Chân trời sáng tạo Giáo án Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II

BÀI 8. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN

 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr119-123.

+ Sử dụng bản đồ hình 8.1 SGK tr120 để xác định các lưu vực sông chính.

+ Sử dụng bảng tr122 để xác định mùa lũ, mùa cạn trên một số hệ thống sông.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông, hồ hoặc hồ, đầm ở nước ta mà em biết.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước sông, hồ, đầm, nước ngầm.

 

docx 124 trang Khánh Đăng 26/12/2023 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chân trời sáng tạo Giáo án Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chân trời sáng tạo Giáo án Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II

Chân trời sáng tạo Giáo án Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II
BÀI 8. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN
 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr119-123.
+ Sử dụng bản đồ hình 8.1 SGK tr120 để xác định các lưu vực sông chính.
+ Sử dụng bảng tr122 để xác định mùa lũ, mùa cạn trên một số hệ thống sông.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông, hồ hoặc hồ, đầm ở nước ta mà em biết.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước sông, hồ, đầm, nước ngầm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.
- Hình 8.1. Bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở VN, hình 8.2. Sông Tiền đoạn gần cầu Mỹ Thuận, Bảng Mùa lũ trên một số hệ thống sông ở nước ta, hình 8.3. Suối khoáng nóng Nha Trang và các hình ảnh tương tự phóng to.
 - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b.Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Đố em văn hóa”
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Đố em văn hóa” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV lần lượt đặt các câu đố về tên sông cho HS trả lời: 
1. Sông gì đỏ nặng phù sa?
2. Sông gì lại được hóa ra chín rồng?
3. Làng quan họ có con sông, Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
4. Sông tên xanh biết sông chi?
5. Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?
6. Sông gì chẳng thể nổi lên. Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu
7. Hai dòng sông trước sông sau. Hỏi hai dòng sông ấy ở đâu? Sông nào?
8. Sông nào nơi ấy sóng trào. Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS nghe câu đố và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 
1. Sông Hồng
2. Sông Cửu Long.
3. Sông Cầu.
4. Sông Lam.
5. Sông Mã.
6. Sông Đáy.
7. Sông Tiền, sông Hậu.
8. Sông Bạch Đằng.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Qua những câu đố trên phần nào đã phản ánh được Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, bên cạnh đó nước ta còn có nhiều hồ, đầm và lượng nước ngầm phong phú. Vậy sông ngòi nước ta có những đặc điểm gì? Hồ, đầm và nước ngầm ở nước ra đóng vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)
2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm sông ngòi (35 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
b. Nội dung: Quan sát bản đồ hình 8.1 SGK tr120 hoặc Atlat ĐLVN, các hình ảnh kết hợp kênh chữ SGK tr119-121, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.
* GV treo bản đồ hình 8.1 lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu các đặc điểm của sông ngòi nước ta.
2. Chứng minh mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc. 
3. Xác định trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
4. Giải thích vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc?
5. Chứng minh sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, giàu phù sa. Giải thích nguyên nhân.
6. Xác định trên bản đồ các sông chảy theo hướng TB-ĐN và vòng cung. Vì sao sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng đó? 
7. Chứng minh chế độ nước sông chảy theo 2 mùa rõ rệt. Giải thích nguyên nhân.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát bản đồ hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc 
- Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa.
- Phần lớn sông ngòi chảy theo 2 hướng chính.
- Chế độ nước chảy theo 2 mùa rõ rệt.
2. Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km, mật độ mạng lưới sông khoảng 0,66km/km2, ở đồng bằng là 2-4km/km2, dọc bờ biển nước ta cứ khoảng 20km lại có 1 cửa sông. Nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc.
3. HS xác định trên bản đồ 9 lưu vực của các hệ thống sông lớn: Sông Hồng, Thái Bình, Kì Cùng – Bằng Giang, sông Mã, Sông Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, Mê Công.
4. Nguyên nhân: do nước ta có lượng mưa nhiều là nguồn cấp nước chính cho sông, địa hình hẹp ngang, ¾ diện tích là đồi núi, núi lan ra sát biển.
5.
- Tổng lượng nước lớn: 839 tỉ m3/năm. Trong đó sông Mê Công chiếm 60,4%.
- Tổng lượng phù sa rất lớn khoảng 200 triệu tấn/năm. Trong đó sông Hồng chiếm 60%.
- Nguyên nhân: ¾ diện tích là đồi núi, dốc nên nước sông bào mòn mạnh địa hình tạo ra phù sa.
6. 
- HS xác định trên bản đồ các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Tiền... và vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
- Nguyên nhân: Nguyên nhân: do hướng núi và hướng nghiêng địa hình quy định hướng chảy của sông.
7. 
- Mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.
+ Mùa lũ kéo dài từ 4-5 tháng, chiếm 70-80% tổng lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn kéo dài từ 7-8 tháng, chiếm 20-30% tổng lượng nước cả năm.
- Nguyên nhân: do chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, khí hậu nước ta có 2 mùa: mưa, khô nên sông ngòi có 2 mùa: lũ, cạn tương ứng.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* GV mở rộng: Nước Sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của Sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định.
1. Đặc điểm sông ngòi 
a. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km, dọc bờ biển nước ta cứ khoảng 20km lại có 1 cửa sông.
b. Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa
- Tổng lượng nước lớn: 839 tỉ m3/năm.
- Tổng lượng phù sa rất lớn khoảng 200 triệu tấn/năm.
c. Phần lớn sông ngòi chảy theo 2 hướng chính
Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Mã, sông Tiền...)và vòng cung (sông Lô, sông Gâm, sông Cầu...)
d. Chế độ nước chảy theo 2 mùa rõ rệt
Mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.
2.2. Tìm hiểu về Một số hệ thống sông lớn ở nước ta (40 phút)
a. Mục tiêu: HS phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
b. Nội dung: Quan sát hình 8.1 SGK tr120, hình 8.2 SGK tr121, bảng số liệu tr122 hoặc Atlat ĐLVN, các hình ảnh kết hợp kênh chữ SGK tr121-122, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.
* GV treo hình 8.1, 8.2 và bảng số liệu lên bảng.
* GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, yêu cầu HS quan sát hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN, hình 8.2, bảng số liệu và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Hồng trên bản đồ.
Xác định chiều dài (ở nước ta/dòng chính), nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển, số phụ lưu và mùa lũ của hệ thống sông Hồng.
2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Thu Bồn trên bản đồ.
Xác định chiều dài (ở nước ta/dòng chính), nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển, số phụ lưu và mùa lũ của hệ thống sông Thu Bồn.
3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Cửu Long trên bản đồ.
Xác định chiều dài (ở nước ta/dòng chính), nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển, số phụ lưu và mùa lũ của hệ thống sông Cửu Long.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát quan sát hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN, hình 8.2, bảng số liệu và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 4, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Hồng trên bản đồ.
- Nằm ở phần lớn lãnh thổ phía Bắc nước ta.
- Các sông: sông Đà, sông Chảy, sông lô, sông Gâm, sông Đáy, sông Trà Lý,
Xác định chiều dài (ở nước ta/dòng chính), nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển, số phụ lưu và mùa lũ của hệ thống sông Hồng.
- Chiều dài: 566km/1126km
- Nơi bắt nguồn: Vân Nam, Trung Quốc
- Nơi đổ ra biển: cửa Ba Lạt
- Số phụ lưu: 600
- Mùa lũ: từ tháng 6-10, chiếm 75% tổng lượng nước cả năm.
2. Nhóm 4 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Thu Bồn trên bản đồ.
- Nằm ở Trung Trung Bộ (Quảng Nam, Đà Nẵng, Kon Tum)
- Các sông: sông Cái, sông Tranh.
Xác định chiều dài (ở nước ta/dòng chính), nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển, số phụ lưu và mùa lũ của hệ thống sông Thu Bồn.
- Chiều dài: 205km.
- Nơi bắt nguồn: vùng núi Trường Sơn Nam.
- Nơi đổ ra biển: cửa Đại
- Số phụ lưu: 80
- Mùa lũ: từ tháng 9-12, chiếm 65% tổng lượng nước cả năm.
3. Nhóm 6 – phiếu học tập số 3
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Cửu Long trên bản đồ.
- Nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các sông: sông Tiền, sông Hậu ... nh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp;...
* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
3. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
a. Đối với phát triển kinh tế
- Thuận lợi:
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo, khai thác khoáng sản biển.
+ Góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn: thiên tai: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm.
b. Đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
- Thuận lợi:
+ Luật biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi.
+ Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam, tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
+ Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Đông Nam Á khá ổn định.
- Khó khăn:
+ Còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông.
+ Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển...
2.4. Tìm hiểu về Qúa trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam (30 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được qúa trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam.
b. Nội dung: Dựa vào bảng 2.2, hình 2.3, hình 2.4 và kênh chữ SGK tr166-169 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục 4 SGK.
* GV yêu cầu HS dựa vào bảng 2.2, hình 2.3, hình 2.4 thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc đơn vị hành chính nào của Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử?
2. Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XV-XIX đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa?
3. Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XIX đến nay đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa? 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát bảng 2.2, hình 2.3, hình 2.4 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
- Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.
- Thời Pháp thuộc, năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) và năm 1938 đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
- Năm 1956, Chính quyền Sài Gòn quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam.
- Sau khi nước Việt Nam thống nhất, năm 1982, chính phủ Việt Nam thành lập Huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).
- Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
2. 
- Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.
- Năm 1635, Chúa Nguyễn thành lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc Biển Đông.
- Năm 1786, triều Tây Sơn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa, sai Hội Đức Hầu chỉ huy đội Hoàng Sa dẫn 4 thuyền ra Hoàng Sa khảo sát và khai thác mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.
- Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.
- Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.
- Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho bộ Công dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên quần đảo Hoàng Sa.
-Năm 1834, vua Minh Mạng cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ.
- Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong.
- Năm 1836, chuẩn y lời tâu của bộ Công, vua Minh Mạng sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.
3. 
- Khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).
- Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập, trực thuộc huyện đảo Trường Sa.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
4. Qúa trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam
- Trong thời phong kiến, nhà nước Việt Nam đã xác lập chủ quyền quản lí và khai thác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
3. Hoạt động luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 
1. Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, em hãy xác định:
- Hai huyện đảo xa bờ nhất nước ta.
- Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
2. Vẽ sơ đồ thể hiện các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo nước ta.
3. Hoàn thành sơ đồ thể hiện các đơn vị hành chính của Việt Nam quản lí trực tiếp hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào hình 2.1 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
- Hai huyện đảo xa bờ nhất của Việt Nam hiện nay là:
+ Huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc thành phố Đà Nẵng)
+ Huyện đảo Trường Sa (trực thuộc thành phố Khánh Hòa).
- Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là:
+ Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong Vịnh Bắc Bộ là: Vân Đồn (551,3 km2).
+ Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong Vịnh Thái Lan là: Phú Quốc (589,23 km2).
2. 
3.
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà. 
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Sưu tầm và viết bài giới thiệu (khoảng 150 chữ) về một tuyên bố khẳng định chủ quyền biển đảo của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: 
Tuyên bố của Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/3/1988 (đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 15/3/1988)
 Sáng ngày 14/3/1988, các tàu chiến của Trung Quốc đang hoạt động trái phép trên vùng biển quần đảo Trường Sa đã ngang nhiên nổ súng vào hai tàu vận tải của Việt Nam đang hoạt động bình thường ở bãi đá ngầm Gạc ma thuộc khu đảo Sinh Tồn. Tàu của ta đã buộc phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu chiến của Trung Quốc.
 Mọi người đều biết từ tháng 1/1988 đến nay, Trung Quốc đã không ngừng cho nhiều tàu chiến xâm nhập và khiêu khích quân sự ở các bãi đá ngầm Chữ Thập, Châu Viên và một số bãi đá ngầm khác ở khu vực đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bất chấp sự phản đối của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự lo ngại của dư luận trên thế giới, trước hết là của các nước Đông Nam Á, hành động trắng trợn nói trên bộc lộ rõ dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng an ninh của Việt Nam, phá hoại hòa bình ổn định và xu thế đối thoại ở Đông Nam Á, thực hiện mưu đồ bành trướng ở Biển Đông.
 Nhân dân và chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vô cùng phẫn nộ và kiên quyết lên án hành động khiêu khích quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhà cầm quyền Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hành động khiêu khích quân sự, rút ngay các tàu chiến của họ ra khỏi vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Họ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do hành động khiêu khích quân sự của họ gây ra.
 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
HẾT

File đính kèm:

  • docxchan_troi_sang_tao_giao_an_dia_li_8_chan_troi_sang_tao_hoc_k.docx