi hội tụ của nhiều luồng sinh vật có nguồn gốc từ Hoa Nam, Hi-ma-lay-a, Mi-an-ma và Ô-xtrây-li-a.
b) Phân hoá của thiên nhiên theo chiều bắc - nam thể hiện rõ nét ở sự thay đổi của khí hậu, sinh vật từ bắc vào nam.
c) Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ không ảnh hưởng đến sự phân hoá bắc - nam, đông - tây của thiên nhiên nước ta.
d) Phân hoá thiên nhiên theo chiều đông - tây thể hiện ở sự khác nhau giữa thiên nhiên vùng ven biển với vùng nằm sâu trong đất liền.
e) Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão đến từ Tây Thái Bình Dương.
g) Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên biển nước ta mang tính chất cận nhiệt đới, các dòng biển di chuyển theo mùa.
Trả lời:
- Câu đúng: b), d), e).
- Câu sai: a), c), g).
Câu 6 trang 7 SBT Địa Lí 8: Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam theo gợi ý sau vào vở.
Trả lời:
BÀI 1: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Câu 1 trang 8 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.
a) trang 8 SBT Địa Lí 8: Hướng chính của địa hình Việt Nam là
A. tây bắc - đông nam.
B. tây nam - đông bắc.
C. đông bắc - tây nam.
D. đông nam - tây bắc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 trang 8 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.
b) trang 8 SBT Địa Lí 8: Ở Việt Nam, diện tích đồng bằng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng diện tích lãnh thổ?
A. 3/4.
B. 1/4.
C. 2/4.
D. 2/3.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
c) trang 8 SBT Địa Lí 8: Khu vực địa hình nào sau đây của nước ta đặc trưng bởi hướng núi vòng cung (cánh cung)?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
d) trang 8 SBT Địa Lí 8: Đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3147 m - “Nóc nhà của Đông Dương” - nằm ở khu vực nào?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
e) trang 8 SBT Địa Lí 8: “Nổi bật với các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng; ở phía bắc và phía nam là các khối núi cao” là đặc điểm của vùng
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
âu 2 trang 8 SBT Địa Lí 8: Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành các thông tin về đặc điểm địa hình nước ta.
1%                  14%                70%                85%
- Ở Việt Nam chỉ có (1).......... diện tích lãnh thổ trên 2.000 m.
- (2).......... diện tích nước ta có độ cao dưới 500 m.
- Địa hình có độ cao 1 000 m trở xuống chiếm (3).......... diện tích lãnh thổ.
- Địa hình có độ cao từ trên 1.000 m đến 2.000 m chiếm (4).......... diện tích lãnh thổ.
Trả lời:
- Ở Việt Nam chỉ có (1) 1% diện tích lãnh thổ trên 2.000 m.
- (2) 70% diện tích nước ta có độ cao dưới 500 m.
- Địa hình có độ cao 1 000 m trở xuống chiếm (3) 85% diện tích lãnh thổ.
- Địa hình có độ cao từ trên 1.000 m đến 2.000 m chiếm (4) 14% diện tích lãnh thổ
Câu 3 trang 8 SBT Địa Lí 8: Trong các câu sau, câu nào đúng về đặc điểm địa hình đồng bằng ở nước ta?
a) Đồng bằng ở Việt Nam đều là những châu thổ các sông.
b) Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng duyên hải miền Trung có diện tích tương đương nhau.
c) Trên bề mặt đồng bằng sông Hồng không có các ô trũng.
d) Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta.
e) Đồng bằng lớn nhất ở duyên hải miền Trung là đồng bằng Thanh Hoá.
Trả lời:
- Câu đúng: b), d), e).
- Câu sai: a), c)
Câu 4 trang 9 SBT Địa Lí 8: Ghép các ô bên trái và bên phải với ô ở giữa cho phù hợp về đặc điểm địa hình các khu vực đồi núi nước ta.
Trả lời:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – c), g)
2 – a), i)
3 – d), e)
4 – b), h)
Câu 5 trang 9 SBT Địa Lí 8: Quan sát hình 2.1 trang 98 SGK, hãy kể tên một số dãy núi theo mẫu sau:
Hướng
Dãy núi
Tây Bắc - Đông Nam
Vòng cung
Tây - Đông
Trả lời:
Hướng
Dãy núi
Tây Bắc - Đông Nam
Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Trường Sơn Bắc,.
Vòng cung
Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,
Tây - Đông
Bạch Mã,
Câu 6 trang 9 SBT Địa Lí 8: Quan sát hình 2.1 trang 98 SGK hãy xác định vị trí các đảo và quần đảo:
- Đảo Bạch Long Vĩ
- Đảo Cồn Cỏ
- Đảo Phú Quốc
- Đảo Côn Sơn
- Quần đảo Hoàng Sa
- Quần đảo Trường Sa
Trả lời:
(*) Chú ý: Học sinh quan sát bản đồ và xác định các vị trí
	Câu 7 trang 10 SBT Địa Lí 8: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về đặc điểm địa hình các khu vực đồng bằng nước ta.
Trả lời:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – d), e)
2 – g), b)
3 – a), c
Bài 2: Địa hình Việt Nam: Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa ở nước ta.
bồi tụ              nông               thu hẹp           mài mòn         sâu      phát triển
Bờ biển nước ta dài 3 260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có hai kiểu là bờ biển (1)........... và bờ biển (2).......... Thềm lục địa tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ (3)......... và mở rộng, ở vùng biển miền Trung sâu hơn và (4)...........
Trả lời:
Bờ biển nước ta dài 3 260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có hai kiểu là bờ biển (1) bồi tụ và bờ biển (2) mài mòn. Thềm lục địa tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ (3) nông và mở rộng, ở vùng biển miền Trung sâu hơn và (4) thu hẹp.
Câu 9 trang 11 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành bảng đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển nước ta theo mẫu sau:
Bờ biển mài mòn
Bờ biển bồi tụ
Phân bố
Đặc điểm
Trả lời:
Bờ biển mài mòn
Bờ biển bồi tụ
Phân bố
Tại các vùng chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu
Tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.
Đặc điểm
Có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
Rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát.
Câu 10 trang 11 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thấy sự phân hoá thiên nhiên giữa các
Dãy núi
Tác động
Dãy Hoàng Liên Sơn
Dãy Trường Sơn
Dãy Bạch Mã
Trả lời:
Dãy núi
Tác động
Dãy Hoàng Liên Sơn
Làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Tây Bắc có thời gian ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc.
Dãy Trường Sơn
Gây nên hiệu ứng phơn tạo ra sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi.
Dãy Bạch Mã
Ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta, trở thành ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu (phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng quanh năm). Tự nhiên ở hai miền cũng có nhiều nét khác biệt
âu 11 trang 11 SBT Địa Lí 8: Hãy ghi chú cho sơ đồ sau về sự phân hoá thiên nhiên theo đại cao địa hình ở nước ta.
Trả lời:
- Hoàn thành ghi chú:
(1) Đai nhiệt đới gió mùa
(2) Đai cận nhiệt đới gió mùa
(3) Đai ôn đới gió mùa trên núi
Câu 12 trang 11 SBT Địa Lí 8: Điền cụm từ thích hợp để hoàn thành đoạn thông tin về thế mạnh đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi nước ta.
Khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú thuận lợi phát triển (1) các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn tạo điều kiện phát triển (2). thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho (3)................như các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên,...;
Đây là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành (4).................... Sông ngòi chảy qua địa hình miền núi, nhiều thác ghềnh (sông Đà, sông Sê San, sông Srê Pôk,...) nên có tiềm năng (5).................... rất lớn.
Khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng và đặc sắc, là cơ sở để hình thành các (6)... có giá trị.
Trả lời:
Khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú thuận lợi phát triển (1) ngành lâm nghiệp các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn tạo điều kiện phát triển  (2) chăn nuôi gia súc lớn, thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho  (3) trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, như các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên,...;
Đây là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành  (4) công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim. Sông ngòi chảy qua địa hình miền núi, nhiều thác ghềnh (sông Đà, sông Sê San, sông Srê Pôk,...) nên có tiềm năng  (5) thuỷ điện rất lớn.
Khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng và đặc sắc, là cơ sở để hình thành các  (6) địa điểm du lịch có giá trị.
Câu 13 trang 12 SBT Địa Lí 8: Khu vực đồng bằng nước ta có những thuận lợi nào để phát triển các ngành kinh tế? Cho biết các hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng.
Trả lời:
- Thế mạnh của khu vực đồng bằng: Địa hình bằng phẳng, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc nên thuận lợi phát triển các ngành kinh tế.
- Các hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng:
+ Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...
+ Phát triển các ngành công nghiệp, thương mại,
Câu 14 trang 12 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:
Trả lời:
	Câu 15 trang 12 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ theo gợi ý sau về hạn chế của các khu vực địa hình đối với khai thác kinh tế.
Trả lời:
Câu 16 trang 13 SBT Địa Lí 8: Địa phương em nằm ở khu vực địa hình nào? Địa hình ở địa phương em có những thế mạnh và hạn chế nào trong phát triển các ngành kinh tế?
Trả lời:
- Địa phương em ở khu vực địa hình đồi núi
- Thế mạnh:
+ Có nguồn lâm sản phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp; có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,
+ Tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.
- Hạn chế:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông
+ Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở,

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_mon_dia_ly_8.docx