Bài giảng Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 3: Thực hành khai thác thông tin số
Về kiến thức:
-Xây dựng cấu trúc bài trình chiếu.
-Tìm kiếm thông tin và đánh giá thông tin
-Biên tập nội dung bài trình chiếu
-Chia sẻ bài trình chiếu trong môi trường số.
Về năng lực:
-Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh hoạ.
-Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
-Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 3: Thực hành khai thác thông tin số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 3: Thực hành khai thác thông tin số
Về kiến thức : -Xây dựng cấu trúc bài trình chiếu. -Tìm kiếm thông tin và đánh giá thông tin -Biên tập nội dung bài trình chiếu -Chia sẻ bài trình chiếu trong môi trường số. Về năng lực: - Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh hoạ. - Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. - Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ. NỘI DUNG TRỌNG TÂM Hình thành ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu về chủ đề năng lượng tái tạo 1 Tìm kiếm và đánh giá thông tin 2 Xử lí và trao đổi thông tin 3 An Minh Khoa Khi bật đèn để căn phòng tràn ngập ánh sáng, khi lái một chiếc ô tô, hay ch ỉ đơn giản là rang bỏng ngô, mọi người đều đang sử dụng năng lượng. Khám phá các nguồn năng lượng khác để thay thế. Đó là những nguồn năng lượng dường như không bao giờ cạn kiệt như nắng, gió, nước và thậm chí là rác thải. Điện gió, điện mặt trời và cả thuỷ điện nữa đều có những nhược điểm. Chúng ta cần tìm hiểu thông tin đầy đủ hơn. Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra nhiên liệu hoá thạch. Các bạn có tưởng tượng được, một ngày nào đó, chúng sẽ cạn kiệt và biến mất không. Chúng ta có thể làm gì để tránh thảm hoạ đó? Hầu hết năng lượng đến từ nhiên liệu hoá thạch như x ă ng và than. Em hãy tạo một bài trình chiếu với chủ đề Năng lượng tái tạo để giải quyết những băn khoăn của các bạn. Em có thể khai thác thông tin số để có thêm thông tin cho bài trình chiếu. Nhiệm vụ 1. Hình thành ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu về chủ đề năng lượng tái tạo Yêu cầu: • Xây dựng ý tưởng cho bài trình chiếu. • Xây dựng cấu trúc bài trình chiếu. *Năng lượng tái tạo, năng lượng gió, (1)Các nguồn năng lượng chính ở Việt Nam, ưu nhược điểm của nó (2) Năng lượng không thể tái tạo (3) Năng lượng tái tạo (4) Các loại năng lượng tái tạo (5) Nhà máy điện tương lai (6) Kết luận (7) Tài liệu tham khảo Nhiệm vụ 2. Tìm kiếm và đánh giá thông tin Tìm kiếm thông tin. Ghi chép kết quả tìm kiếm Đánh giá thông tin Bước 1 Bước 2 Bước 3 Hướng dẫn: Yêu cầu: Em hãy sử dụng google tìm kiếm các thông tin sau và đánh giá thông tin tìm được, điền các thông vào phiếu bên dưới: (1)Các nguồn năng lượng chính ở Việt Nam, ưu nhược điểm của nó (2) Năng lượng không thể tái tạo (3) Năng lượng tái tạo (4) Các loại năng lượng tái tạo (5) Nhà máy điện tương lai (6) Kết luận (7) Tài liệu tham khảo STT (Slide) Nội dung Tư liệu (Hình ảnh, video, ) Địa chỉ trang web Nguồn gốc của tư liệu Thời gian 1 Các nguồn năng lượng chính ở Việt Nam, ưu nhược điểm của nó 2. Năng lượng không thể tái tạo 3. Năng lượng tái tạo 4. Các loại năng lượng tái tạo 5. Nhà máy điện tương lai 6. Kết luận Nhiệm vụ 3. Xử lí và trao đổi thông tin Yêu cầu: • Tạo bài trình chiếu theo cấu trúc đã định. • Biên tập nội dung bài trình chiếu. • Chia sẻ bài trình chiếu trong môi trường số. Bước 1 Tạo bài trình chiếu Bước 2 Biên tập nội dung Bước 3 Chia sẻ bài trình chiếu Hướng dẫn: THỰC HÀNH TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU TƯƠNG TỰ NHƯ MẪU SAU TÌM HIỂU CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHÍNH Ở VIỆT NAM Các nguồn năng lượng chính ở Việt Nam Bao gồm: -Than đá: là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam chiếm khoảng 41,6% (2019) tổng sản lượng năng lượng và được sử dụng chủ yếu để sản xuất điện. -Thủy điện: là nguồn năng lượng được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, chiếm khoảng 37,7% (2019) tổng sản lượng điện. Các nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam là Sơn La, Hòa Bình và Lai Châu. -Điện gió: là nguồn năng lượng được khai thác phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, trong những năm gần đây, đạt 3,61 tỉ kwh, đóng góp khoảng 4, 2% tổng sản lượng điện (2022) -Điện mặt trời: Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời trung bình hàng năm đạt khoảng 5KWh/m2/ngày. -Sinh khối: là nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, sản lượng điện sinh khối đóng góp 321 triệu kWh, chiếm 0.13% sản lượng toàn hệ thống (2021) Năng lượng không thể tái tạo: - Các nguồn năng lượng không thể tái tạo thường phân bố không đồng đều ở mỗi khu vực trên toàn thế giới, sẽ có một số vùng rất dồi dào và cũng có những vùng bị khan hiếm. - Rất nhiều nguồn năng lượng không tái tạo có thể gây nguy hiểm cho môi trường và sức kh ỏe của con người. - Năng lượng không thể tái tạo hay còn gọi là năng lượng “bẩn”, được tạo ra từ các nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí đốt và than đá. Các nguồn năng lượng không thể tái tạo chỉ có sẵn với một lượng nhất định và sẽ biến mất dần theo thời gian. Năng lượng tái tạo: - Năng lượng tái tạo, hay còn thường được gọi là năng lượng sạch, được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên nào đó được hình thành liên tục. Chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, gió thổi luôn xuất hiện liên tục từng ngày. -N ăng lượng tái tạo đang trở thành một nguồn năng lượng quan trọng và rất hứa hẹn trong tương lai. - Năng lượng tái tạo đang dần mở rộng một cách nhanh ch ó ng ở cả những quy mô lớn và nhỏ . -C ác nguồn tái tạo đang liên tục phát triển, mục tiêu hướng đến hiện đại hóa để tích hợp điện tái tạo với lưới điện một cách hiệu quả nhất ở tất cả các khu vực. Các loại năng lượng tái tạo: 1. Năng lượng mặt trời - Hệ thống năng lượng mặt trời ngày nay được ứng dụng trực tiếp với các quy mô lớn nhỏ khác nhau ngay trên mái của các ngôi nhà dân, doanh nghiệp hoặc các cộng đồng hợp tác xã. Các hệ thống như thế này giúp tạo ra nguồn điện năng dồi dào nhưng không hề ảnh hưởng về mặt sinh thái. Các loại năng lượng tái tạo: 2. Năng lượng từ gió - Năng lượng gió có thể được sử dụng để ứng cho hệ thống bơm nước hoặc tạo ra điện, nhưng công nghệ này đòi hỏi phải có không gian rất rộng để có thể tạo ra một lượng năng lượng đáng kể. - Ngày nay, các tuabin gió được xây dựng rất cao (bằng với các tòa nhà chọc trời), với đường kính cánh gió rất lớn. Nhưng công cụ này giúp sản xuất ra một lượng điện tương đối lớn dựa vào sức gió thổi. Các loại năng lượng tái tạo: 3. Thủy điện - Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo đang dẫn đầu ở hầu hết các quốc gia, với các nhà máy thủy điện quy mô rất lớn. Thủy điện phụ thuộc vào nước – thường là dòng nước chảy với tốc độ nhanh ở các con sông hoặc nước chảy nhanh từ trên cao xuống như thác, chúng ta sẽ tận dụng sức nước để thiết lập các tuabin máy phát điện. - Tuy nhiên, trên thế giới rất nhiều nhà máy thủy điện lớn hay đập thủy điện siêu lớn không được xem là nguồn năng lượng tái tạo. Bởi vì nhưng con đập này làm chuyển hướng và giảm dòng chảy tự nhiên, làm ảnh hưởng đến quần thể động vật và con người sinh sống quanh dòng sông đó. Các loại năng lượng tái tạo: 4. Năng lượng sinh khối - Sinh khối là vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật và bao gồm cây trồng, gỗ thải và cây cối. Khi sinh khối bị đốt cháy, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt và có thể tạo ra điện bằng tuabin hơi nước. - Sinh khối thường bị nhầm lẫn là nhiên liệu sạch, tái tạo và là nguồn thay thế xanh hơn cho nhiên liệu hóa thạch khác trong việc sản xuất điện. Tuy nhiên, khoa học gần đây cho thấy nhiều dạng sinh khối – đặc biệt là từ rừng lại tạo ra lượng khí thải CO2 cao hơn nhiêu liệu hóa thạch. Cũng có những hậu quả tiêu cực đối với sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, một số dạng năng lượng sinh khối có lượng thải CO2 thấp được lựa chọn trong một số trường hợp. Các loại năng lượng tái tạo: 5. Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro - Đây cũng cũng không phải là nguồn năng lượng tái tạo hoàn toàn những rất dồi dào và rất ít ô nhiễm môi trường khi sử dụng. Hydrogen có thể được đốt làm nhiên liệu, điển hình là xe chạy bằng hơi nước. Ứng dụng nhiên liệu đốt (sạch) này có thể giảm đáng kể ô nhiễm trong các thành phố. Hydrogen còn có thể được sử dụng trong pin nhiên liệu hyrdo, tương tự như pin lưu trữ để cung cấp năng lượng cho động cơ điện. Các loại năng lượng tái tạo: 6. Năng lượng địa nhiệt - Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm của Trái Đất. Nguồn năng lượng này xuất phát từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ quá trình phân rã phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất. Ở một số khu vực nhất định, độ dốc địa nhiệt (tăng dần nhiệt độ theo độ sâu) sẽ đủ cao để có thể khai thác và tạo ra điện. Công nghệ để khai thác năng lượng này còn bị giới hạn ở mộ t vài địa điểm trên Trái đất cũng như còn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật làm hạn chế tiện ích của nó. Nhà máy điện tương lai: Năng lượng gió, tiềm năng và khai thác UBND tỉnh Bình Định vừa đề xuất cho phép đầu tư trang trại điện gió ngoài khơi trên địa bàn tỉnh này. Dự án do Tập đoàn PNE (CHLB Đức) đầu tư với tổng quy mô công suất 2.000 MW, được chia làm 3 giai đoạn đầu tư gồm: Giai đoạn thí điểm, công suất 700 MW, dự kiến vận hành năm 2025; giai đoạn mở rộng 1, công suất 700 MW, dự kiến vận hành năm 2026; giai đoạn mở rộng 2, công suất 600 MW, dự kiến vận hành năm 2027. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 6 tỷ USD. Theo UBND tỉnh Bình Định, khu vực khảo sát, nghiên cứu và đề xuất bổ sung quy hoạch dự án khoảng 96.470 ha, chủ yếu là trên mặt nước biển, không chồng lấn với các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Kết luận -Việt Nam đã và đang dần chuyển từ sử dụng nguồn năng lượng truyền thống sang các nguồn năng lượng sạch và bền vững Hiện nay, các nguồn năng lượng truyền thống như than đá và dầu mỏ vẫn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất điện, nhưng các nguồn năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời và thủy điện đang được phát triển mạnh mẽ. -Tuy nhiên, để phát triển các nguồn năng lượng sạch và bền vững tại Việt Nam còn đối mặt với những thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao, kỹ thuật triển khai còn chưa hiệu quả, hệ thống truyền tải điện còn hạn chế. Do đó, cần cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để giảm chi phí sản xuất, phát triển hệ thống kết nối hòa vào mạng lưới điện quốc gia TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Bộ Công Thương (2) Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (3) Cộng đồng cơ điện lạnh Viet Nam https://hvacr.vn/diendan/ (4) PC1epc https://pc1epc.vn/cac-nguon-nang-luong-o-viet-nam-hiennay#:~:text=T%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%2C%20nhu%20c%E1%BA%A7u,v%C3%A0%20n%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20sinh%20kh%E1%BB%91i . (5) Năng lượng cuộc sống: https://www.nangluongcuocsong.vn/gioi-thieu (6) Tạp chí điện tử Môi trường và cuộc sống https://moitruong.net.vn/binh-dinh-phat-huy-tiem-nang-von-co-tro-thanh-trung-tam-nang-luong-tai-tao-lon-cua-mien-trung-8365.html Em hãy biên tập nội dung, thêm các hiệu ứng động, trang trí nền các nội dung khác để hoàn thiện bài trình chiếu trên. 2. Sử dụng phần mềm chỉnh sửa, thêm ảnh minh họa phù hợp. 3. Chia sẻ bài trình chiếu: -Lựa chọn phương tiện kĩ thuật số để chia sẻ bài trình chiếu: Thư điện tử, mạng xã hội, không gian lưu trữ dung chung. -Giải thích vì sao em lựa chọn phương án đó.
File đính kèm:
- bai_giang_tin_hoc_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1.ppt