Bài giảng Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 2: Thông tin trong môi trường số

Về kiến thức:

Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với lưu lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi truyền và xử lý hiệu quả

Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được các ví dụ minh họa.

Về năng lực:

-Phát triển năng lực tự chủ, tự học: thông qua qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số và cách tồn tại và khai thác trong xã hội.

-Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (NLc).

-Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học (NLd).

-Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số (Nle).

 

ppt 75 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 2: Thông tin trong môi trường số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 2: Thông tin trong môi trường số

Bài giảng Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 2: Thông tin trong môi trường số
Về kiến thức: 
Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với lưu lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuy ể n đổi truyền và xử lý hiệu quả 
Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được các ví dụ minh họa . 
Về n ăng lực: 
-Phát triển n ăng lực tự chủ, tự học: thông qua qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số và cách tồn tại và khai thác trong xã hội. 
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (NLc). 
- Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học (NLd). 
- Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số (Nle). 
NỘI DUNG TRỌNG TÂM 
THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ 
1 
THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY 
2 
Nghiên cứu và thảo luận 
Ảnh in và ảnh số 
Trong tập ảnh cũ, Khoa thấy bức ảnh ruộng bậc thang. Để chia sẻ ảnh với An mà không cần phải đến nhà bạn, Khoa đã dùng điện thoại thông minh chụp lại bức ảnh và gửi cho An qua thư điện tử. Em hãy cho biết: 
1. An có thể nhận được ảnh bằng cách nào? 
An có thể nhận được ảnh bằng cách mở thư điện tử mà bạn Khoa gửi đến và tải về máy. 
2. Sau khi An nhận được ảnh, Khoa có bị mất bức ảnh gốc không? 
Sau khi An nhận được ảnh, Khoa không bị mất bức ảnh gốc. 
3. An có thể lưu trữ ảnh vào những thiết bị nào? 
An có thể lưu trữ ảnh trên máy tính, điện thoại thông minh, các thiết bị nhớ,  
? 
? 
? 
1. Thông tin trong môi trường số 
a) Thông tin số 
B ằng thao tác chụp lại bức ảnh, Khoa đã tạo ra một bức ảnh số. Khác với bức ảnh trên giấy, bức ảnh số được tạo ra không tốn vật liệu và khi Khoa gửi cho An, Khoa không bị mất đi bức ảnh đó. 
Thông tin được mã hoá thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,... để có thể lan truyền, trao đổi trong môi trường kĩ thuật số còn được gọi ngắn gọn là thông tin số. 
1. Thông tin trong môi trường số 
a) Thông tin số 
Thông tin số có thể được truy cập từ xa thông qua kết nối Internet. 
K hi được Khoa chia sẻ, An có thể vào hộp thư điện tử của mình để nhận ảnh mà không cần nhận trực tiếp từ Khoa như nhận bức ảnh in trên giấy 
C ó thể lưu ảnh về máy tính hoặc điện thoại của mình và ch ỉ nh sửa b ằ ng phần mềm ứng dụng rồi tiếp tục chia sẻ cho người khác. 
a) Thông tin số 
Thông tin số dễ dàng được nhân bản và chia sẻ. Thông tin số còn có thể được lan truyền tự động do nhiều thiết bị được đồng bộ với nhau. Điều đó khiến cho em khó biết được thiết bị nào đã nhận được thông tin hoặc thông tin sẽ lan rộng đến mức nào. 
Thông tin số khó bị xoá bỏ hoàn toàn. 
 Thông tin s ố có những đặc điểm chính sau: 
- Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xoá bỏ hoàn toàn. 
- Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép. 
1. Thông tin trong môi trường số: 
Em hãy trình bày những đặc điểm chính về thông tin số 
Khoa gửi cho An bức ảnh ruộng bậc thang qua thư điện tử. Nhận được, An chỉnh sửa lại ảnh cho đẹp hơn và sử dụng nó làm nền cho ảnh của mình rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Em hãy cho biết: 
1.	Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi không? 
2.	Những ai có thể xem được bức ảnh An đưa lên mạng xã hội? 
3.	An có thể gửi ảnh sau khi ch ỉ nh sửa cho Khoa hoặc các bạn khác được không? 
Nghiên cứu và thảo luận 
Thông tin số 
*Điền thông tin cần thiết vào phiếu học tập hoặc vở ghi chép 
Khoa gửi cho An bức ảnh ruộng bậc thang qua thư điện tử. Nhận được, An chỉnh sửa lại ảnh cho đẹp hơn và sử dụng nó làm nền cho ảnh của mình rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Em hãy cho biết: 
1. Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi không? 
Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi. 
2. Những ai có thể xem được bức ảnh An đưa lên mạng xã hội? 
Bạn bè của An có thể xem được bức ảnh mà An đưa lên mạng xã hội. Tuy nhiên, bức ảnh có thể được mọi người chia sẻ trên mạng xã hội làm cho nhiều người dù không phải bạn bè của An vẫn xem được ảnh. 
3. An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa hoặc các bạn khác được không? 
An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa và các bạn khác. 
? 
? 
? 
b) Thông tin số trong xã hội 
Khi bức ảnh đã được chia sẻ qua một ứng dụng, ví dụ thư điện tử, mạng xã hội, nó sẽ được ứng dụng đó lưu trữ lại và cho phép một số người được tiếp cận hay tiếp tục chia sẻ. Thông tin số có thể được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều cá nhân, tổ chức và được cấp quyền truy cập khác nhau. 
1. Thông tin trong môi trường số: 
b) Thông tin số trong xã hội 
Không phải mọi thông tin trên mạng đều chân thực. An có thể lấy bức ảnh ruộng bậc thang nhận được làm nền cho ảnh của mình, nhưng không có nghĩa là An đã tới Yên Bái, nơi có ruộng bậc thang. Thông tin số dễ dàng được ch ỉ nh sửa và lại tiếp tục được lan truyền trên mạng. Thông tin số có độ tin cậy rất khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc và mục tiêu thông tin. 
 Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân. 
 Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số. 
 Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ. 
 Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau. 
 Thông tin số cần được quản lí, khai thác an toàn và có trách nhiệm. 
1. Thông tin trong môi trường số: 
Em hãy trình bày những hiểu biết về thông tin trong môi trường số 
Em hãy chọn phương án ghép đúng: 
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn, 
Đ ược truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau. 
Đ ược bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy 
Đ ược bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau 
Đ ược bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy 
2. Thông tin đáng tin cậy: 
Nghiên cứu và thảo luận 
Tin giả 
2. Thông tin đáng tin cậy: 
1.	Em hãy kể lại một nội dung trên mạng mà em biết đó là tin giả. 
Ví dụ Tin giả trên mạng: Trên mạng xã hội đang lan truyền một video về việc dùng thuốc nam của A sẽ chữa khỏi mọi bệnh 
2.	Tin giả đó gây ra tác hại gì nếu người đọc tin vào điều đó? 
Tác hại: Nhiều người mù quáng tin là thật sẽ mua thuốc về dùng dẫn đến bệnh tình càng nặng và mất tiền oan. 
3.	Làm thế nào để em biết đó là tin giả? 
Em biết đó là tin giả vì không có bất kì loại thuốc nào có thể chữa được tất cả mọi bệnh cả. 
? 
? 
? 
Không phải mọi thông tin chúng ta nghe thấy, xem được hay đọc được đều là sự thật. Internet là một kho thông tin khổng lồ, tuy nhiên, nhiều thông tin trên Internet có thể không đáng tin cậy. 
Thông tin không đáng tin cậy có thể là: 
Thông tin không đáng tin cậy có giá trị sử dụng thấp, thậm chí không sử dụng được. Việc xác định thông tin đáng tin cậy và biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy rất quan trọng vì điều đó giúp em đưa ra những quyết định đúng đắn. 
M ột số gợi ý giúp em xác định được thông tin đáng tin cậy hay không 
2. Thông tin đáng tin cậy: 
Xác định nguồn thông tin 
Thẩm quyền và uy tín của tổ chức hay cá nhân cung cấp thông tin ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của thông tin. 
Phân biệt ý kiến và sự kiện 
Ý kiến là quan điểm, không phải sự kiện. Trong khi các ý kiến cần được xem xét và có thể cũng thú vị nhưng độ tin cậy của chúng thấp hơn sự kiện v ì mang nhiều cảm xúc và định kiến cá nhân. 
Tôi tin rằng việc đó đã xảy ra! 
2. Thông tin đáng tin cậy: 
Ý kiến? Hay sự kiện? 
Kiểm tra chứng cứ của kết luận 
Những kết luận không có chứng cứ, cũng giống như những ý kiến mang tính chất cá nhân nên có độ tin cậy rất thấp. 
2. Thông tin đáng tin cậy: 
Ví dụ: Tôi nghĩ đây là bộ phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại 
Đánh giá tính thời sự của thông tin 
Thời điểm công bố thông tin quan trọng vì nó quyết định thông tin có còn ý nghĩa không hay đã trở nên lỗi thời. 
2. Thông tin đáng tin cậy: 
 Thông tin đáng tin cậy giúp em đưa ra kết luận đúng, quyết định hành động đúng và giải quyết được các vấn đề được đặt ra. 
 Một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không: kiểm tra nguồn thông tin; phân biệt ý kiến với sự kiện; kiểm tra chứng cứ của kết luận; đánh giá tính thời sự của thông tin. 
2. Thông tin đáng tin cậy: 
Em hãy nêu lợi ích của thông tin đáng tin cậy và cách xác định thông tin đáng tin cậy? 
1.	Em hãy kể tên ba ứng dụng thu thập nhiều thông tin từ người sử dụng và cho biết: 
a)	Tổ chức, cá nhân nào sở hữu các ứng dụng đó? 
b)	Mỗi ứng dụng thu thập dạng thông tin nào? 
2.	Em hãy đánh giá độ tin cậy của thông tin được cung cấp từ ba ứng dụng ở Câu 1. 
Gợi ý phương án 1 Câu hỏi . Em hãy kể tên ba ứng dụng thu nhập nhiều thông tin từ người sử dụng và cho biết: 
a) Tổ chức, cá nhân nào sở hữu các ứng dụng 
facebook, zalo -> Tất cả mọi người trong xã hội 
goodle > Tất cả mọi người trong xã hội 
b) Mỗi ứng dụng thu thập dạng thông tin: mọi thông tin mới nhất hiện nay trong xã hội 
Câu hỏi . Em hãy đánh giá độ tin cậy của thông tin được cung cấp từ ba ứng dụng ở Câu trên 
Độ tin cậy không phải chính xác 100% mà chúng ta cần phải đọc, và tìm hiểu nhiều hơn từ các nguồn khác nhau rồi mới xác nhận 
Gợi ý phương án 2 . Câu hỏi. Em hãy kể tên ba ứng dụng thu nhập nhiều thông tin từ người sử dụng và cho biết: 
a) Tổ chức, cá nhân nào sở hữu các ứng dụng đó? 
-TikTok thuộc sở hữu của Tập đoàn công nghệ internet ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh. 
-PUBG Mobile thuộc một công ty Hàn Quốc có tên PUBG Corporation - một công ty con của Bluehole. 
-AccuWeather thuộc một công ty truyền thông Mỹ cung cấp dịch vụ thương mại dự báo thời tiết trên toàn thế giới. 
b) Mỗi ứng dụng thu thập dạng thông tin nào? 
Các ứng dụng này thu thập dữ liệu (mật khẩu, hình ảnh, video, ) qua bộ nhớ tạm (clipboard). 
Gợi ý phương án 2 . Câu hỏi. Hãy đánh giá độ tin cậy của thông tin được cung cấp từ ba ứng dụng ở Câu trên: 
- Thông tin được cung cấp từ TikTok qua các video ngắn không hoàn toàn đúng, lành mạnh. 
- Thông tin thời tiết được cung cấp từ AccuWeather có độ chính xác khá cao và chuẩn xác. 
- Thông tin trò chơi cung cấp từ PUBG Mobile không phù hợp với những trẻ em. 
Bức ảnh số khác với ảnh trên giấy ở? 
Không tốn vật liệu 
Khi bức ảnh được gửi đi thì người gửi vẫn có ảnh 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Thông tin được mã hóa thành gì mới được chuyển vào máy tính, máy tính bảng? 
Số liệu dạng số 
Dãy bit 
Hình ảnh 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Thông tin số là? 
Thông tin được mã hóa thành dãy bit 
Thông tin được được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,.... để có thể lan truyền, trao đổi trong một môi trường kĩ thuật số 
Thông tin được mã hóa thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,.... để có thể lan truyền, trao đổi trong một môi trường kĩ thuật số 
Đáp án khác 
Đặc điểm của thông tin số là? 
Có thể trao đổi không cần mạng 
Có thể trao đổi dựa trên thông tin trên giấy 
Có thể truy cập từ xa thông qua kết nối Internet 
Đáp án khác 
Đâu không phải là đặc điểm của thông tin số? 
Thông tin số có thể truy cập từ xa qua Internet 
Thông tin số dễ dàng được nhân bản và chia sẻ 
Thông tin số chỉ có thể truy cập ở khoảng cách gần 
Thông tin số có thể được lan truyền tự động do nhiều thiết bị được đồng bộ với nhau 
Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu 
Người quản lý thông tin đó cho phép 
Thông tin có khả năng truyền tải xa 
Thông tin ít dữ liệu 
Đáp án khác 
Thông tin số có thể? 
Được lưu trữ rất lớn bởi nhiều cá nhân, tổ chức 
Được cấp quyền truy cập khác nhau 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Mức độ tin cậy của thông tin số phụ thuộc vào? 
Nguồn gốc 
Mục tiêu thông tin 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Thông tin số có? 
Nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số 
Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ 
Mức độ tin cậy khác nhau 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ là? 
Chủ động thiết lập và phát triển mối quan hệ bạn bè 
Kiểm soát được cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ 
Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi hành động và quyết định của mình trong các mối quan hệ 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Đâu là thông tin không đáng tin cậy? 
Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối 
Thông tin đồn thổi, dẫn em đến kết luận thiếu căn cứ 
Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm 
Tất cả các đáp án trên đều đúng 
Điều gì ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của thông tin? 
Thẩm quyền và uy tín của tổ chức cung cấp thông tin 
Thẩm quyền và uy tín của cá nhân cung cấp thông tin 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Độ tin cậy của ý kiến thấp hơn sự kiện vì? 
Mang nhiều cảm xúc 
Mang định kiến cá nhân 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Điều gì quyết định thông tin có còn ý nghĩa hay không? 
Sự chính xác của thông tin 
Thông tin mang t í nh sự kiện 
Thời điểm công bố thông tin 
Cả ba đáp án trên 
Cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không là? 
Kiểm tra nguồn thông tin 
Phân biệt ý kiến với sự kiện 
Kiểm tra chứng cứ của kết luận, đánh giá tính thời sự của thông tin 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Thông tin đáng tin cậy giúp? 
Em đưa ra kết luận đúng 
Quyết định hành động đúng 
Giải quyết được các vấn đề đặt ra 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Khi em đưa một bức ảnh lên trang cá nhân của mình trên mạng xã hội thì ai có quyền được xem? 
Bạn bè ngoài đời của em 
Tất cả mọi người 
Những người có trong danh sách bạn bè trên mạng xã hội 
Tùy và thiết đặt tính năng của mạng xã hội và người sử dụng 
Thông tin có độ tin cậy thấp là? 
Kết luận không có chứng cứ 
Ý kiến mang tính cá nhân 
Chỉ số tin cậy, uy tín của nguồn cấp thông tin 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Đâu là đặc điểm chính của thông tin số? 
Dễ dàng được nhân bản và lan truyền 
Khó bị xóa bỏ hoàn toàn 
Có thể được truy cập từ xa nếu người quản lý đó cho phép 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Thông tin nào dưới đây có độ tin cậy thấp? 
Thông tin ở các trang web được cập nhật hàng giờ 
Thông tin vừa được công bố trên thời sự 
Thông tin ở các trang web đã lâu không được cập nhật 
Đáp án khác 
Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất? 
Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh. 
Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. 
Hướng dẫn của một người gởi Tin học. 
Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh. 
Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất? 
Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó. 
Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ. 
Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá châu Phi. 
Nguồn tin từ diễn đàn Bóng đá Việt Nam. 
Thông tin xuất hiện trong thời gian nào dưới đây có độ tin cậy nhất? 
2020 
2022 
2023 
2021 
Khi tìm kiếm các thông tin để trình bày, em cần lựa chọn? 
Thông tin phù hợp với nội dung trình bày 
Thông tin có nguồn đáng tin cậy 
Thông tin được kiểm chứng 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Loại thông tin nào dưới đây em không nên lựa chọn? 
Thông tin có thời gian gần với thời gian em tìm kiếm thông tin 
Thông tin đã được kiểm chứng 
Nguồn thông tin không rõ ràng 
Thông tin phù hợp với nội dung trình bày 
Nguồn thông tin nào dưới đây em không nên lựa chọn? 
Từ người ẩn danh trên Facebook 
Cộng đồng Cơ điện lạnh Việt Nam 
Tập đoàn Điện lực Việt Nam 
Bộ Công Thương 
Phương tiện kĩ thuật em có thể lựa chọn để chia sẻ bài trình chiếu là? 
Thư điện tử 
Mạng xã hội 
Không gian lưu trữ dùng chung 
Cả ba đáp án trên đều đúng 
Muốn tìm hiểu thông tin về một phương pháp học tập hiệu quả thì em có thể tìm hiểu thông tin của? 
Một người lạ 
Một người học giỏi nổi tiếng 
Một người ẩn danh em mới quen trên mạng xã hội 
Cả ba đáp án trên đều sai 
Để tìm hiểu thông tin về năng lượng gió, nguồn thông tin nào dưới đây đáng tin cậy nhất? 
Nguồn thông tin từ trang web không rõ tên 
Nguồn thông tin từ trang báo đăng từ rất lâu 
Nguồn thông tin mới nhất từ chính phủ 
Đáp án khác 
Em có thể hình thành ý tưởng về một vấn đề dựa trên? 
Nguồn thông tin từ một người lạ 
Nguồn thông tin được đăng tải từ rất lâu 
Nguồn thông tin chính xác đã được kiểm chứng 
Đáp án khác 
Bức ảnh số khác với ảnh trên giấy ở? 
Không tốn vật liệu 
Khi bức ảnh được gửi đi thì người gửi vẫn có ảnh 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Thông tin nào dưới đây là thông tin đáng tin cậy? 
Thông tin về máy tính thông tin trên một trang web lạ 
Thông tin về dịch Covid 19 trên trang cá nhân của một người ẩn danh 
Thông tin về chế độ dinh dưỡng trên trang web của bộ y tế năm 2023 
Đáp án khác 
Khi tìm kiếm thông tin cần? 
Tìm các thông tin không có nguồn gốc rõ ràng 
Tìm các thông tin có nguồn gốc rõ ràng 
Tìm kiếm các thông tin được đăng tải từ rất lâu 
Đáp án khác 
Em nên lựa chọn thông tin nào dưới đây cho bài thuyết trình? 
Bài viết: "Ưu nhược điểm của thủy điện" trên trang Facebook của một người ẩn danh 
Khái niệm chung về nguồn năng lượng trên trang web của Cộng đồng cơ điện Lạnh Việt Nam 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Mức độ tin cậy của thông tin số phụ thuộc vào? 
Nguồn gốc. 
Mục tiêu thông tin 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Chúng ta không nên? 
Sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao 
Sử dụng các thông tin không có độ tin cậy cao 
Cả hai đáp án trên đều sai 
Cả hai đáp án trên đều đúng 
Các phép tính đầu tiên được con người thực hiện bằng cách? 
Sử dụng máy tính để bàn 
Sử dụng máy tính cầm tay 
Sử dụng 10 ngón tay 
Cả hai đáp án trên đều sai 
1.	Em hãy tìm kiếm trên Internet thông tin về một đội bóng, một cầu thủ hoặc một nhân vật mà em yêu thích. 
2.	Em hãy phân tích mức độ tin cậy của nguồn tin tìm được ở Câu 1 và trình bày một bài giới thiệu về đội bóng, cầu thủ hoặc nhân vật đó. 
Gợi ý các bước tìm kiếm: 
Để tìm kiếm thông tin trên Internet, các em thực hiện theo các bước sau: 
- Khởi động phần mềm trình duyệt web ví dụ Google Chrome/Cốc Cốc. 
- Gõ nội dung cần tìm kiếm như tên một đội bóng/tên một cầu thủ/tên một nhân vật vào ô tìm kiếm. 
- Nhấn Enter để tìm kiếm. 
- Nháy chuột vào các trang web để tìm hiểu nội dung cần tìm. 
*Gợi ý trả lời câu 2. 
-Thông tin em tìm được về Lionel Messi là đáng tin cậy vì được đăng trên website https://vi.wikipedia.org/wiki/Lionel_Messi 
- B ài giới thiệu : Lionel Andrés Messi, còn được gọi là Leo Messi, là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina hiện đang thi đấu ở vị trí tiền đạo và là đội trưởng của câu lạc bộ Major League Soccer Inter Miami và đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina. 
+ Ngày/nơi sinh: 24 tháng 6, 1987 (36 tuổi), Rosario, Argentina 
+ Chiều cao: 1,7 m 
(Địa chỉ website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lionel_Messi ) 
Vận dụng : 
Em hãy kể một hoặc 2 ví dụ về tin đồn (trong cuộc sống hoặc trên mạng) và cho biết: 
a) Tin đồn đó xuất hiện từ sự việc nào? 
b) Tác hại của tin đồn đó là gì? 
Ví dụ 1: Tin đồn: Cách nhanh nhất để tự nhận biết mình KHÔNG mắc Covid-19 là nín thở trong 10 giây trở lên mà không ho hay cảm thấy khó chịu. 
a) Tin đồn xuất hiện vào năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng nổ. 
b) Tác hại: Khiến nhiều người tin là thật và làm theo. Cách tốt nhất để xác định xem có nhiễm Covid-19 hay không là xét nghiệm. Nếu làm theo tin đồn thì sợ lây nhiễm cộng đồng sẽ xảy ra tràn lan. 
Ví dụ 2 
a) Tin đồn: Công ty A đang bị điều tra, ông giám đốc công ty sắp bị bắt 
b) Tác hại: Chỉ nghe phong thanh như vậy, nhưng nhiều đối tác, nhà đầu tư liên quan đến các đơn vị này lo sợ, lảng tránh và dừng các quan hệ. 
? 
? 
Link bài giảng trực tuyến tham khảo: 
https://www.youtube.com/watch?v=4ZTfVIwl5JA&t=11s 
https://forlangworld.blogspot.com/ 
https://www.youtube.com/c/ForlangWorld 
https://www.facebook.com/emvuiemhoc 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1.ppt